Nguyễn Ngọc Dương
“TẤM GƯƠNG” LỚN CỦA HAI VỊ BỘ TRƯỞNG
Có thể nói “nhị vị đại nhân” Nguyễn bắc Son và Trương Minh Tuấn nay không còn thời cơ để rút kinh nghiệm cho cuộc đời mình. Tuy nhiên, “tấm gương” của hai ông lại là bài học quý cho những kẻ đang vênh vang, mũ cao áo dài.
1.SỰ GIẢ DỐI VỀ NHÂN CÁCH: Khi đang chót vót trên ghế, ông Tuấn cho ra đời cuốn sách “Phòng, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa” thì quần chúng nhân dân không ai nói gì, người ta chỉ cười khẩy. Sau khi ‘ngã ngựa’ thì có nhiều người bảo vứt mẹ cái cuốn sách dạy đời đi, dạy chó nó nghe. Nhưng Thiếu tướng Lê Văn Cương (nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an) thì cho rằng: “…Không có cơ chế nào để thu hồi cuốn sách này cả nhưng chính cuốn sách đã thể hiện sự nói một đằng, làm một nẻo. Cuốn sách là minh chứng cho thái độ thiếu trung thực, lừa dối của ông Trương Minh Tuấn, bộc lộ trước đảng viên và người dân. Theo tôi, không cần thiết phải thu hồi, cứ để như vậy bởi chẳng có ai đọc làm gì và tự khắc cuốn sách sẽ chết," (1).
2. DÙNG QUYỀN LỰC ĐỂ DỌA DÂN và HÃM HẠI CẤP DƯỚI: Ông Nguyễn Bắc Son phát biểu: “Dùng facebook nói xấu Đảng, Nhà nước phải bị nghiêm trị”. Giống y thời Phong kiến, nói xấu vua (phạm húy) thì bị nghiêm trị. Trong khi ở chế độ dân chủ, văn minh, người dân được nói hết những gì mà mình không vừa lòng đối với Tổng thống, Bộ trưởng, Chính phủ…, nhưng không ai bị coi là nói xấu, là phạm pháp, những ý kiến “trái tai” mà đúng, đều được lắng nghe và điều chỉnh, nhờ đó mà người lãnh đạo và Chính phủ ngày càng hoàn thiện. Còn nói sai thì không chấp, bởi bộ máy công quyền được xác định là tổ chức làm thuê cho dân.
Cái bộ TTTT mới được sinh ra chưa lâu, do yêu cầu quản lý báo chí, truyền thông trong tình hình mới, chứ trước kia những chức năng ấy chỉ là những bộ phận của các bộ khác. Rõ ràng là bây giờ nó quan trọng, nó có vị thế, nhất là đối tượng quản lý của nó là cả hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình, internet. Người ta bảo cái hệ thống ấy là “quyền lực thứ tư”, thì cái bộ do những ông này làm bộ trưởng còn ngồi trên đầu quyền lực thứ tư. Được quyền phán xét, trừng trị, quyền để cho một Tổng biên tập, một Thư ký tòa sọan, một phóng viên của bất kỳ tờ báo nào trong số gần 800 tờ báo của cả nước, hay một bloger, một facebooker có được yên ổn hay phải “lên bờ xuống ruộng”.
Có không ít vụ kỷ luật, phạt, đình bản báo này, báo nọ không được nhân dân tâm phục, khẩu phục. Nên nhớ, khi Tòa xử án phải lấy pháp luật làm căn cứ, nhưng vẫn có tranh biện để làm rõ việc áp vào luật có đúng không, có bị lợi dụng luật để xử oan cho đối tượng không. Đằng này, lẽ phải cứ thuộc cấp trên, dân biết dù không phạm luật nhưng nó “đụng chạm” vào những nơi cấm kỵ, nên coi như “tai nạn nghề nghiệp”. Thực ra, không một phóng viên nào, Tổng biên tập nào, nhất ở những tờ báo danh tiếng như Tuổi trẻ chẳng hạn lại ấu trĩ đến mức đưa tin trái pháp luật. Luật báo chí chỉ cấm nói sai sự thật, bịa đặt…, chứ không thấy có điều khoản nào “trừ vùng cấm”. Tuy nhiên, khi “chạm vào vùng cấm”, thì họ cũng phải ngậm bồ hòn, vì thấp cổ bé họng.
3.THAM LAM VÔ ĐỘ: Đã lên đến “quan thượng thư” là trải qua nhiều chức tước quan trọng lắm rồi. Với quá trình ấy, cuộc sống thiết tưởng đã vương giả rồi. Thế mà vẫn “quyết liệt chỉ đạo” để bán cho bằng được 95% cổ phần AVG cho Mobifone làm thiệt hại nhiều ngàn tỷ của nước, của dân, chỉ vì để được nhận hối lộ. Có người tính nhẩm, với số tiền hơn 3 triệu đô la ông Son nhận hối lộ thì với mức lương bộ trưởng (khoảng 15 triệu đồng/tháng), sẽ tương đương 400 năm lương! Không biết ông ấy sống được mấy trăm năm?
Khi cái bóng quyền lực quá lớn thì pháp luật cũng chả là cái đinh.
(1): https://vtc.vn/ong-truong-minh-tuan-nhan-hoi-lo-cuon-sach-p…
“TẤM GƯƠNG” LỚN CỦA HAI VỊ BỘ TRƯỞNG
Có thể nói “nhị vị đại nhân” Nguyễn bắc Son và Trương Minh Tuấn nay không còn thời cơ để rút kinh nghiệm cho cuộc đời mình. Tuy nhiên, “tấm gương” của hai ông lại là bài học quý cho những kẻ đang vênh vang, mũ cao áo dài.
1.SỰ GIẢ DỐI VỀ NHÂN CÁCH: Khi đang chót vót trên ghế, ông Tuấn cho ra đời cuốn sách “Phòng, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa” thì quần chúng nhân dân không ai nói gì, người ta chỉ cười khẩy. Sau khi ‘ngã ngựa’ thì có nhiều người bảo vứt mẹ cái cuốn sách dạy đời đi, dạy chó nó nghe. Nhưng Thiếu tướng Lê Văn Cương (nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an) thì cho rằng: “…Không có cơ chế nào để thu hồi cuốn sách này cả nhưng chính cuốn sách đã thể hiện sự nói một đằng, làm một nẻo. Cuốn sách là minh chứng cho thái độ thiếu trung thực, lừa dối của ông Trương Minh Tuấn, bộc lộ trước đảng viên và người dân. Theo tôi, không cần thiết phải thu hồi, cứ để như vậy bởi chẳng có ai đọc làm gì và tự khắc cuốn sách sẽ chết," (1).
2. DÙNG QUYỀN LỰC ĐỂ DỌA DÂN và HÃM HẠI CẤP DƯỚI: Ông Nguyễn Bắc Son phát biểu: “Dùng facebook nói xấu Đảng, Nhà nước phải bị nghiêm trị”. Giống y thời Phong kiến, nói xấu vua (phạm húy) thì bị nghiêm trị. Trong khi ở chế độ dân chủ, văn minh, người dân được nói hết những gì mà mình không vừa lòng đối với Tổng thống, Bộ trưởng, Chính phủ…, nhưng không ai bị coi là nói xấu, là phạm pháp, những ý kiến “trái tai” mà đúng, đều được lắng nghe và điều chỉnh, nhờ đó mà người lãnh đạo và Chính phủ ngày càng hoàn thiện. Còn nói sai thì không chấp, bởi bộ máy công quyền được xác định là tổ chức làm thuê cho dân.
Cái bộ TTTT mới được sinh ra chưa lâu, do yêu cầu quản lý báo chí, truyền thông trong tình hình mới, chứ trước kia những chức năng ấy chỉ là những bộ phận của các bộ khác. Rõ ràng là bây giờ nó quan trọng, nó có vị thế, nhất là đối tượng quản lý của nó là cả hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình, internet. Người ta bảo cái hệ thống ấy là “quyền lực thứ tư”, thì cái bộ do những ông này làm bộ trưởng còn ngồi trên đầu quyền lực thứ tư. Được quyền phán xét, trừng trị, quyền để cho một Tổng biên tập, một Thư ký tòa sọan, một phóng viên của bất kỳ tờ báo nào trong số gần 800 tờ báo của cả nước, hay một bloger, một facebooker có được yên ổn hay phải “lên bờ xuống ruộng”.
Có không ít vụ kỷ luật, phạt, đình bản báo này, báo nọ không được nhân dân tâm phục, khẩu phục. Nên nhớ, khi Tòa xử án phải lấy pháp luật làm căn cứ, nhưng vẫn có tranh biện để làm rõ việc áp vào luật có đúng không, có bị lợi dụng luật để xử oan cho đối tượng không. Đằng này, lẽ phải cứ thuộc cấp trên, dân biết dù không phạm luật nhưng nó “đụng chạm” vào những nơi cấm kỵ, nên coi như “tai nạn nghề nghiệp”. Thực ra, không một phóng viên nào, Tổng biên tập nào, nhất ở những tờ báo danh tiếng như Tuổi trẻ chẳng hạn lại ấu trĩ đến mức đưa tin trái pháp luật. Luật báo chí chỉ cấm nói sai sự thật, bịa đặt…, chứ không thấy có điều khoản nào “trừ vùng cấm”. Tuy nhiên, khi “chạm vào vùng cấm”, thì họ cũng phải ngậm bồ hòn, vì thấp cổ bé họng.
3.THAM LAM VÔ ĐỘ: Đã lên đến “quan thượng thư” là trải qua nhiều chức tước quan trọng lắm rồi. Với quá trình ấy, cuộc sống thiết tưởng đã vương giả rồi. Thế mà vẫn “quyết liệt chỉ đạo” để bán cho bằng được 95% cổ phần AVG cho Mobifone làm thiệt hại nhiều ngàn tỷ của nước, của dân, chỉ vì để được nhận hối lộ. Có người tính nhẩm, với số tiền hơn 3 triệu đô la ông Son nhận hối lộ thì với mức lương bộ trưởng (khoảng 15 triệu đồng/tháng), sẽ tương đương 400 năm lương! Không biết ông ấy sống được mấy trăm năm?
Khi cái bóng quyền lực quá lớn thì pháp luật cũng chả là cái đinh.
(1): https://vtc.vn/ong-truong-minh-tuan-nhan-hoi-lo-cuon-sach-p…
Nói thật, nghe bộ trưởng bây giờ người dân cảm thấy phát bệnh!
Trả lờiXóaThằng nào mà không đớp? Chẳng qua Son, Tuấn "nhọ" mà thôi. Thử nhìn sang đám Giao thông, Công thương, Tài chính, Thanh tra, Công an, Quân đội...xem, Son- Tuấn chỉ là...muỗi.
XóaVề nhân cách Tuấn hơn Son tí vì không đổ thừa là tiền cướp được đã đưa hết cho con gái!(Cha con nhà Son đổ vấy cho nhau thật hài, thật đê tiện!)
Trả lờiXóaĐúng thế
Xóaông này làm bí thư tỉnh ủy thái nguyên ngày xưa còn kinh hơn ý.
XóaChỉ có thể nói " Quá nhục !" .
Trả lờiXóaCứ để ý mà xem đã từ rất lâu, ở ta có bao nhiêu quan lớn nói và làm đi đôi với nhau?. Cả nước chỉ đếm trên đầu ngón tay không biết có được không nữa?
Trả lờiXóaQua trường hợp Nguyễn Bắc Son làm ta nhớ tới và muốn so sánh với vụ án quan tham Trần Dụ Châu bị tử hình năm 1950. Đây là trường hợp Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bác đơn xin ân giảm của kẻ tham nhũng.
Trả lờiXóaKhi ấy, Trần Dụ Châu đang là đại tá, Giám đốc Nha Quân Nhu quân đội. Có chức vụ cao, quyền hành rộng, trong khi cơ chế kiểm tra, kiểm soát lỏng lẻo, là điều kiện để Trần Dụ Châu từng bước đi vào con đường sa ngã, tội phạm. Tòa án khi ấy xác định Châu đã tham nhũng công quỹ số tiền lớn là 57.959 đồng, 149 đôla Mỹ, các tài sản khác trị giá 143.900 đồng (lúc này giá gạo là 50 đồng/kg). Châu còn bị xác định là người chuyên quyền, độc đoán, lối sống sa đọa... Tòa án binh tối cao đã tuyên phạt Trần Dụ Châu hình phạt tử hình về tội tham nhũng, nhận hối lộ, tịch thu ba phần tư tài sản, tang vật hối lộ và phạt tiền gấp đôi giá trị hối lộ và biển thủ. Ngay sau khi tuyên án một ngày, bản án được thi hành. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó đã bác đơn xin ân xá của Trần Dụ Châu.
Thế thì ông Son có thoát án tử hình không?
Bây giờ là các bộ trưởng ở Trung ương phạm tội tham nhũng, có lẽ là lần đầu tiên (trước kia thời ông TT Kiệt hình như còn có 1 ông bộ trưởng bị ông Kiệt bỏ tù nhưng không phải vì tham nhũng). Điều này cho thấy dấu hiệu suy thoái lên ở tầm cao, là một dấu hiệu báo động rất lớn, và người ta đang nghĩ tới cần những biện pháp gì mạnh mẽ hơn nữa, kiểm soát hơn nữa.
Trả lờiXóa“Trong khi đang học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh, rồi làm gương, thì hóa ra là những ông đứng ra làm gương thì những ông đó lại phạm trọng tội. Và đặc biệt đối với những ông như ông Trương Minh Tuấn, là ông đã viết ra một tác phẩm chống suy thoái, chống diễn biến, thì chính ông là người suy thoái, diễn biến lớn nhất.
“Điều này cũng cho thấy nó cũng là biểu hiện của một số ông lớn mà nói một đằng, làm một nẻo. Dấu hiệu đó tạo nên sự khủng hoảng niềm tin rất lớn, không chỉ trong đảng mà còn trong toàn dân.
Chính quyền của dân nhưng dân thì quá nghèo khổ còn quan từ huyện trở lên thì tiền hỏa táng cả nhà quan cũng không hết. Các quan ăn ko từ thứ gì của dân
Trả lờiXóaTôi không còn tin vào mấy con sâu đục thân kia nữa. Chỉ tiếc là tôi đã quá tin vào lời Đảng và mấy ông bộ trưởng đó quá.
Trả lờiXóaNB Son: Dùng Facebook để nói xấu tôi nhận hối lộ 3 triệu USD phải bị nghiêm trị!
Trả lờiXóaThử liệt kê những tình tiết nhằm áp dụng “chính sách hình sự đặc biệt” cho bị can Vũ: thành khẩn thừa nhận hành vi phạm tội, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, chủ động hủy bỏ thỏa thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, tự nguyện trả lại MobiFone số tiền đã nhận kèm lãi và chi phí phát sinh; gia đình có công với cách mạng, có nhiều đóng góp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các Hội chất độc màu da cam, bom mìn, mồ côi, các hoạt động an sinh xã hội…
Trả lờiXóaThậm chí, một chi tiết được “xem xét” rất buồn cười: quá trình đàm phán, Vũ không hứa hẹn sẽ đưa tiền cho các cán bộ, Vũ chỉ đút lót sau khi phi vụ đã hoàn thành đến 95%. Nhưng cũng chính Vũ là người thúc bách qua tin nhắn, gọi điện để sớm ký kết hợp đồng. 6 triệu USD là con số Vũ chi ra để hối lộ. Tiền hối lộ liệu có là đồng tiền “sạch”?
Giả sử, loại bỏ cụm từ “thành khẩn” thì với chừng ấy “thành tích” như: “tích cực hợp tác”, “chủ động”, “tự nguyện”, “có nhiều đóng góp”, biết đâu bị can Vũ lại hóa thành người có công, công to chứ chả đùa!
Đây thực chất là một cách chạy án cho tên Vũ mà bọn côn an điều tra, bọn viện kiểm sát đã đang được tay Vượng-VIN bơm tiền để làm chạy án cho em trai của hắn một cách tinh vi: can thiệp và sửa đổi cả luật hình sự VN nữa!
Ông bộ này đúng là loại người : Miệng thời xoen xoét dạy đời
Trả lờiXóaMà trong nham hiểm giết người không dao
Chỉ khi Pháp luật tử hình kẻ tham nhũng và đổi cách gọi là ăn cắp ăn trộm có tổ chúc thì lúc đó cứ chiếu theo luật mà xử... Trộm 2 triệu đã đi tù vậy trộm gấp trăm gấp ngàn gấp triệu gấp tỷ thì sao nhỉ... Lại còn xét giảm án khi có công lao trước đây. Không hợp ý dân. Nếu xét giảm thì chỉ được xét về tội thành khẩn khả năng khắc phục hậu quả.... Chứ nên không thể đã thưởng khi có công lại thưởng khi có tội vì công lao trước đó.... Trong các văn bản không có văn bản nào quy định có công bây giờ sẽ được giảm tội khi phạm pháp sau này.
Trả lờiXóaQuan tham, dân gian... Không vậy ai muốn làm quen Quan
Trả lờiXóaÔng Tuấn biết rất rõ mình, nên mới phải in ra đống sách “Phòng, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa” để đi ra là thấy, và đi vô là tụng cho nhập tâm. Vậy mà! Bác Sam thâm quá, Tuấn tôi cưỡng không xong!
Trả lờiXóaBT Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn là những tên tội phạm ăn bẩn cục rất to và đặc biệt nghiêm trọng ở chỗ chúng là những cán bộ cấp cao đã từng học trường chính trị cao cấp, học tập tấm gương đạo đức HCM, chúng đích thị là những tên NÓI XẤU ĐẢNG, BÔI BẨN ĐẢNG và đúng như chúng nói là "cần phải nghiêm trị" bằng bản án TỬ HÌNH.
Trả lờiXóaĐúng là đồ chó ghẻ: "Miệng na mo niệm phật bụng thì bồ dao găm"
Trả lờiXóaThật không thể hiểu nổi bọn dòi bọ mà lại luôn rao giảng đạo đức.
Trả lờiXóaBộ trưởng bộ trưởng, nghe nói đến hai từ bộ trưởng muốn ói lên đến cổ họng. Mang danh bộ trưởng mà có làm được cái trò gì đâu, chỉ là như con một nằm trong khúc gổ cho hết nhiệm kỳ rồi hạ cánh. Khi hạ cánh xong tự nhiên tài sản mọc lên như nấm gặp mưa, thật khốn nạn
Trả lờiXóaRất cần thiết những gương sáng từ cán bộ, đảng viên, trước hết từ cấp trên, cán bộ chủ trì!
Trả lờiXóaCó ai tin đây là vụ nhận tiền đút lót duy nhất của các quan này không?,??
Trả lờiXóaMấy thằng quan chức. Quan tài bây giờ láo nháo lắm.....
Trả lờiXóaNên nhớ ,3 triệu đô là chỉ trong phi vụ này nhé,còn trước giờ bao nhiệu vụ thì không tính . Vãi !
Trả lờiXóa