Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

KẺ CƯỚP TRONG NGÀNH GIÁO DỤC


Luân Lê

KẺ CƯỚP TRONG GIÁO DỤC

Tình trạng dưới đây chính là sự mô tả xác đáng nhất cho hành vi cưỡng bức trong giáo dục và nó là hành động của những kẻ vô giáo dục.

Nếu vấn nạn thành tích (điểm chác, giải thưởng, các chương trình thi đua...); học thêm; sự giả dối hay bạo lực học đường; phụ thu các khoản quỹ; chạy chọt chuyển trường; quà cáp biếu xén vào các dịp; thì việc buộc phải thực hiện chi trả hoặc là không được thụ hưởng các lợi ích nào đó như là một điều kiện đi kèm (gộp vào) chính là một hành vi bóc lột có tính cướp đoạt.


Gia đình học sinh có thể kiện nhà trường về mặt dân sự và tố cáo về mặt hành chính để có thể giải quyết triệt để từ đó ngăn chặn các hành vi lưu manh kiểu này tái diễn trong môi trường giáo dục. Giáo dục lúc nào cũng giương cao ngọn cờ nhân bản và văn minh, vì người học và sự phát triển toàn diện, nhưng trái lại, nó tìm đủ mọi cách để thu vén sao cho nhiều nhất lợi ích về cho mình và sẵn sàng quay mặt như một sự ngược đãi người học cũng như người đóng tiền duy trì sự tồn tại của chính họ.

Sau khi tát, bắt quỳ hàng loạt học sinh; buộc uống nước giặt giẻ lau bảng; nhiều kẻ dâm ô liên tiếp nhiều học trò và ở nhiều nơi; phụ thu hoặc ăn chặn chế độ; trao quà bằng hộp rỗng; bắt học sinh mua sách giáo khoa từng năm vì phải viết vào đó; đang chơi ở cổng trường hay ngồi trong lớp bị sập trần hay đổ cổng tử vong; tan học về dây diện rơi làm mất mạng; không có trường để đi học hay không có cầu, đường, phương tiện để đến trường; đi chơi hay tắm sông, hồ rồi cũng chết đuối...giờ là việc buộc phải uống sữa, nếu không sẽ không có cơ hội để ăn những miếng cơm đắng chát mà cha mẹ phải còm cõi bỏ tiền ra mà phải rất đúng hạn nếu không con cái sẽ bị đuổi học ngay tắp lự.
 

8 nhận xét :

  1. Giờ có khái niệm "giáo tặc"! Thật chua xót cho nước Việt...

    Trả lờiXóa
  2. Tất cả mọi chi phí cho một đứa trẻ dồn lên đầu cha mẹ học sinh. Đi họp phụ huynh chỉ đóng tiền và đóng tiền. Những đồng tiền mồ hôi, xương máu ko biết được sử dụng thế nào. Đổi lại con mình được cái gì? Lớp 10 ko biết tính diện tích một thửa ruộng, ko biết quét cái nhà, ko biết gấp quần áo của chính mình, ăn cơm bố mẹ phải mời. Ko có tình thương và trách nhiệm, ko biết Đất nước, Tổ quốc là cái gì. Nhưng rất giỏi điện thoại, chát chít, rất giỏi nhảy nhót hip hốp, nói tục chửi bậy, động tý là bạo lực. Cãi giả bố mẹ như chém chả, nói chuyện với nhau như hàng tôm hàng cá. Ko bao giờ nghe thấy nói từ cám ơn, xin lỗi... Thực sự tôi quá thất vọng về chất lượng giáo dục hiện nay, như vậy đất nước có tương lai ko khi thế hệ con cháu ta như vậy? Giá như có tiền tôi đã cho con du học.
    Lỗi tại ai? hay cũng lại đổ tội cho dân? Có ai đau với nỗi đau của tôi ko?

    Trả lờiXóa
  3. Bài này như một tổng kết những " thành tịu " toàn diện của ngành giáo dục .

    Trả lờiXóa
  4. Tức Máu mà chết thôi chứ biết kiện ai đặng chừ !!!Trời ơi ! Ở với chúng nó gần cả trăm năm nâỳ rồi mà bây giờ mới thở ra được một từ ... CƯỚP ! Ai cũng muốn TRIỆT QUÂN ĂN CƯỚP nhưng mà có DÁM không ? Có DÁM không ???

    Trả lờiXóa
  5. Nghe bác Luân Lê kể ,giật mình
    Nhà trường hay động quỷ yêu tinh?
    Trẻ con thành cái nồi vô tận
    Như cái nồi cơm của Thạch Sanh!
    HƯƠNG

    Trả lờiXóa
  6. Haha! Các nhà giáo dục đang làm tất cả để VƯƠN CAO VIỆT NAM thôi mà.

    Trả lờiXóa
  7. Ô, giáo dục bây giờ lại như uống bia kèm ngày xưa nhỉ

    Trả lờiXóa
  8. Không lửa sao có khói, cội nguồn cũng do lủ nhà dàu mà ra, chúng không đút lốt thì lấy gì chúng ăn, xã hội thấy thế mới làm theo, gói gọn trong hai từ, dăng bẩy, để dễ hiểu hơn thì, ví dụ như tôi có a e co chị làm trong nghành dáo dục, rồi lập ra kế hoạch là đem tiền cho trong mỗi diệp lế hoặc thi cúi kỳ h chuyển cấp, xã hội thấy vậy mới làm theo, như vậy các bạn hiểu rùi chứ gì, còn nha ko tiền thì khổ, nhờ trời ăn ở con họ học giỏi hơn con nhà dàu, còn những nghành khác ko tiền thì chết

    Trả lờiXóa