CẬP NHẬT THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ HAIYANG DIZHI 8
Vào lúc 20h36’ tối ngày 7/8/2019, tàu thăm dò địa chất Haiyang Dizhi 8 của Trung Quốc đã rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và hiện neo đậu ở khu vực Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef).
Nhưng hơn 80 tàu Hải cảnh vẫn còn ở tại khu vực. Có khả năng nó chỉ về tiếp tế, tạm thời nghỉ ngơi rồi sẽ trở lại trong nay mai, hay là tàu đã rút đi hẳn?
_________________
Tàu Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam?
Việt Nam Thời báo
(VNTB) - Reuters cho biết theo tin tức từ một cơ quan cố vấn có trụ sở tại Washington, tàu khảo sát của Trung Quốc đã rời khỏi khu kinh tế độc quyền của Việt Nam hôm thứ Tư.
Việt Nam Thời báo
(VNTB) - Reuters cho biết theo tin tức từ một cơ quan cố vấn có trụ sở tại Washington, tàu khảo sát của Trung Quốc đã rời khỏi khu kinh tế độc quyền của Việt Nam hôm thứ Tư.
Tàu Hải Dương 8 tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông từ ngày 3 tháng 7 và đã gây căng thẳng cho hai bên hơn một tháng qua.
Dữ liệu theo dõi tàu của ông Ryan Martinson cho thấy tàu Hải Dương 8 đã rời khu vực bãi Tư Chính và đi tới đảo Chữ Thập khoảng 9 giờ tối thứ Tư ngày 7 tháng 8 năm 2019. Còn ông Dev Devin Thorne, nhà phân tích cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (C4ADS) nói với Reuters cũng cho hay tàu khảo sát đã rời đi nhưng vẫn còn ít nhất hài tàu hộ tống vẫn lẩn quẩn ở Bã Tư Chính.
Ông Thorne vẫn chưa xác định được liệu tàu Hải Dương 8 có quay trở lại khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong ngày nữa hay không.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã chỉ trích việc “khảo sát cưỡng bức” của Trung Quốc ở khu vực hàng hải đang tranh chấp, còn Vương Nghị Ngoại trưởng Trung Quốc cũng đã cao giọng cho rằng các vấn đề hàng hải liên quan đến Việt Nam làm ảnh hưởng tới quan hệ song phương.
Từ ngày 3 tháng 7 phía Việt Nam đã cho tàu hải cảnh từ Cam Ranh ra theo sát các tàu của Trung Quốc đang tiến hành thăm dò địa chấn trái phép trên thềm lục địa của Việt Nam. Trong khi đảng và báo chí trong nước vẫn im ắng thì từ ngày 9 tháng 7 tài khoản Twitter của Ryan Martinson đã liên tục cập nhật gần như hàng ngày vị trí những con tàu của Việt Nam lẫn Trung Quốc đang hoạt động ở Bãi Tư Chính. Cũng từ tin tức này của Ryan Martinson mà tờ Bưu Điện Hoa Nam đã đưa tin về các tàu Trung Quốc đang ngang nhiên xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam.
Mãi cho tới gần 2 tuần lễ sau, ngày 16 tháng 7 Bộ Ngoại Giao mới lên tiếng phản đối công khai với báo giới sau một thời gian im lặng đáng nghi ngại. Và sau đó, dường như được phép mở miệng, báo chí đồng loạt đưa tin và lên án hành vi xâm phạm của Trung Quốc.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đã cho tiến hành tập trận ở quần đảo Hoàng Sa trong hai ngày thứ ba và thứ 4 cứ mỗi hai ba tiếng một lần đồng thời cấm tàu bè di chuyển trong khu vực này trong khi các cuộc tập trận đang diễn ra.
Một tháng đúng sau khi cho tàu Hải Dương 8 thăm dò trái phép cùng với các tàu hải cảnh hộ tống lớn nhất, số tàu Trung Quốc đã dày đặc lên tới 80 tàu.
Nhờ siêu cường
Cuộc đối đầu tại Biển Đông đã kéo theo sự tham gia của cả Hoa Kỳ khi cho Hàng không mẫu Hạm Ronald Reagan đi vào Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa và thực thi tự do hàng hải. Chuẩn Đô đốc Karl Thomasnói rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ giúp cung cấp an ninh và ổn định, thúc đẩy các cuộc đàm phán ngoại giao giữa các quốc gia trong khu vực liên quan tới vấn đề Biển Đông.
Dù lần này Hàng không Mẫu hạm đến Biển Đông để bày tỏ sự ủng hộ chính cho đồng minh Philippines của họ nhưng cũng là cho rất nhiều người Việt hồ hởi với hi vọng rằng sẽ có Mỹ để kềm chế sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Các nhà quan sát cho rằng lần này Việt Nam vẫn cứng rắn cho Rostoft khai thác dầuở Bãi Tư Chính mà không phải nhịn nhục khấu đầu rút lui như đã từng làm trước đây trong năm 2018 với công ty dầu Repsol. Lý do chính đó là công ty khai thác dầu của Nga, một cường quốc chứ không phải là quốc gia nhỏ bé như Tây Ban Nha.
Ông Panos Mourdoukoutas cho rằng Việt Nam đã có nước cờ khôn ngoan trong cuộc đối đầu với Trung Quốc lần này khi Việt Nam đã bắt cặp với Nga, một đối thủ mà Trung Quốc không muốn làm mích lòng. Việc cho khai thác dầu trong khu vực tranh chấp cũng là một nỗ lực thách thức với Trung quốc. Điều này trùng hợp với lời tuyên bố của một quan chức liên doanh dầu khí, ông Nguyễn Quỳnh Lâm - tổng giám đốc Vietsovpetro rằng: “ khai thác dầu ở Bãi Tư Chính cũng là góp phần bảo vệ chủ quyền của quốc gia.” Cũng chẳng phải bỗng nhiên mà miệng ông Lâm lại có gang có thép gì đâu! Chẳng qua là vì Vietsovpetro cũng là công ty liên doanh với Nga nên lại phát biểu cứng rắn như vậy mà thôi.
Có ý kiến cho rằng xung đột lần này sẽ đẩy Việt Nam xa rời vòng tay Trung Quốc và ngả sang phía Mỹ. Tuy nhiên điều này vẫn chưa có thể xác định được khi Hà Nội luôn luôn chơi trò đu dây giữa các cường quốc và không dám làm mích lòng người anh lớn phương Bắc có cùng ý thức hệ.
Đã có đảng và nhà nước lo!?
Nhưng cho dù là lý do gì đi nữa, Hà Nội lần này đã thắng về mặt ngoại giao. Về mặt đối nội Đảng và Chính phủ cũng đã thắng lợi hoàn toàn tuyệt đối khi thuyết phục dân rằng “mọi chuyện đã có đảng và nhà nước lo”.
Trong năm 2014, khi Trung Quốc kéo dàn khoan HY910 vào Biển Đông, hàng chục ngàn người trong nước lẫn hải ngoại đều kéo xuống đường rầm rộ biểu tình chống Trung Quốc. Bốn năm sau,với sự gây hấn lộ liễu như vậy nhưng trong 4 tuần lễ đã không có một lời kêu gọi cũng như hành động biểu tình chống Trung Quốc nào nổ ra từ Bắc chí Nam. Mãi cho tới ngày thứ Ba 6 tháng 7, tức hơn một tháng sau khi Trung Quốc cho tàu Hải Dương 8 đi vào khu vực Bãi Tư Chính, mới có một cuộc biểu tình bỏ túi của chưa tới một chục người ở trước Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Hà Nội trong vòng nửa giờ. Và bí thư thành uỷ TP. HCM đã có cơ hội giữ đúng lời hứa “không để cho biểu tình nổ ra” trên địa bàn thành phố.
Ông Thủ tướng kiến tạo cũng như bộ chính trị không có một lời nào công khai lên án hành động ngang ngược của Trung Quốc. Ông Phúc đã khởi động chương trình “ Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển” bằng cách trao 10.000 lá cờ đỏ sao vàng cho ngư dân ở Kiên Giang hôm 29 tháng 7.
Thật mỉa mai, cờ tổ quốc chẳng có cứu được ngư dân khi tàu của họ bị “tàu lạ” tấn công thì làm sao cờ tổ quốc đấu lại các tàu hải cảnh tải trọng hàng ngàn tấn có trang bị súng ống, tên lửa, máy bay? Nhưng có lẽ nhờ ngư dân cứ phất cờ, bám biển như vậy mà Trung Quốc nó sợ tới nỗi phải rút lui!?
Cũng có thể chúng nó rút nhưng không " rút hẳn " ; Âm mưu xâm lược biển đảo của Việt Nam , thậm chí thâu tóm cả nước Việt nam đối với Tầu cộng là không bao giờ thay đổi .
Trả lờiXóaHay là nó thấy cờ mình y chang cờ nó nên tưởng xong rồi, rút về nghỉ khỏe?
Trả lờiXóa