Biểu tình vẫn tốt hơn, khi mang ý nghĩa “kép”
Mạc Văn Trang
7-8-2019
Gần đây có vẻ Chính quyền muốn người dân xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn ở Bãi Tư Chính, thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng nhiều người lên tiếng “tẩy chay”.
Họ có lý, khi cho rằng trước đây nhiều người biểu tình phản đối Trung quốc xâm lấn biển Đông, vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, đã bị chính quyền đàn áp dã man, một số người còn bị tù đày; “nay thì chính quyền huy động đảng viên đi mà biểu tình”! “Mọi việc đã có Đảng và Nhà nước lo, vậy hãy lo đi, hãy chịu trách nhiệm trước lịch sử và nhân dân”! “Nhân dân không phải con rối trong tay nhà cầm quyền”! “Bao giờ có Luật Biểu tình thì sẽ đi biểu tình”…
Nhưng trưa ngày 6/8/2019 đã có một cuộc biểu tình nhỏ trước Sứ quán Trung Quốc, tại Hà Nội. Cuộc biểu tình diễn ra khoảng 15-20 phút, sau đó công an kêu gọi mọi người giải tán. Không ai bị bắt bớ, đánh đập. Báo, đài chính thống trong nước không đưa tin, nhưng nhiều báo đài quốc tế đưa tin sự kiện này (xem Bản tin Tiếng Dân online ngày 7/8/2019).
Trên hình ảnh cho thấy, những người biểu tình không chỉ phản đối Trung quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, mà còn lên án “bọn thờ địch, bán nước”; đòi Chính phủ “Việt Nam phải kiện Trung quốc ra Tòa án quốc tế”…
Với tinh thần “Tổ quốc trên hết”, thì mọi người Việt Nam dù khác biệt ra sao cũng cần đồng lòng bày tỏ thái độ quyết bảo vệ đất nước. Hơn nữa những cuộc xuống đường như vậy thể hiện sức mạnh của nhân dân mang ý nghĩa “kép”: Vừa phản đối giặc ngoại xâm, vừa lên án “giặc nội xâm”, đòi chính quyền thực hiện những nguyện vọng, ý chí của nhân dân…
Những cuộc biểu tình như vậy rất cần thiết cho việc nuôi dưỡng lòng yêu nước, ý thức công dân, sự thể hiện ý nguyện và sức sống mạnh mẽ của đông đảo nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, trước vận mệnh quốc gia…
Một xã hộ không có tự do phản biện, tranh luận, biểu tình là một xã hội “liệt kháng” hay nặng hơn, là một xã hội “chết lâm sàng”, như ai đó nói.
.
Mạc Văn Trang
7-8-2019
Gần đây có vẻ Chính quyền muốn người dân xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn ở Bãi Tư Chính, thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng nhiều người lên tiếng “tẩy chay”.
Họ có lý, khi cho rằng trước đây nhiều người biểu tình phản đối Trung quốc xâm lấn biển Đông, vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, đã bị chính quyền đàn áp dã man, một số người còn bị tù đày; “nay thì chính quyền huy động đảng viên đi mà biểu tình”! “Mọi việc đã có Đảng và Nhà nước lo, vậy hãy lo đi, hãy chịu trách nhiệm trước lịch sử và nhân dân”! “Nhân dân không phải con rối trong tay nhà cầm quyền”! “Bao giờ có Luật Biểu tình thì sẽ đi biểu tình”…
Nhưng trưa ngày 6/8/2019 đã có một cuộc biểu tình nhỏ trước Sứ quán Trung Quốc, tại Hà Nội. Cuộc biểu tình diễn ra khoảng 15-20 phút, sau đó công an kêu gọi mọi người giải tán. Không ai bị bắt bớ, đánh đập. Báo, đài chính thống trong nước không đưa tin, nhưng nhiều báo đài quốc tế đưa tin sự kiện này (xem Bản tin Tiếng Dân online ngày 7/8/2019).
Với tinh thần “Tổ quốc trên hết”, thì mọi người Việt Nam dù khác biệt ra sao cũng cần đồng lòng bày tỏ thái độ quyết bảo vệ đất nước. Hơn nữa những cuộc xuống đường như vậy thể hiện sức mạnh của nhân dân mang ý nghĩa “kép”: Vừa phản đối giặc ngoại xâm, vừa lên án “giặc nội xâm”, đòi chính quyền thực hiện những nguyện vọng, ý chí của nhân dân…
Những cuộc biểu tình như vậy rất cần thiết cho việc nuôi dưỡng lòng yêu nước, ý thức công dân, sự thể hiện ý nguyện và sức sống mạnh mẽ của đông đảo nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, trước vận mệnh quốc gia…
Một xã hộ không có tự do phản biện, tranh luận, biểu tình là một xã hội “liệt kháng” hay nặng hơn, là một xã hội “chết lâm sàng”, như ai đó nói.
.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét