Lã Minh Luận
ĐỀ THI TUYỂN SINH 9 VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN
ĐỀ THI TUYỂN SINH 9 VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN
CỦA HÀ NỘI CÓ GÌ HAY?
Vào Hugo, thấy báo nọ báo kia lại thi nhau khen đề thi Ngữ văn (lớp 9 vào 10) năm nay hay, vừa sức, học sinh phấn khởi vượt qua được môn đầu tiên. Riêng tôi thì chán quá “tai”. Bởi bao nhiêu năm nay vẫn thế. Cái tư duy thi cử chẳng có gì đổi mới. Chẳng dám bước qua được cái vạch hạn chế của người Việt: SỢ ĐỔI MỚI. Nghĩa là học sao thi vậy, thi sao thì học vậy. Nhìn vào cái đề thi, tôi liên tưởng ngay đến “bộ nhai lại” - những đứa trẻ được thầy cô “mớm” cho nội dung kiến thức từng tác phẩm (đọc chép, học thuộc và viết lại ra giấy) giống như những con trâu, con bò ban ngày được con người dắt ra đồng chăn thả, gặm cỏ nuốt vào bụng rồi tối về nằm ợ ra nhai lại. Thế thôi.
Đọc cái đề là biết ngay cái tư duy giáo dục của Hà Nội, “trung tâm văn hoá, văn minh nhất nước” (đại diện cho nền giáo dục nước nhà) mà năm nào cũng thế “dậm chân tại chỗ... dậm!”
Cứ nói giáo dục khai phóng, phát huy tư duy, tính độc lập sáng tạo của học sinh nhưng có bao giờ làm được đâu. Thi cử của phương Tây, châu Âu và nhiều nước tiên tiến trên thế giới, người ta yêu cầu học sinh phải biết vận dụng kiến thức đã được học để khai phá ra một cái mới, đi tìm và sáng tạo ra cái mới. Nhưng giáo dục Việt Nam thì luôn “khai quật” lại quá khứ, nhai lại cái đã cũ, đã biết. Lặp lại như một con vẹt. Thế thôi.
Dạy và Học môn Ngữ - Văn là dạy và học cách biết sử dụng tiếng Việt đúng (chính xác) và hay; cảm nhận được cái hay của văn chương và đặc biệt biết viết loại văn nghị luận xã hội, phản biện những vấn đề xã hội. Đây là kĩ năng cực kì cần thiết cho mỗi học viên khi bước vào đời, nhưng chưa bao giờ GDVN dám đổi mới “cái triết lí giáo dục” (dạy - học - thi) này, mà chỉ dạy - học - thi cử theo kiểu rập khuôn máy móc, thui chột sự chủ động tư duy, trí sáng tạo của trẻ; áp đặt, nhồi sọ trẻ phải nói, làm theo những gì người lớn đã mặc định. Thế nên, nền giáo dục này mới cho ra lò tầng tầng lớp lớp những con người thụ động, chỉ quen bắt chước, nghĩ theo, nói theo, làm theo... mà không chủ động độc lập để làm được bất cứ điều gì mình muốn hoặc tự vượt qua được những giới hạn của chính mình.
Đất nước phát triển hay tụt hậu là phụ thuộc vào yếu tố con người. Con người được giáo dục kiểu con vẹt thì sao nói đất nước phát triển được?
Vào Hugo, thấy báo nọ báo kia lại thi nhau khen đề thi Ngữ văn (lớp 9 vào 10) năm nay hay, vừa sức, học sinh phấn khởi vượt qua được môn đầu tiên. Riêng tôi thì chán quá “tai”. Bởi bao nhiêu năm nay vẫn thế. Cái tư duy thi cử chẳng có gì đổi mới. Chẳng dám bước qua được cái vạch hạn chế của người Việt: SỢ ĐỔI MỚI. Nghĩa là học sao thi vậy, thi sao thì học vậy. Nhìn vào cái đề thi, tôi liên tưởng ngay đến “bộ nhai lại” - những đứa trẻ được thầy cô “mớm” cho nội dung kiến thức từng tác phẩm (đọc chép, học thuộc và viết lại ra giấy) giống như những con trâu, con bò ban ngày được con người dắt ra đồng chăn thả, gặm cỏ nuốt vào bụng rồi tối về nằm ợ ra nhai lại. Thế thôi.
Cứ nói giáo dục khai phóng, phát huy tư duy, tính độc lập sáng tạo của học sinh nhưng có bao giờ làm được đâu. Thi cử của phương Tây, châu Âu và nhiều nước tiên tiến trên thế giới, người ta yêu cầu học sinh phải biết vận dụng kiến thức đã được học để khai phá ra một cái mới, đi tìm và sáng tạo ra cái mới. Nhưng giáo dục Việt Nam thì luôn “khai quật” lại quá khứ, nhai lại cái đã cũ, đã biết. Lặp lại như một con vẹt. Thế thôi.
Dạy và Học môn Ngữ - Văn là dạy và học cách biết sử dụng tiếng Việt đúng (chính xác) và hay; cảm nhận được cái hay của văn chương và đặc biệt biết viết loại văn nghị luận xã hội, phản biện những vấn đề xã hội. Đây là kĩ năng cực kì cần thiết cho mỗi học viên khi bước vào đời, nhưng chưa bao giờ GDVN dám đổi mới “cái triết lí giáo dục” (dạy - học - thi) này, mà chỉ dạy - học - thi cử theo kiểu rập khuôn máy móc, thui chột sự chủ động tư duy, trí sáng tạo của trẻ; áp đặt, nhồi sọ trẻ phải nói, làm theo những gì người lớn đã mặc định. Thế nên, nền giáo dục này mới cho ra lò tầng tầng lớp lớp những con người thụ động, chỉ quen bắt chước, nghĩ theo, nói theo, làm theo... mà không chủ động độc lập để làm được bất cứ điều gì mình muốn hoặc tự vượt qua được những giới hạn của chính mình.
Đất nước phát triển hay tụt hậu là phụ thuộc vào yếu tố con người. Con người được giáo dục kiểu con vẹt thì sao nói đất nước phát triển được?
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét