Thứ Năm, 16 tháng 5, 2019

Đại lễ Vesak 2019: NHỮNG VẾT ĐEN ĐIẾM NHỤC CỦA PG QUỐC DOANH


Đại lễ Vesak 2019: Những vết đen điếm nhục của Phật giáo Quốc Doanh

Gió Bấc
RFA
2019-05-14

Đại lễ Vesak 2019 tại Việt Nam lẽ ra là niềm vui hạnh phúc của cộng đồng Phật giáo và niềm vui chung của dân tộc là cơ hội để mỗi con người gội rửa thân tâm hướng đến thảnh thơi an lạc và ứng xử với nhau bằng hạnh hỷ xả. Việt Nam cũng chia sẻ với thế giới những giá trị trí tuệ của tinh hoa Phật học.


Rất tiếc, những đồng chí được đảng nhà nước phân công vào vai hòa thượng, thượng tọa Phật giáo quốc doanh đã quá trâng tráo, hành xử ngông nghênh vô học, báng bổ phật pháp, tạo ra những vết đen nghiệp chướng muôn đời không tẩy xóa.

Báng bổ đạo pháp

Ngay trước đại hội, báo chí quốc doanh đồng loạt đưa tin về bức tranh Đạo Pháp và dân tộc. Tối 10/5/2019, tại Học viện Phật Giáo Việt Nam, tọa lạc tại Sóc Sơn, Hà Nội, hòa thượng, tiến sĩ Thích Thanh Đạt, Ủy viên thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thượng tọa, tiến sĩ Thích Thanh Quyết- Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các vị cán bộ lão thành các cấp cùng hàng trăm tăng ni phật tử tham dự, thượng tọa Thích Thanh Quyết công bố ra mắt bức tranh sơn ta “Đạo pháp và dân tộc” Thượng tọa Thích Thanh Quyết đã cùng Nhà đầu tư Hà Huy Thanh, cháu của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập, làm lễ kéo khăn nhiễu công bố bức tranh trước tiếng vỗ tay không ngừng của các tăng ni, phật tử.

Thượng tọa Thích Thanh Quyết đã đặt những nét vẽ đầu tiên để “khai bút” vẽ một bên là Phật Thích Ca Mâu Ni, một bên là Hồ Chí Minh, và ở giữa là bánh xe chuyển pháp luân. “Đạo pháp và dân tộc” là tác phẩm được xây dựng dựa trên sáng kiến của ông Hà Huy Thanh, sự ủng hộ và hưởng ứng nhiệt tình của thượng tọa, TS Thích Thanh Quyết cùng đông đảo cán bộ và tăng ni sinh của học viện Phật Giáo Việt Nam.

Thích Thanh Quyết còn dám đại xảo ngôn cho rằng, bức tranh có bố cục trọng tâm là bánh xe chuyển pháp luân nói lên sự vận động của quy luật nhân quả, sinh diệt mà chúng sinh giác ngộ được Phật Pháp. Đây là bức tranh đặc biệt có ý nghĩa, đức Phật tổ Thích Ca và Bác Hồ đều là những vị cứu tinh của nhân loại, càng có ý nghĩa hơn khi đúng với tinh thần của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam là “Đạo pháp và dân tộc”, Đức Phật biểu trưng cho Đạo pháp, Bác Hồ tượng trưng cho tinh thần dân tộc. {1}

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội hôm 10/5/2019, đã tổ chức sự kiện mừng Lễ Phật Đản năm 2019 và công bố bức tranh sơn mài có tên “Đạo Pháp và Dân Tộc”.

Bức tranh đã tạo ra cơn địa chấn phẫn nộ trong cộng đồng phật tử Việt Nam vốn dĩ hiền hòa đôn hậu. Nội dung hình ảnh trong bức tranh và lời lẽ xảo ngôn của Thích Thanh Quyết đã chạm vào những giá tri thiêng liêng của Phật pháp. Sự sắp đặt đức Thích Ca Mâu Ni ngang hàng với Hồ Chính Minh xem Hồ Chí Minh là đại diện tiêu biếu cho Dân Tộc là xúc xiểm không chỉ cộng đồng Phật giáo mà đến cả dân tộc Việt Nam trong ngoài nước.

Không cứ phải là Phật tử, một người khách quan, tác giả Bên Thắng Cuộc, nhà báo Huy Đức nhìn hiện tượng này với vẻ diễu cợt đau xót “Suốt hơn hai nghìn năm qua, giới tăng lữ luôn được đặt ở đẳng cấp cao nhất trong xã hội. Chỉ trong thời mạt pháp, các chức sắc của một tôn giáo có đông tín đồ nhất mới tụt xuống hàng cuối cùng cả về văn hoá và tư cách như thế:

PS: Chân tướng cái gọi là "Nhà đầu tư Hà Huy Thanh, cháu của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập" đang chuẩn bị được làm rõ; rồi chúng ta sẽ biết bản chất bọn buôn thần bán thánh ra sao”.{2} 
Xảo ngôn, nịnh hót

Cư sĩ, nhà văn, Tiến sĩ Trần Kiêm Đoàn đang giảng dạy đai học ờ Mỹ, có bài viết trên Fb “ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC...CẦN ĐƯỢC XÂY DỰNG TRÊN CĂN BẢN NHÂN VĂN VÀ TRUNG THỰC”.

Ông Đoàn viết, Trong khi VESAK - Lễ hội Phật Đản Thế giới - đang diễn ra ở Hà Nam thì “hậu trường sân khấu” lại có những màn trình diễn vớ vẩn như bức tranh này. Đây là một hình thức báng bổ Phật giáo cũng như hạ thấp tinh thần dân tộc và lịch sử Việt Nam xuống ngang tầm với trò quảng cáo lãnh tụ và tuyên truyền chính trị!

Nhiều Phật tử và Thân hữu đã bày tỏ tâm đắc với lời nhận định của ông NT về bức tranh sơn mài “Mừng Phật Đản 2019” nầy, khi ông viết:

“ Đây là biểu tượng cho một thứ văn hoá nô bộc và tôn sùng lãnh tụ theo tâm lý bầy đàn thời Trung Cổ.”

Đức Phật là Đức Phật;
Cụ Hồ Chí Minh là cụ Hồ Chí Minh.

Đức Phật là biểu tượng truyền thống cho tôn giáo Phật giáo. Quả nhiên đây là điều không thể hiểu mập mờ hay phủ nhận được.

Nhưng cụ Hồ Chí Minh không phải là biểu tượng truyền thống cho dân tộc Việt Nam nói chung. Cụ là một nhà lãnh đạo của phong trào Cộng Sản thời 1930. Người cộng sản Việt Nam có quyền tôn sùng Cụ Hồ như là biểu tượng cho một dân tộc Việt Nam theo chủ nghĩa Xã Hội hay Cộng Sản mà thôi. Nhưng không ai có quyền áp đặt Cụ Hồ trở thành biểu tượng chung cho toàn thể dân tộc Việt Nam cả. Sự nịnh hót lộ liễu và trắng trợn luôn luôn đồng nghĩa với sự hủy hoại thanh danh và nhân cách của cả hai đối tượng NỊNH HÓT và BỊ NỊNH HÓT!” {3}.
Thích Thanh Quyết đã hết sức xảo ngôn khi đánh đồng Đức Phật với Hồ Chí Minh là cúu tinh của nhân loại. Đức Phật thật sự là vị cứu tinh khi tìm ra chân lý Tứ diệu đế, Bát chánh đạo để con người thoát khỏi sự vô minh hướng đến tuệ giác, an lạc. Còn Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân loại di sản gì? Có lẽ với lòng hỷ xả của Phật tử, Tiến sĩ Trần Kiêm Đoàn chỉ không chấp nhận Hồ Chí Minh là đại diện của dân tộc Việt Nam mà không nhắc đến những tội ác của họ Hồ đã gây ra với dân tộc. Hồ Chí Minh đã đem về cái chủ nghĩa Mác Lê thống trị dân tộc Việt hơn nửa thê kỷ. Cuộc cải cách ruộng đất bắt đầu từ bài viết “Địa chủ ác ghê!” của Hồ đã giết oan hàng vạn người ở Miền Bắc. Cái ý chí hiếu chiến hiếu thắng “thà đốt cháy cả dãi Trường Sơn cũng quyết thắng giặc Mỹ” đã thúc đẩy cuộc nội chiến 20 năm giết chết hàng triệu người Việt và gây ra hiềm khích, ngăn cách trong lòng dân tộc không biết đến bao giờ có thể hàn gắn. Riêng bài thơ Mừng xuân 68 phát trên đài Hà Nội lúc giao thừa là mật lệnh mở màn cho cuộc chiến Mậu Thân làm chết oan hàng vạn thường dân đã đủ truy cứu Hồ Chí Minh như tội phạm diệt chủng.

Đánh đồng đức từ bi vô lượng với kẻ hiếu sát, Thích Thanh Quyết đã tự lột áo nhà tu lộ nguyên hình là tên cán bộ cộng sản nói dối không biết ngượng mồm.
Văn nghệ sex phục vụ chư tăng!

Không chỉ sốc với bức tranh của ma tăng Thích Thanh Quyết, dư luận còn sốc hơn khi xem đài truyền hình Việt Nam tường thuật diễn biến dại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2019 trong đó có chương trình văn nghệ với điệu múa sexy của các nữ diễn viên với trang phục mỏng tang, được pha đèn ngược sáng lộ rỏ đường cong cơ thể và cả sắc màu da thịt,

Fb Võ Khánh Tuyển đăng bài viết NGHĨ GÌ ??? và một chùm ảnh các điệu múa này đã nhận được 393 like, 158 bình luận và 98 lượt chia sẻ.

Võ Khánh Tuyến nêu vấn đề “... Nếu là chương trình biểu diễn bình thường, thì có sexy và khêu gợi hơn nữa cũng chẳng có gì đáng nói .

... Nhưng đây lại là Chương trình hoạt động của Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2019 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức. Đài Truyền hình Quốc Gia Việt Nam VTV trực tiếp truyền hình .

Không biết các vị Chức sắc tu hành của Phật Giáo, đại biểu Phật Giáo của bao nhiêu nước tham dự... sẽ có suy nghĩ gì khi được Giáo hội Phật Giáo Việt Nam " chiêu đãi" như thế này ?” {4}

Fb Chu Hồng Quỳ đã chỉ ra điều cốt tử là “CẤM NGHE, XEM CÁC HÌNH THỨC BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT là 1 trong 28 giới cấm của giới Bồ-tát tại gia, cũng là 1 trong 48 giới cấm của giới Bồ-tát xuất gia, 1 trong 250 giới cấm của giới Tỳ-kheo, cũng như 1 trong 384 giới cấm của giới Tỳ-kheo ni. Thậm chí trong 8 giới cấm ở ngày thọ giới Bát quan trai của Phật tử tại gia cũng có giới cấm nghe xem này.

Vậy mà các người ngửa cổ, vểnh tai xem người ta hát hò múa may ở Đại lễ Phật đản Thế giới Vesak 2019.

Hỡi các tăng, ni phá giới, hỡi các bồ-tát xú uế, bồ-tát chi-đà-na! Các vị tu cả đời cũng không bù lại một giờ phá giới. Các người đang hủy hoại chánh pháp và phỉ báng Đức Thế tôn Như-Lai vào đúng dịp kỷ niệm ngày đãn sinh của Ngài”. {5}

Cũng cùng quan điểm này, Fb của Nguyễn Đình Bổn có bài “Đi ngược với Giới, Luật của Thích Ca!”

Nguyễn Đình Bổn lý giải “Trong nhiều kinh và luật của Phật giáo dạy rằng các vị tu sĩ xuất gia và các vị cư sĩ tại gia tự nguyện tập sự xuất gia qua việc thọ Bát Quan Trai giới cần tránh xa việc xem nghe ca hát và tự mình ca hát vì mục đích của người tu hành là giải thoát mọi sự khổ đau của cuộc đời.

Trong Tạng luật, Tiểu phẩm chương “Các Tiểu Sự” ghi lại lời Đức Phật đã dạy: “Này các tỳ khưu, không nên đi xem vũ, ca, hoặc tấu nhạc; vị nào đi thì phạm tội dukkaṭa (tác ác- nghĩa là không tốt, không thiện, làm chuyện xấu).

Ngay cả khi giảng pháp, Đức Phật cũng không cho phép ngâm nga theo âm điệu trầm bổng, Đức Phật dạy về 5 điều sai trái khi ngâm nga như sau: “Này các tỳ khưu, đây là năm điều bất lợi khi ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài: Bản thân vị ấy bị say đắm trong âm điệu, luôn cả những kẻ khác cũng bị say đắm trong âm điệu, hàng tại gia phàn nàn, trong khi ra sức thể hiện âm điệu thiền định bị phân tán, điều cuối cùng là dân chúng thực hành theo đường lối sai trái". Và trong "Pháp hội Vườn xoài", được ghi trong Kinh Trường Bộ - Sa Môn Quả, [Điều thứ 45] Đức Phật nhân giảng cho vua nước Magadha về Tỳ-kheo giới hạnh cụ túc, Ngài nói: “Phải từ bỏ đi xem múa, hát nhạc, diễn kịch”.

Giáo hội Phật giáo VN ngày nay đã suy đồi cùng cực và bày ra nhiều trò dị hợm đi ngược với Giới, Luật của Thích Ca!” {6}

Quảng bá kinh doanh du lịch tâm linh

Nguyên Giảng viên đại học, Nhà báo Nguyễn Thông cũng ngậm ngùi viết trên Fb "Hỏng cả sinh nhật Đức Phật

Thú thực, xem các cảnh trên tivi, tôi có cảm giác đại lễ Vesak Phật đản 2019 mà xứ ta đăng cai tổ chức không khác gì một chương trình nghệ thuật tổng hợp ca nhạc-tạp kỹ-thời trang và kết hợp khoe mẽ chính thể, quảng bá du lịch, chứ chả có gì của Phật, của tôn giáo từ bi bác ái. Rồi không hiểu những ngày tiếp theo họ còn làm cái gì để rồi sẽ "thành công tốt đẹp” {7}

Những giòng ngắn ngủi của Nhà báo Nguyễn Thông đã bật ra một vấn đề quan trọng. Ngoài việc làm bức tranh, làm hoạt cảnh tự do tôn giáo che đậy cho sự đàn áp dã man những bậc tu hành chân chính, đại lễ Vesak do giáo hôi Phật giáo quốc doanh Việt Nam tổ chức còn là cơ hội quảng cáo cho mô hình du lịch tâm linh của các nhóm lợi ích đang khuynh đảo quốc gia.

Báo Dân Việt có bài viết nhận xét “Những năm gần đây, một khái niệm mới trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng ra đời, đó là "du lịch tâm linh". Đây là loại hình vừa đáp ứng nhu cầu thờ tự, tín ngưỡng lại vừa giúp mọi người có cơ hội đi thưởng ngoạn, ngắm cảnh.”

Thử dùng từ khóa “Du lịch tâm linh Việt Nam” trên công cụ tìm kiếm của Google, chúng ta sẽ có 14.200.000 kết quả. Điều đó cho thấy sức quảng bá cho mô hình này kinh khủng đến mức nào. Càng kinh khủng hơn là việc các nhóm lợi ích đã chia chác tài nguyên đất đai núi rừng, thắng cảnh thiên nhiên di tích lịch sử trục lợi qua danh nghĩa mỹ miều “du lịch tâm linh”.

Báo Dân Việt đã giới thiệu khái quát về một trong những mô hình này “Đáng chú ý, cái tên Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường (có trụ sở ở Ninh Bình) của tỷ phú Xuân Trường đang là tâm điểm du luận sau hàng loạt dự án tâm linh có số vốn đầu tư "khủng" dao động từ 10.000 - 15.000 tỷ đồng, với diện tích đất mỗi dự án hàng nghìn ha. Dư luận xã hội đặc biệt quan tâm ở cả khía cạnh kinh tế và văn hóa, tâm linh khi phát triển dự án tâm linh này.

Đầu tiên phải kể đến dự án quần thể tâm linh chùa Bái Đính tại Ninh Bình. Quần thể chùa này có diện tích 1.700ha bao gồm khu chùa Bái Đính cổ, khu chùa Bái Đính mới và các khu vực như: công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đỗ xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh...

Sau khi tạo được tiếng vang lớn từ dự án chùa Bái Đính, doanh nghiệp Xuân Trường "bắt tay" xin đầu tư, kinh doanh những dự án tâm linh khác với quy mô càng ngày càng "khủng". Trong đó, xôn xao dư luận gần đây là dự án chùa Tam Chúc – Ba Sao (Hà Nam). Theo giới thiệu của doanh nghiệp Xuân Trường, khu dự án tâm linh này có tổng diện tích lên tới 5.100ha (bằng kích thước gần 300 sân vận động quốc gia Mỹ Đình cộng lại)….” {8}
Xin đừng tiếp tay cho cái ác!

Đại lễ năm nay được đăng cai tổ chức tại Tam Chúc thực chất chỉ là tấn tuồng quảng bá cho dự án kinh doanh mua thần bán thánh này, Nếu soi từ triết lý sống thiểu dục của Đức Phật “Tài sản của mỗi người chỉ là mấy bộ cà sa và y bát. Tất cả cũng chỉ là để hành đạo” thì việc xây chùa to, phật lớn đã là đi ngược đạo pháp.

Những vết nhơ về nội dung tổ chức đại lễ cho thấy thực tâm của nhà nước và giáo hội quốc doanh. Đại lễ Vesak 2014 tổ chức tại Bái Đính và lần này tại Tam Chúc đều là cơ hội và mục tiêu quảng bá cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch tâm linh Xuân Trường. Trong các dịch vụ kinh doanh ấy có cả casino. Trong khi đó chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, chùa An Cư ở Đà Năng bị chính quyền đập phá cũng để phục vụ cho các dự án kinh doanh địa ốc. Một dự án Bản Hoa Anh Đào ở Bảo Lộc chuyên điều tri bệnh nhân trầm cảm của Đại đức Thích Minh Niệm, tác giả quyền sách nổi tiếng Hiểu về trái tim cũng buộc phải đóng cửa không có lý do. Đai đức Minh Niệm phải “tu dạo” nhờ các chùa khác và thuyết pháp online.

Viết những giòng chữ này, chúng tôi muốn gởi đến quý cao tăng, quý nguyên thủ quốc gia đã nhọc công tham dự Vesak 2019 xin hãy phát tâm lắng nghe tiếng nói đau khổ của chư tăng ni phật tử Việt Nam và có thái độ đúng đắn trong ứng xử với Giáo hội Phật giáo quốc doanh hiện nay. Đây thực chất không phải là giáo hội Phật giáo mà chỉ là một tổ chức ngoại vi trá hình của đảng cộng san. Họ đang kinh doanh mua thần bán thánh gieo rắc mê tín di đoan như cúng sao giải hạn, giải oan trái chủ, kích hoạt lòng tham mê muội của con ngượi Hệ thống công an tôn giáo, Ban Tôn Giáo chính phủ kiểm soát về nhân sự toàn bộ hệ thống giáo hội này.

Những nhà tu chân chính như Thích Quảng Độ và Giáo hội phật giáo VN thống nhất, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy đang bị đàn áp, bức hại khốc liêt.

Hy vọng rằng quý vị đừng vì ngộ nhận mà vô tình trở thành kẻ tiếp tay, trở thành những diễn viên cho các tấn tuồng dối trá, làm bình phong cho chế độ độc tài khống chế người dân, biến nền đạo pháp trí tuệ từ bi thành phương tiện chiếm đoạt tài nguyên đất nước để kinh doanh trục lợi.

1. http://bit.ly/2WIncot

2. https://www.facebook.com/Osinhuyduc

3.https://www.facebook.com/TranKiemDoan?__tn__=%2CdC-R-R&eid=ARCVYYxmUSf9L...

4- http://bit.ly/2JHDGJW

5-http://bit.ly/2Q4BOfp

6- http://bit.ly/2Q47xO0

7-http://danviet.vn/kinh-te/kinh-doanh-tam-linh-khu-chua-nghin-ha-day-song-du-luan-956978.html

* Bài viết không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

3 nhận xét :

  1. Trời ơi tiếc quá! Sao không vẽ ông sư quốc doanh, đảng sư Thích Thanh Quyết vào đấy, còn hay hơn là ông Hồ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không biết đồng chí Thích Thanh Quyết đã nhận huy hiệu 40-50 năm tuổi đảng chưa nhỉ?

      Xóa
  2. Trước đây đảng Cộng sản chủ trương duy vật vô thần, cho tôn giáo là thuốc phiện của dân. Miền Bắc từng sống qua thời người CS lên án tôn giáo, đập phá chùa chiền, nhà thờ. Tượng Phật, tượng Chúa bị thảy trôi sông. Thế bây giờ sao lại thế này? chùa chiền lăng tẩm mọc lên như nấm, cán bộ đảng viên chổng mông quỳ lại xì xụp. Buôn thần bán thánh, tiền vào của ra ở các chùa. Đưa cả bác Hồ vào ngồi với Phật. Đây quả là suy thoáiva2 phản động chả còn cái đếch gì là tinh thần Cộng sản vô thần, vô giai cấp!

    Trả lờiXóa