Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018

TIN MỚI NHẤT & VUI NHẤT VỀ NHÀ THỜ THỦ THIÊM


Nguyễn Công Khế

Cuộc họp mới nhất của lãnh đạo TP Hồ chí Minh đã gần như có quyết định không di dời Dòng Mến Thủ Thiêm và Nhà Thờ Thủ Thiêm và đề nghị khu này được công nhận là khu di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia được xây dựng lâu năm. Nếu phải điều chỉnh, vướng vào đường sá thì có thể, nhưng không thay đổi hiện trạng của Dòng Mến và Nhà Thờ, mặc dù những nhà quản lý Khu Thủ Thiêm có những lập luận khác.

Trong cuộc họp này cũng có nhắc đến một văn bản được ban hành vào tháng 8 -2018 của TT Nguyễn Xuân Phúc, là hạn chế tối đa việc di dời các cơ sở tôn giáo trong khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cần nhắc lại rằng, khoảng năm 2012, một văn bản do một PCT UB ND TP Hồ Chí Minh các cơ sở tôn giáo ở Thủ Thiêm chưa được công nhận là di tích lịch sử văn hoá nên việc di dời là không có vấn đề gì. 
 
Hoan nghênh quan điểm mới này của ông Nguyễn Thiện Nhân và đồng sự của ông. Và như tôi có dịp nói ở một status trước là một người từng làm CT MTTQ nên ông thoáng hơn và hiểu biết hơn về vấn đề này so những người tiền nhiệm của ông.
 
16g30 chiều mai, ngày 23, lãnh đạo Thành uỷ còn một cuộc họp nữa về vấn đề này.
___________

Nhân tin vui này, xin phép đăng lại bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn về nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh Giá.

VIỆN TRƯỞNG VIỆN TÔN GIÁO
YÊU CẦU GIỮ LẠI NHÀ THỜ THỦ THIÊM... 

.
Tôi có theo dõi thông tin và tìm hiểu cẩn trọng, nên tôi đề nghị chính quyền TP.HCM giữ lại nguyên trạng Hội dòng Mến thánh giá Thủ Thiêm, Nhà thờ Thủ Thiêm và các cơ sở tôn giáo lâu đời ở vùng đất này.

Bởi đó là những cơ sở tôn giáo có nhiều giá trị về di sản, lịch sử, phù hợp với văn hóa dân tộc và họ cũng chưa có vi phạm pháp luật nào để có thể nghĩ đến chuyện xử lý hay giải tỏa, di dời đi nơi khác.

Phương án tốt nhất là chính quyền TP.HCM giữ lại các cơ sở tôn giáo lâu đời đó và tạo ra điểm nhấn về tâm linh trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, cùng với các cơ sở tôn giáo khác như chùa, miếu, những vùng đất có tính linh thiêng trong tâm tưởng cư dân nơi đây.

Một khu đô thị muốn trở thành nơi hội tụ, nơi chia sẻ của cộng đồng thì dứt khoát phải có cơ sở tôn giáo, phải có hiện diện khuôn mặt của tâm linh để cư dân có thể chia sẻ với nhau trên những niềm tin riêng chung của họ.

Nhờ sự phát triển của kinh tế mà ngày nay văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa tâm linh, đang được coi trọng, củng cố. Đây là xu hướng chung ở nhiều nước chứ không riêng Việt Nam. Có thể khẳng định điều này khi tham khảo cách duy trì văn hóa truyền thống, trong đó có văn hóa tín ngưỡng của người Nhật Bản. Người Nhật rất hiện đại nhưng cũng rất cẩn thận lưu giữ các di tích và điều này vô cùng quan trọng đối với công tác giáo dục thế hệ trẻ, hướng cộng đồng dân cư xích lại gần nhau hơn.

Hiện nay có ý kiến rằng lối sống của người Việt Nam đang bị phá vỡ, bon chen, nhốn nháo... Vì thế, những nơi tâm linh là nơi đọng lại tâm hồn con người, giúp con người hướng thiện, sống tốt đẹp hơn. Xã hội hiện đại cần có những hạt nhân tinh thần chi phối đời sống con người, đời sống tâm linh.
.

Cây me cổ thụ trên 175 tuổi trong khuôn viên Hội dòng Mến thánh giá
Thủ Thiêm. Ảnh: Trung Dũng.

.
Các nhà quy hoạch các khu đô thị mới đã có thiếu sót khi gần như không chú ý tới khía cạnh tâm linh. Không có chỗ cho đền, chùa, nhà thờ, trong khi những nhu cầu này tưởng xa xôi nhưng rất gần với đời sống con người.

Chúng ta cần tiến tới chuẩn hóa trong quy hoạch các khu đô thị, phải có phương án tốt nhất cho quy hoạch khu đô thị mới trên nền tảng những vùng đất cổ, có nhiều trầm tích văn hóa, di sản, niềm tin tâm linh đối với nơi đó. Phải có chỗ cho các cơ sở thờ tự, sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo ở những khu đô thị mới, đặc biệt là những khu đô thị có diện tích lớn để đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người. Có thể dựa trên các di tích vốn có hoặc xây mới các cơ sở thờ tự.

Không gian kiến trúc mới thiếu đi nơi tâm linh như con người sống mà không có lịch sử, không có gì ghi nhận, không có gì tiếp nối, bứt người ta ra khỏi truyền thống, ra khỏi gốc gác.

Bên cạnh đó, với người nước ngoài tới Việt Nam sinh sống và làm ăn lâu dài, sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo cũng là một nhu cầu cấp thiết cần được đáp ứng. Có như vậy, cộng đồng người Hàn Quốc, cộng đồng người Nhật Bản, doanh nhân phương Tây...mới cảm thấy gắn bó với đất nước mà mình đang dừng chân. Và khi đó, họ mới an tâm làm ăn sinh sống tại nước sở tại mà không có tâm lý chụp giật.

TS. Nguyễn Quốc Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo;
Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia


Bài đăng trên Người Đô Thị
10:53 | Thứ sáu, 03/03/2017

12 nhận xét :

  1. Đọc, Tin vui nhất về nhà thờ Thủ Thiêm, nói thật lòng, mình nghĩ sao nói vậy, đây không phải là thành tích của lãnh đạo đâu nha; mà nếu có thì có tí chút xã giao cho vui vẻ thôi. Công lớn nhất là của toàn dân, trong đó có những người đang “đứng mũi chụi đòn” đấu tranh dưới mọi hình thức cho một nền tự do dân chủ đích thực của dân tộc Việt Nam ta.
    Mình đã có may mắn được đặt chân đến một số quốc gia văn minh trên thế giới mà phát thèm về tự do tín ngưỡng của họ. Ở Mỹ, có những nhà thờ đạo Tin Lành và Hồi Giáo cái nào cái đó to đùng đùng đứng song song cạnh nhau cùng hướng ra đại lộ tấp nập xe cộ và du khách như muốn nói rằng quốc gia này con người bình đẳng và cả tôn giáo cũng bình đẳng nữa. Đến Vương quốc Bỉ, thủ đô Brussel cũng là thủ đô của nhà thờ. Cho phép mình nói ngoa ngữ một chút, nhà thờ ở Brussel nhiều hơn dân, cái nào cái đó cổ kính uy nghi mà dân thì ít quá, mùa hè dân du lịch còn đông hơn dân bản xứ. Ở Pháp, nhà thờ Hồi Giáo và Do Thái Giáo ở canh nhau, cảnh sát Pháp phải thay nhau túc trực giữ an ninh trong các ngày lễ. Hình như các quốc gia văn minh, nhà thờ và các cơ sở tôn giáo đều nằm ngay tại trung tâm văn hóa lớn. Trở về đất nước mình thấy buồn rười rượi. Đất tôn giáo nhiều nơi vẫn còn bị nhà nước chiếm giữ, không trả lại, có nơi thì người ta hè nhau giải tỏa, ai can ngăn, ai nói sự bất bình đều bị bỏ ngoài tai, có khi còn bị ăn đòn. “Lời quê chắp nhặt dông dài “, nói vài ba câu cho đỡ thèm. Xin mọi người thông cảm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cục xương, nuốt vô thì hóc buộc phải nhả ra thôi. Chẳng tử tế gì đâu. Nói cái gì cũng nên rõ ràng dễ hiểu.

      Xóa
  2. Ông Nguyễn Công Khế vui mừng khi "Dòng Mến Thủ Thiêm được đề nghị công nhận là khu di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia ". Như vậy là ông chẳng hiểu gì về ông Thiện Nhân và đảng CSVN. Ông Khế có biết khi "được công nhân là khu di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia " thì cái cột nhà hay cục gạch của di tích bị hư hỏng muốn sửa chữa cũng phải xin ý kiến của nhà nước? Ông có biết các chùa chiền khi lên "cấp quốc gia" thì các sư trụ trì và các phật tử chân chính đều bỏ đi hết chỉ còn mấy sư công an sư quốc doanh không? Chính vì vậy tôi cho việc ông Nhân làm là một thủ đoạn nhằm phá nhà thờ Thủ Thiêm từ trong ruột.

    Trả lờiXóa
  3. Vui vui vui . Mới nghe tin lãnh đạo thành phố HCM đang có chiều hướng giữ lại Dòng mến thánh giá Thủ thiêm và nhà thờ Thủ thiêm , tôi đã thấy vui mừng , xúc động . Ghi công của nhân dân và các nhà trí thức , các nhà đấu tranh dân chủ và cũng ghi công ông Nguyễn thiện Nhân và đồng sự trong việc này .

    Trả lờiXóa
  4. Thời gian qua những thằng động vào tâm linh đều bị nhân quả nhãn tiền, chắc bọn chúng chùn tay vì sợ luật nhân quả.

    Trả lờiXóa
  5. Ông Nhân đã thay mặt giáo dân vả vào mặt Lê Thanh Hải, Tất Thành Canh và bè lũ lợi ích của chúng

    Trả lờiXóa
  6. Nguyễn Công Khế
    16g30 chiều mai, ngày 23, lãnh đạo Thành uỷ còn một cuộc họp nữa về vấn đề này.
    ----------
    Nhà em đọc bài này bây giờ là 09:29h, 23/12/2018.
    Ba mươi chưa phải lag Tết.

    Trả lờiXóa
  7. Một cái tên đẹp :" Thiện Nhân " ; Mong sao ông làm được nhiều việc tốt lành như tên của ông , không tráo trở gian manh như những người khác .

    Trả lờiXóa
  8. Ừ,sai ,các chú nhận sai
    Vẫn cần nọc cổ những "tay"làm bừa!
    Hỏi thêm ,còn chuyện phá chùa
    San bằng ,các chú bây giờ tính sao?
    HƯƠNG DƯƠNG THU

    Trả lờiXóa
  9. Bạn nên tin và nguyện làm đệ tử một Đấng Tối Cao (Jesus, Đức Phật...), khi ấy bạn sẽ cảm thấy tự do.

    Trả lờiXóa
  10. Nếu nhận xét: "Các nhà quy hoạch các khu đô thị mới đã có thiếu sót khi gần như không chú ý tới khía cạnh tâm linh. Không có chỗ cho đền, chùa, nhà thờ, trong khi những nhu cầu này tưởng xa xôi nhưng rất gần với đời sống con người." là hoàn toàn không đúng!
    Tại trường ĐHKT, nơi đào tạo các KTS Quy hoạch, được dạy rất kỹ về nội dung này. Trong thực tế làm QH cụ thể mà bắt gặp những công trình tâm linh tôn giáo thì được xem đó là điểm sáng văn hóa trong QH của khu vực, nó không chỉ được giữ gìn mà được tôn tạo nâng cấp trong không gian QH mới! Cái tiếc thay ở đây là người có nghề chuyên môn như các kts QH lại không có quyền quyết định trong phê duyệt, cho nên ĐAQH thường mất đi tính khoa học khách quan của nó, nó méo mó bởi người chủ trương có quyền lực! Chẳng những thế Đồ án QHXD khu đô thị Thủ Thiêm được TT Võ Văn Kiệt duyệt rồi mà "người ta" còn trắng trợn đổi thay bằng cái Quyết Định của chính quyền địa phương, thì cái anh kts QH, tác giả đồ án là cái thá gì mà có quyền đòi giữ lại cái không gian tâm linh kia! KTS Quy Hoạch, một cái nghề "quyền rơm vạ đá" , xin đừng trách họ!
    Trước đây ta đã định thành lập Văn Phòng Kiến trúc sư trưởng, chịu trách nhiệm về phát triển xây dựng của thành phố, nhưng nó mới qua thử nghiệm thì phải loại bỏ! Tại sao ư? Thứ nhất là KTS trưởng mà không có quyền ký duyệt đồ án Qh thì làm KTS Trưởng làm gì? Nếu hay thì không đến lượt, còn nếu dở thì chịu gánh lấy một mình! Còn nếu chính quyền đô thị sinh ra Văn phòng KTS Trưởng, mà nó không theo ý mình, thì sinh ra nó làm gì? Vì thế sau đèn cù nó chạy vòng quanh, VPKTS trưởng lại trở về y nguyên Viện QH Thành Phố với chức năng "tham mưu" cho lãnh đạo không nghề!
    KTS quy hoạch, cái nghề quyền rơm vạ đá, xin đừng trách họ?

    Trả lờiXóa
  11. Vậy còn chùa Liên Trì đã bị chính quyền TP san phẳng thì thế nào?
    Nhiều Phật tử tin rằng, việc 2 phó chủ tịch TP, 1 bí thư quận, 1 phó bí thư thường trực TP, và sắp tới là 1 cựu chủ tịch và 1 cựu bí thư TP và những kẻ liên đới sẽ bị “quả báo nhãn tiền” bởi tội ác phá chùa Liên Trì. Những người khác có thể bị “nhãn tiền” hoặc bị quả báo bất kể khi nào. Những kẻ tạo nghiệp ác hay bao che cho cái ác lộng hành cũng không thoát được “nghiệp báo”.
    Hi vọng luật Trời Phật sẽ xử công bằng, khi luật người quá bất công.

    Trả lờiXóa