Không ít công trình kiến trúc, di tích lẫn hiện vật, cổ vật bên trong những di tích ở Thừa Thiên - Huế bị viết, vẽ bậy, xâm hại, làm xấu hình ảnh du lịch trong mắt du khách nước ngoài.
Quần thể di tích Cố đô Huế hiện do Trung tâm BTDT Cố đô Huế quản lý, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993 và được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Quần thể di tích này có đến 29 cụm di tích nằm rải rác trên địa bàn TP Huế và các huyện, thị xã của tỉnh Thừa Thiên- Huế với hàng trăm hạng mục công trình lớn, nhỏ.
Quần thể di tích Cố đô Huế hiện do Trung tâm BTDT Cố đô Huế quản lý, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993 và được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Quần thể di tích này có đến 29 cụm di tích nằm rải rác trên địa bàn TP Huế và các huyện, thị xã của tỉnh Thừa Thiên- Huế với hàng trăm hạng mục công trình lớn, nhỏ.
Nhiều di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế, trong đó có Đại Nội đang là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Mặc dù tại các điểm di tích đã được cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên- Huế đặt biển cảnh báo như “cấm xâm hại di tích”, “cấm vẽ bậy lên di tích”… nhưng khi đến tham quan, nhiều người còn thiếu ý thức và “vô tư” vẽ bậy, xâm hại lên các hiện vật là những cổ vật, các công trình kiến trúc.
Đoàn du khách nước ngoài bức xúc khi nhìn thấy nhà bia ở chùa Thiên Mụ bị viết,
vẽ bậy gây phản cảm.
Nhà bia trong chùa Thiên Mụ bị viết, vẽ bậy dày đặc không còn chỗ trống nào.
.
Những dòng chữ bôi bẩn mai rùa ở nhà bia bên trong khuôn viên chùa Thiên Mụ.
Mặt chiếc trống cổ ở chùa Thiên Mụ làm bằng gỗ mít nguyên khối cũng bị vẽ bậy.
“Chúng tôi không hiểu tại sao nhiều bạn trẻ lại có thể dùng viết để ghi những dòng chữ thể hiện tình yêu hoặc mục đích khác lên các hiện vật, cổ vật ở di tích chùa Thiên Mụ. Việc làm này hết sức phản cảm và khi được các du kháchnước ngoài hỏi vì sao lại có tình trạng bôi bẩn di tích như thế thì tôi thật sự không biết phải giải thích như thế nào…”, anh Nguyễn Văn Tiến, hướng dẫn viên của một Công ty du lịch tại TP Đà Nẵng chuyên dẫn đoàn khách Hàn Quốc đến tham quan các danh lam, thắng cảnh ở Cố đô Huế bày tỏ.
Bên trong cổ vật đại hồng chung ở chùa Thiên Mụ cũng xuất hiện
Một trong số đó phải kể đến di tích Chùa Thiên Mụ tọa lạc trên đồi Hà Khê ở tả ngạn sông Hương cách trung tâm TP Huế không xa. Nhiều năm qua, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên- Huế, chính quyền địa phương và nhà chùa đã phối hợp thực hiện tốt công tác bảo tồn các hiện vật, cổ vật, công trình kiến trúc tại ngôi chùa cổ bậc nhất xứ Huế để phục vụ du khách tham quan. Tuy nhiên vấn nạn xâm hại, vẽ bậy, bôi bẩn lên chuông cổ, bia đá, mai rùa… tại di tích này khiến người dân địa phương và du khách vô cùng bức xúc.
Nhà bia trong chùa Thiên Mụ bị viết, vẽ bậy dày đặc không còn chỗ trống nào.
.
Những dòng chữ bôi bẩn mai rùa ở nhà bia bên trong khuôn viên chùa Thiên Mụ.
Cụ thể như chiếc trống cổ làm bằng gỗ mít nguyên khối đặt ở lầu trống trước cổng chùa Thiên Mụ bị viết vẽ bậy với những dòng chữ ngoạch ngoạc của các bạn trẻ như: “T yêu K”, “kỷ niệm tình yêu ở Thiên Mụ”…
Mặt chiếc trống cổ ở chùa Thiên Mụ làm bằng gỗ mít nguyên khối cũng bị vẽ bậy.
Trong khi đó, bên trong cổ vật đại hồng chung ở chùa Thiên Mụ cũng xuất hiện vô số những dòng chữ nhỏ được ghi bằng bút mực màu trắng. Tiếp đó, phía chính diện nhà lục giác trong khuôn viên chùa đặt tấm bia đá “Ngự kiến Thiên Mụ tự” của chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) cũng xảy ra tình trạng viết, vẽ bậy. Phần thân rùa ở khu vực nhà bia bị bôi bẩn bằng vô số dòng chữ viết Tiếng Việt với nội dung cầu an, nguyện cầu tình yêu...
“Chúng tôi không hiểu tại sao nhiều bạn trẻ lại có thể dùng viết để ghi những dòng chữ thể hiện tình yêu hoặc mục đích khác lên các hiện vật, cổ vật ở di tích chùa Thiên Mụ. Việc làm này hết sức phản cảm và khi được các du kháchnước ngoài hỏi vì sao lại có tình trạng bôi bẩn di tích như thế thì tôi thật sự không biết phải giải thích như thế nào…”, anh Nguyễn Văn Tiến, hướng dẫn viên của một Công ty du lịch tại TP Đà Nẵng chuyên dẫn đoàn khách Hàn Quốc đến tham quan các danh lam, thắng cảnh ở Cố đô Huế bày tỏ.
Bên trong cổ vật đại hồng chung ở chùa Thiên Mụ cũng xuất hiện
vô số những dòng chữ nhỏ.
Tại di tích Văn Miếu thuộc phường Hương Hồ (thị xã Hương Trà) được xây dựng năm 1808 dưới triều vua Gia Long, là nơi trang nghiêm, đề cao việc học, trọng hiền tài, những tấm bia lẫn nhà bia nơi đây đã bị du khách vẽ bậy, bôi bẩn từ nhiều năm qua…
Di tích Văn Miếu ở phường Hương Hồ (thị xã Hương Trà) cũng bị xâm hại
Tại di tích Văn Miếu thuộc phường Hương Hồ (thị xã Hương Trà) được xây dựng năm 1808 dưới triều vua Gia Long, là nơi trang nghiêm, đề cao việc học, trọng hiền tài, những tấm bia lẫn nhà bia nơi đây đã bị du khách vẽ bậy, bôi bẩn từ nhiều năm qua…
Di tích Văn Miếu ở phường Hương Hồ (thị xã Hương Trà) cũng bị xâm hại
do nạn viết, vẽ bậy.
Mặt của một tấm bia ở di tích Văn Miếu bị khắc vẽ nham nhở gây phản cảm.
Nhưng để những quy tắc ứng xử văn minh này phát huy tác dụng trong thực tiễn thì cần có sự vào cuộc tuyên truyền mạnh mẽ từ các cơ quan chức năng lẫn chính quyền địa phương và doanh nghiệp làm dịch vụ du lịch.
Được biết, từ tháng 3-2017, Bộ VHTT&DL đã ra quyết định số 718/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành “Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch”. Đây là những quy định mang tính chuẩn mực nhằm định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách thức ứng xử văn minh của tổ chức và cá nhân khi tham gia các hoạt động du lịch.
Đối tượng áp dụng là khách du lịch người Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; người nước ngoài đi du lịch tại Việt Nam; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch.
Đối tượng áp dụng là khách du lịch người Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; người nước ngoài đi du lịch tại Việt Nam; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch.
Mặt của một tấm bia ở di tích Văn Miếu bị khắc vẽ nham nhở gây phản cảm.
Nhưng để những quy tắc ứng xử văn minh này phát huy tác dụng trong thực tiễn thì cần có sự vào cuộc tuyên truyền mạnh mẽ từ các cơ quan chức năng lẫn chính quyền địa phương và doanh nghiệp làm dịch vụ du lịch.
Theo Anh Khoa/CAND
Đây là bằng chứng của một nền giáo dục thời kỳ đổ đá , chỉ có khác là nó được vẽ , viết ở cuối TK 20 đầu TK 21 và các tác nhân được đào tạo dưới mái trường XHCN bởi một đội quân giáo sư , tiến sĩ đông gấp nhiều lần so với các nước khác trên thế giới . Chúng ta có ( tự hào ) như các kẻ cầm quyền nói đây là " thời kỳ huy hoàng nhất của dân tộc " ???.Không cần phải sống đến khi dâu dài , tóc bạc để minh chứng XH VN đang ở đâu !!!
Trả lờiXóaVới những tư duy rởm, triết lí rởm, phẩm chất đạo đức rởm, bẳng cấp rởm ... chễm chệ trên cung trăng thì chỉ có zậy thôi!?
Trả lờiXóaNguyên nhân chính là nền giáo dục XHCN không dạy người Việt biết kính trọng tổ tiên và có ý thức bảo vệ những di sản của tổ tiên. Người lớn đập phá chùa đền cổ thì thanh niên vẽ bậy lên di tích cổ là điều đương nhiên. Đối xử với di sản của đất nước cách này là một trong những nét văn hoá của chế độ cộng sản chứ không phải là hiện tượng bất thường. Nếu nhà nước này thực tâm bảo vệ những di tích cổ, di sản lịch sử thì không cách gì những chuyện vẽ bậy có thể xảy ra được. Việc này cũng như vấn đề bảo vệ môi trường, nếu thật sự nhà nước quan tâm đến việc bảo vệ môi trường thì không ai có thể đổ rác đổ thuốc độc xả khói vô tư một cách công khai vào môi trường nước, đất, không khí như hiện nay.
Trả lờiXóaKhông phải chỉ do ngành giáo dục, ngành văn hóa hay bộ ngành cụ thể nào, mà là do tất cả, tất cả mô hình, hệ thống này. Một nền quản trị quốc gia tồi tệ và vô văn hóa thì không thể tránh khỏi một bộ phận không nhỏ người dân vô văn hóa. Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Mọi tội lỗi do chính những kẻ đang quản trị đất nước phải chịu trách nhiệm.
Trả lờiXóa