Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

CHÍNH KHÁCH KHẮP NƠI KÊU GỌI VN CẢI THIỆN NHÂN QUYỀN


Chính khách khắp nơi kêu gọi VN cải thiện nhân quyền

BBC tiếng Việt
20 -09 - 2018

Chính khách khắp nơi ngày càng mạnh mẽ lên tiếng kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền.


Mới đây nhất, 32 thành viên của Nghị viện châu Âu đã gửi thư ngỏ thúc giục chính phủ Việt Nam thực hiện những bước cải thiện đáng kể trong hồ sơ nhân quyền trước khi có thể được phê chuẩn để tham gia Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA).

Bức thư cho hay, sau cuộc họp ngày 25/6 với Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Trần Tuấn Anh, Ủy viên Thương mại Malmström đề cập đến "cam kết rõ ràng của Việt Nam về tôn trọng nhân quyền và tuân thủ các quy ước của Tổ chức Lao động Quốc tế ".

Theo nội dung bức thư được công bố, Nghị viện châu Âu cũng từng nhiều lần bày tỏ lo ngại và hoài nghi về việc Việt Nam thực hiện các cam kết về nhân quyền. Rằng các quy định lỏng lẻo về an ninh quốc gia đã bị lợi dụng để đàn áp người bất đồng chính kiến ôn hòa, và bỏ tù nhiều người bảo vệ nhân quyền.

RSF kêu gọi VN thả blogger Ngô Văn Dũng
Phúc thẩm Nguyễn Văn Túc: ‘Bản lĩnh, không xin xỏ’
Quảng Bình xử ông Nguyễn Trung Trực 12 năm tù

"Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam giành quyền lực năm 1954, đảng này chưa bao giờ cho phép tự do bầu cử. Ngành tư pháp, truyền thông, internet, hoạt động của giới xã hội dân sự bị kiểm duyệt gắt gao. Trong khi đó, công đoàn độc lập không được phép hoạt động," bức thư có đoạn.

"Để đảm bảo tôn trọng các cam kết nhân quyền của Liên minh châu Âu (EU), các thành viên của Nghị viện châu Âu đề xuất EU xem xét một loạt các điều khoản về nhân quyền mà Việt Nam cần đạt được trước khi EVFTA được gửi cho Quốc Hội để xem xét thông qua."

Cụ thể, các dân biểu yêu cầu Việt Nam bãi bỏ nhiều điều khoản của Bộ Luật hình sự Việt Nam nhằm đảm bảo tuân thủ Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và tôn trọng quyền con người.

Các dân biểu cũng yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho nhiều nhà bất đồng chính kiến như ông Thích Quảng Độ; blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Hóa, Trần Huỳnh Duy Thức, và nhiều nhà hoạt động khác.

Thư cũng đề cập đến việc Việt Nam cần sửa đổi Luật An ninh mạng và Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo.

Trước đó, tại Hoa Kỳ, hồi đầu tháng Chín, Thượng Nghị Sĩ Dean Tran thuộc tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ, công bố bức thư ngỏ gửi Tổng thống Donald Trump bày tỏ lo ngại về vấn đề vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam.

Bức thư được 34 vị dân cử của Massachsetts đồng ký tên có đọan viết:

"Trong suốt thời gian giữ chức vụ chủ tịch nước cho đến nay, ông Trần Đại Quang đã nhiều lần cho thấy ông không có chút quan tâm nào đến nhân quyền của người dân Việt Nam. Chúng ta không cần phải tìm hiểu sâu xa để có thể thấy chính quyền Việt Nam đang kiểm duyệt các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook và Google một cách trắng trợn. Chúng ta có thể thấy rằng, người dân Việt Nam không được hưởng quyền tự do để bày tỏ tương tự mà công dân Hoa Kỳ đang có."
.


Thư cũng đề cập đến sự mất tự do tín ngưỡng ở Việt Nam, khi người dân phải đăng ký hoạt động tôn giáo với chính quyền và chờ xem có được xét duyệt hay không.

Trước đó nữa, các tổ chức như Phóng viên Không Biên giới, Tổ chức theo dõi Nhân quyền và Ân xá Quốc tế đã liên tiếp gửi đi các thông cáo kêu gọi thả tự do cho những tù nhân lương tâm đang bị giam cầm trên khắp Việt Nam.
 
Bắt bớ và giam cầm

Sự quan tâm của quốc tế trước tình hình nhân quyền Việt Nam đến vào lúc hàng loạt nhà hoạt động nhân quyền tiếp tục bị đem ra xét xử.

Cùng lúc đó là tin tức trên mạng xã hội về các vụ tuyệt thực của tù nhân chính trị để phản đối các chính sách hà khắc trong trại giam.

Mới đây nhất là phiên xử phúc thẩm ông Nguyễn Văn Túc hôm 18/9, y án sơ thẩm 13 năm tù giam, 5 năm quản chế.

Trước đó gần một tuần, ông Nguyễn Trung Trực cũng chịu y án sơ thẩm 12 năm tù giam, 5 năm quản chế.

Các phiên phúc thẩm xử người bất đồng chính kiến thường kết thúc với kết quả như được báo trước: giữ nguyên án sơ thẩm.

Dư luận mạng vừa qua cũng ồn ào với việc tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực tới ngày thứ 33 để phản đối trại giam ra các chính sách vô lý, đồng thời yêu cầu được thả tự do theo luật định.

Trước đó nữa là vụ chiếu phim tài liệu Mẹ Vắng Nhà - cuốn phim về đời sống của bà Tuyết Lan và hai con blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh kể từ khi bà Quỳnh đi tù. Phim bị hủy chiếu ngay trước buổi chiếu dự kiến ở CLB Nhà báo Quốc tế ở Bangkok, Thái Lan. Trong khi gia đình Mẹ Nấm thông tin về việc bà bị áp bức, tra tấn tinh thần trong tù.

Ngoài ra, còn một số vụ cáo buộc chính quyền Việt Nam bắt người không rõ nguyên nhân. Nhiều trường hợp đến nay bặt vô âm tín, như vụ blogger Ngô Văn Dũng, hay Việt kiểu Mỹ Michael Nguyễn.

Theo báo cáo gần đây nhất của Tổ chức Theo dõi nhân Quyền quốc tế, tới nay vẫn còn gần 150 tù nhân chính trị đang bị giam cầm trên khắp Việt Nam.

Trong khi đó, các vụ bắt giữ và xét xử mới vẫn đang tiếp diễn.

Truyền thông trong nước phần lớn không đăng tải các thông tin như Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực, phim Mẹ Nấm bị cấm chiếu, hay các vụ blogger 'mất tích'.

Trong khi đó các phiên tòa xét xử người bất đồng chính kiến thường được tường thuật trên báo Việt Nam với các cáo buộc như 'âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân'. 
 

5 nhận xét :

  1. VN đã "cải thiện" nhân quyền lắm rồi mà điển hình là Hà Nội. Vừa qua ông PCT thành phố và một đoàn bộ sậu đã hạ cố vào bệnh viện thăm một cô gái bị sốc ma túy trong vụ 7 người bị chết trong đêm đại nhạc hội ở Hồ Tây vừa qua. Cả đoàn khúm núm khoanh tay trước bụng, nét mặt "thương xót" đứng trước cô gái rất xinh, rất sexy. Lại còn tặng tiền (để cô ta, sau khi khỏe) lại tiếp tục "phê" nữa chứ! Ông PCT bảo, đây là hành động nhân văn (trong khi dân ốm trơ xương thì chẳng thấy các ông ló mặt đến thăm)!
    Các ngài dân biểu Mỹ nên tuyên dương ông này!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghe đâu cô gái bị sốc ma túy đó là ÁI NỮ CỦA MỘT ÔNG BỘ TRƯỞNG VỪA LÀ CHÁU NỘI CỦA MỘT ÔNG CHỦ TỊCH ?

      Xóa
  2. Ôi Nhân Quyền ! Mi ở đâu ? Tìm mãi ở VN mà khó gặp !

    Trả lờiXóa
  3. Phải là Trump mới trị được cs!

    Trả lờiXóa
  4. Chỉ cần xem những chữ kí của các vị Nghị Sĩ này cũng thấy được phần nào tư cách và con người của họ . Chắc bức thư của các vị này không chỉ là người lời nói suông !

    Trả lờiXóa