Theo luật, anh Đặng Văn Hiến chỉ bị tối đa 7 năm tù
Trần Đình Thu
14-7-2018
Trong bài này tôi sẽ cố gắng phác họa 1 bức tranh toàn cảnh về vụ án anh Đặng Văn Hiến để mọi người có góc nhìn đa chiều hơn.
MÂU THUẪN ĐẤT XÂM CANH VÀ ĐẤT DỰ ÁN
Trước năm 2005, nhiều hộ dân trong đó có gia đình anh Đặng Văn Hiến vào khu vực thuộc tiểu khu 1535 xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông để tự khai phá đất làm ruộng rẫy. Đây là đất rừng thưa do nhà nước quản lý nhưng không sử dụng làm gì cả.
Năm 2008, công ty Long Sơn xây dựng dự án sản xuất nông lâm nghiệp trên vùng đất mà các hộ dân đang canh tác trong đó có phần đất của gia đình anh Hiến. UBND tỉnh Đắc Nông phê duyệt dự án, giao đất cho Long Sơn với điều kiện phải thỏa thuận việc đền bù cho các hộ dân.
Chúng ta cần biết 1 thực trạng thế này: do tỷ lệ đất canh tác trên đầu người của người dân Việt Nam thấp nên ở các tỉnh miền núi, người dân thường đến các vùng đồi trọc hoặc rừng thưa tự vỡ hoang rồi tự canh tác, gọi là xâm canh. Đất xâm canh phần lớn không được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, vì thế khi doanh nghiệp đặt dự án lên đó thì nhà nước luôn phê duyệt cho họ.
KHI NÔNG DÂN ĐỨNG TRƯỚC NGUY CƠ BẦN CÙNG HÓA
Khi nhà nước phê duyệt dự án cho doanh nghiệp, người dân có nguy cơ rơi vào bần cùng hóa vì không có tư liệu sản xuất. Gia đình anh Hiến cũng như thế. Anh đã dồn toàn bộ công sức tiền bạc vào đất đai, nếu công ty Long Sơn lấy đất mà không đền bù thì anh không có con đường sống nào khác. Ở đây tôi cho rằng nhà nước nên thay đổi cách nhìn vấn đề, nếu không sẽ sinh ra thảm trạng rất nhiều người nông dân rơi vào cảnh màn trời chiếu đất khi doanh nghiệp đặt dự án lên đất xâm canh ở các tỉnh miền núi.
ANH HIẾN THUỘC TRƯỜNG HỢP GIẾT NGƯỜI DO TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG
Công ty Long Sơn được giao đất với điều kiện phải thỏa thuận đền bù cho người dân nhưng họ không đền bù đưa đến nguy cơ gia đình anh Hiến phải trắng tay là yếu tố thứ nhất dẫn đến tinh thần bị cáo Hiến bị kích động. Sự kích động này kéo dài âm ỉ và ngày càng tăng dần khi càng gần đến thời hạn phải giao đất.
Yếu tố gây kích động thứ 2 là công ty Long Sơn tự đưa xe máy ủi đến ủi cây cối trong vườn nhà anh Hiến với giá trị lớn.
Yếu tố thứ 3 gây kích động cao độ là người của công ty Long Sơn có ném đá tấn công anh Hiến và những người giữ đất, chửi bới, thách thức và thể hiện quyết tâm phá hoa màu đến cùng.
Nghị quyết số 04/ HĐTPTANDTC/NQ ngày 29 tháng 11 năm 1986 hướng dẫn về các trường hợp tinh thần bị kích động viết:
“… có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh”.
Như vậy hành vi giết người của anh Hiến thuộc trường hợp tinh thần bị kích động mạnh. Vì gia đình anh bị tâm lý mất tất cả đè nặng một thời gian dài trước đó bởi hành vi trái pháp luật của công ty Long Sơn (không bồi thường theo quy định mà quyết tâm lấy đất) và bùng nổ khi công ty Long Sơn đưa người vào phá hoa màu, ném đá tấn công, thách thức (chỉ có nhà nước mới có quyền cưỡng chế thu hồi đất). Ở đây chúng ta lưu ý: Những người tham gia vụ phá hoa màu của anh Hiến hôm đó đã bị khởi tố thì rõ ràng hành vi của họ trái pháp luật nghiêm trọng khiến cho tinh thần bị cáo Hiến bị kích động mạnh là điều quá rõ.
THEO LUẬT, ANH ĐẶNG VĂN HIẾN CHỈ BỊ TỐI ĐA 7 NĂM TÙ
Điều 95 Bộ luật hình sự 1999 quy định tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau:
1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Giết nhiều người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
…..
Tôi không rõ căn cứ luận tội của công tố viên và Hội đồng xét xử thế nào để kết tội anh Hiến tử hình?
Có 2 lý do mà anh Hiến phải bị xử nặng:
Trả lờiXóaThứ nhất là để ngăn chặn những hành động phản ứng của nhân dân khi bị "đảng và nhà nước" cướp đất trong tương lai.
Thứ hai,bao che cho công ty Long Sơn,nhưng thực chất là bao che cho "đảng và nhà nước" vì đứng sau nó chắc chắn là một thằng chóp bu nào đó,có nguồn tin chính là thằng giám đốc công an tỉnh Đăk Nông.
Chúng tôi ủng hộ luận điểm của Ông Trần Đình Thu.Chúng ta kiên quyết kiến nghị với Chủ tịch nước giảm mức án cho anh Hiến . Máu Việt Nam đã đổ quá nhiều một cách vô ích rồi !
Trả lờiXóaXin mọi người , đặc biệt là các vị ngồi ghế cao lưu ý : Cha ông ta có câu HÔN NHÂN ĐIỀN THỔ - VẠN CỔ CHI THÙ . Trong vụ án này , lũ đi cướp đất có thế lực cực mạnh , nó kiên quyết đẩy người nông dân mất đất vào đường cùng , vào chỗ chết .
Trả lờiXóaTheo luật 7 năm tù sao lại bị tuyên tử hình?
Trả lờiXóaTử hình Đặng v Hiến là mở đường truy tội giết người cho các chiến sỹ diệt lính Pôn pốt, lính TQ xâm phạm đất đai tổ quốc?. Về pháp lý, hai vụ tương đương, đều là xâm phạm lãnh thổ. Lính TQ chiếm đất, bắn! Lính cty Long sơn chiếm đất, bắn!
Trả lờiXóaLuật các Nước Văn minh Anh Hiến Không có Tội .
Trả lờiXóaNhư vậy thẩm phán, hội đồng xét xử vi phạm phạm pháp luật. Thưa oonng Trần Đình Thu, có thể kiện ông thẩm phán chủ tọa phiên tòa và hội đông xét xử được không và ai khởi kiện.
Trả lờiXóaAnh Hiến Không có Tội .
Trả lờiXóaThời VNCH không có tử hình nhiều như thế này.
Trả lờiXóa