Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Luật Đặc khu: CHÍNH PHỦ SẼ XIN Ý KIẾN NHÂN DÂN NHƯ THẾ NÀO?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Ảnh: Quang Hiếu

Thủ tướng: Xin ý kiến rộng rãi nhà khoa học, nhân dân về đặc khu kinh tế

Người lao động
10/07/2018 19:26

(NLĐO)- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng đặc khu kinh tế, đã chủ trì họp Ban Chỉ đạo nhằm tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, xác đáng của cán bộ lão thành, các vị đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, các nhà khoa học và nhân dân.


Chiều 10-7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (đặc khu kinh tế), đã chủ trì họp Ban Chỉ đạo nhằm tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, xác đáng của cán bộ lão thành, các vị đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, các nhà khoa học và nhân dân để tiếp tục xây dựng các phương án phù hợp thực hiện chủ trương xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo Hiến pháp, các Nghị quyết của Đảng, luật pháp có liên quan, xin ý kiến rộng rãi các nhà khoa học và các tầng lớp nhân dân trước khi trình Quốc hội.
Trước đó, sáng 11-6, với 423 đại biểu tán thành (chiếm 85,63% tổng số đại biểu), tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thông qua nghị quyết điều chỉnh lùi thời gian xem xét, thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Luật Đặc khu).

Theo đó, có 432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết trong sáng ngày 11-6 (chiếm 87,45% tổng số đại biểu Quốc hội); trong đó có 423 đại biểu tán thành (chiếm 85,63% tổng số đại biểu Quốc hội), 8 đại biểu không tán thành (chiếm 1,62% tổng số đại biểu Quốc hội) và 1 đại biểu không biểu quyết (chiếm 0,20% tổng số đại biểu Quốc hội).
.
Quốc hội biểu quyết lùi dự án Luật Đặc khu với trên 85% phiếu thuận - Ảnh: Quang Vinh

Dự án Luật Đặc khu trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10-2017); sau đó, đã được tiếp thu, chỉnh lý để trình Quốc hội tại kỳ họp này.

Kết quả tổng hợp ý kiến các vị đại biểu Quốc hội phát biểu tại phiên thảo luận tại hội trường ngày 23-5 cũng như góp ý bằng văn bản về dự án luật cho thấy đa số ý kiến tán thành sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật và cho rằng dự thảo Luật Đặc khu đã được tiếp thu, chỉnh lý nghiêm túc, thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, kết luận của Bộ Chính trị, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp. Các vị đại biểu Quốc hội đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm vào các nội dung cụ thể để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật.

Tuy nhiên, đây là dự án luật mới, phức tạp, chưa có tiền lệ; nhiều quy định về cơ chế, chính sách trong dự thảo luật mang tính đột phá cả về tổ chức bộ máy và quan điểm, định hướng phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp; ý kiến của đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và cử tri về một số nội dung của dự án luật còn khác nhau.

Trên cơ sở nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, các tầng lớp nhân dân và cử tri, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thận trọng, cân nhắc nhiều mặt và thống nhất với Chính phủ chỉnh lý quy định của dự thảo Luật Đặc khu về thời hạn sử dụng đất để sản xuất kinh doanh áp dụng theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm.

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Chính phủ trân trọng đề nghị Quốc hội cho điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đặc khu từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (dự kiến khai mạc tháng 10-2018) để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân, hoàn thiện dự thảo luật, bảo đảm xây dựng thành công 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân PhongPhú Quốc, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội giao Chính phủ chủ trì phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, chỉnh lý dự thảo Luật Đặc khu và hoàn chỉnh các dự thảo nghị quyết, đề án về thành lập các đặc khu, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có liên quan quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất đai tại các địa bàn dự kiến thành lập đặc khu, tích cực triển khai các công việc chuẩn bị về nguồn lực, điều kiện bảo đảm để khi luật và các nghị quyết được Quốc hội thông qua có thể thực hiện được ngay; đồng thời, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, làm rõ những vấn đề được đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm để tạo sự đồng thuận cao đối với các nội dung của dự thảo luật.
_____________

Tễu Blog: Chưa biết Chính phủ sẽ xin ý kiến các nhà khoa học và nhân dân về Luật Đặc khu như thế nào?

Chính phủ nên tổ chức đối thoại - tranh luận và truyền hình trực tiếp trên VTV và CHTV mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 30 phút, từ nay cho đến kỳ họp quốc hội tới đây (Tháng 10/2018). Thỉnh thoảng có lia máy truyền hình trực tiếp các cuộc biểu tình, xuống đường, tuần hành của nhân dân.

13 nhận xét :

  1. Xin kiểu tự biên, tự diễn như vụ hiến pháp... kiểu gì dân cũng "Đồng thuận cao" cho mà xem....

    Trả lờiXóa
  2. Chắc lại giở cái trò như lấy ý kiến của nhân dân về hiến pháp 2013.
    Nếu đã lấy ý kiến nhân dân rồi thì ông Phúc nên luôn tiện hỏi dân có muốn đảng tồn tại thêm ngày nào nữa không?

    Trả lờiXóa
  3. Đã đút tiền vào túi, đã vay tiền đầu tư BĐS, đã bỏ tiền xây dựng đường bến bãi, đã hứa với tàu khựa ... nhiều cái "đã" lắm rồi. Có lẽ phải kỷ luật các đồng chí khởi xướng (trước tiên là PMC và NCD). Chỉ có ý kiến của bọn này mới đồng ý về Luật đặc khu mà thôi.

    Trả lờiXóa
  4. "trò mèo" tái diễn. kết quả của lần bỏ phiếu vừa rồi lại một lần nữa chứng tỏ rằng, hầu hết những người khoác áo đại biểu quốc hội không làm đúng hoặc không biết vai trò của họ là gì. tốt nhất không nên giở lại trò "lấy ý kiến" nữa. vì điều đó chỉ khẳng định thêm sự không trung thực của cơ quan công quyền với đồng bào của mình.

    Trả lờiXóa
  5. Xin ý kiến dân cho phải phép thế chứ mọi cái " ván đã đóng thuyền rồi" !

    Trả lờiXóa
  6. Tôi không tin , tôi không tin , tôi khhoong tin mấy ông này nữa . Vì cac ông ấy lừa dân có thâm niên rồi .

    Trả lờiXóa
  7. Tôi không có trình độ,không biết lý luận,không biết phân tích...Tôi chỉ nói lên Tiếng nói của nhân dân Việt nam là:
    "Nhất định không cho Trung quốc thuê đặc khu nào cả!"
    Cha ông ta đã bao đời hy sinh,chiến đấu để giữ nước,ngày nay chúng ta phải "Giữ nước"! thà chết chứ không thể cho bọn Trung quốc vào thuê mướn gì hết!
    Toàn dân Việt nam xin trả lời thủ tướng như vậy ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ thưa đúng bác Hiền Đức, toàn dân Việt nam trả lời thủ tướng:" thà chết chứ không thể cho bọn Trung quốc vào thuê mướn gì hết!"

      Xóa
  8. Dứt khoát "Không đặc khu" ! Dân nói thế mấy tháng rồi còn gì. Không nên tiếp tục ra vẻ dân chủ nữa. Chỉ nhớ cho rằng kẻ nào vẫn nhất định lập đặc khu hôm nay là tội đồ số một của Dân tộc !...

    Trả lờiXóa
  9. Chúng tôi sợ bị lừa, phải làm cách nào đó cho dân có tiếng nói thật sự. Thí dụ nhà nào phản đối đặc khu thì dán trước cửa 3 chữ "không đặc khu", và phải có các nhóm người dân , nhân sĩ độc lập kiểm soát. Phải cho công khai như vậy mới bảo đảm được kết quả là thật chứ không phải trò lừa bịp.
    Một điều nữa là các câu chất vấn đảng và nhà nước của dân chúng và của các nhà chuyên môn, trí thức về sự tai hại của đặc khu - đảng và nhà nước chưa hề trả lời và giải trình với dân.
    Không thể tiếp tục bịt miệng dân đồng thời cứ nói như thiệt là tôn trọng ý dân. Hãy làm sao cho dân thấy các ông có sửa đổi chứ đừng tiếp tục nói một đàng làm một nẻo.

    Trả lờiXóa
  10. CP nên lấy ý kiến toàn dân theo kiểu người Anh xin ý kiến Brexit

    Trả lờiXóa
  11. Ông thủ tướng à, dân đã trả lời rồi mà: Không đặc khu dù chỉ 1 ngày!
    Nhưng các ông đã cho người đánh dân chí chết, nay ông lại nói sẽ hỏi ý kiến dân, màn kịch gì nữa đây?
    Trước lòng dân sục sôi căm phẫn vì đặc khu, tôi nghĩ đây có thể là một cái bẫy, một màn diễn tinh vi để đảng và nhà nước thực hiện đặc khu cho bằng được nhưng trách nhiệm sẽ đổ cho dân vì đảng nhà nước đã "xin ý kiến người dân", có đúng không ông thủ tướng? Bà con ta nên cảnh giác nha.
    Vâng, ý dân là đây tôi nhắc lại cho ông thủ tướng rõ: KHÔNG ĐẶC KHU - KHÔNG TRUNG QUỐC

    Trả lờiXóa
  12. Cần phải dự kiến trường hợp CsVN.không thèm nghe dân đen mà vẫn
    trắng trợn ra luật đặc khu thì nhân dân VN.sẽ làm gì ?
    Hãy biểu tình liên tục và đồng loạt với số lượng người đông đảo
    tham gia tuần hành,càng đông càng có áp lực mạnh mẽ thì đảng mới
    chịu thay đổi cho hợp với quyền tự quyết của dân tộc !
    Còn không thì đáng làm nô lệ cho giặc Tàu cộng thâm hiểm !

    Trả lờiXóa