Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

PHÁT HIỆN MƯU ĐỒ Ở CHIẾM VĨNH VIỄN TRONG LUẬT ĐẶC KHU


PHÁT HIỆN MƯU ĐỒ Ở CHIẾM VĨNH VIỄN 
TRONG DỰ THẢO LUẬT ĐẶC KHU

M.Ch.D

2/6/2018

Luật đặc khu (Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc): Công nhận Quyền thừa kế nhà ở riêng lẽ là trao “qui chế định cư vĩnh viễn” cho người nước ngoài!

Điều 33 và Điều 34 của Dự Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc, công nhận quyền thừa kế đối với nhà ở riêng lẽ, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú… cho người nước ngoài.


------ Trích - Điều 33.Quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại đặc khu “Khoản 2- b)Sở hữu nhà ở thương mại, bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đặc khu, thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân”.

------ Điều 34. Quyền sở hữu căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú Khoản 1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng và đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về nhà ở thì được sở hữu căn hộ khách sạn (condotel), biệt thự nghỉ dưỡng (resort villa), văn phòng làm việc kết hợp lưu trú (officetel) và các loại hình tương tự khác thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu bất động sản trong dự án đầu tư xây dựng bất động sản tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đặc khu”. ……. Hết trích.

Trên thế giới, việc người nước ngoài thừa kế nhà ở luôn bị xem xét bởi một chế định rất khắt khe. Cho nên người nước khác thừa kế chỉ nhận được trị giá bằng tiền. Qui định như thế để nhằm bảo hộ môi trường cư dân cho công dân. Tức người nước ngoài vào sinh sống, họ chỉ được phép sở hữu nhà trong cuộc đời họ chứ quyền sở hữu truyền lại cho đời sau họ không thể có, mà quyền này chỉ công dân trong nước mới có. Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật nhà ở 2014 của nước ta (cũng như luật cũ Bộ luật dân sự 2005), không cho phép người nước ngoài thừa kế nhà ở (trừ trường hợp căn hộ, nhà thương mại nhưng điều kiện quá khắt khe và tinh thần lập pháp là nhắm vào Việt kiều, người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam). Thực trạng người nước ngoài (Việt Kiều) thừa kế nhà ở rất nhiều ở Việt Nam, nhưng họ chỉ nhận được phần trị giá bằng tiền theo luật định.

Diễn giải dài dòng như trên để nói lên rằng quan hệ thừa kế cho người nước ngoài đối với nhà ở nó không chỉ đơn thuần là quan hệ pháp luật tài sản mà nó mang ý nghĩa chủ quyền quốc gia đối với cư trú.


Nhìn lại hai Điều 33 và 34 trong dự luật, đối với người “ngoài nghề” thấy rất không có gì. Nhưng những người hành nghề luật thấy khá rõ khi điều luật này đi vào trong đời sống xã hội. Yếu tố thừa kế mà người nước ngoài (dự liệu sẽ tràn lan người Trung Quốc ở các đặc khu) sẽ phát huy “tác dụng” sau hàng chục năm chứ không phải bây giờ. Khi đó, nhà ở riêng lẽ, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú… sẽ được con cháu người nước ngoài thừa kế và truyền sở hữu qua nhiều thế hệ. Điều này không bị hạn chế bởi điều khoản cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất 99 (được qui định tại Điều 32 của dự luật). Chúng ta thử tưởng tượng một khu phố, một cộng đồng cư dân hình thành gồm toàn bộ người Trung Quốc, với cơ chế công nhận quyền thừa kế như trên, họ sẽ định cư truyền qua nhiều thế hệ trong căn nhà mà cha ông họ để lại.

Nhiều người có thể bắt bẻ rằng, căn nhà là được sở hữu nhưng quyền sử dụng đất vẫn của toàn dân như hiến pháp, hoặc đời sống một công trình nhà ở chỉ vài chục năm. Xin thưa, căn nhà và đất là tài sản hợp nhất không tách rời, tức nhà còn đó thì đất cũng thuộc về người ta, nhà hư có thể xin xây mới đúng theo qui định của pháp luật về quyền sở hữu nhà riêng lẽ, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc. Nó khác với căn hộ thương mại bị phá hủy khi hết hạn sử dụng.

Như vậy, rõ ràng việc luật hóa quan hệ “nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân” trong dự luật khi áp dụng vào thực tế chẳng khác nào trao “qui chế định cư vĩnh viễn” cho người nước ngoài. Khi đó, muốn nhận lại lãnh thổ con cháu chúng ta làm sao với đạo luật “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc”.!?


.

7 nhận xét :

  1. Bán nước trắng trợn!

    Trả lờiXóa
  2. cho phép sản xuất vũ khí trong đặc khu cộng với sở hữu vĩnh viễn qua nhiều thế hệ cho như bán nước rồi còn gì. Chắc chắn là có bàn tay của tình báo hoa nam cài vào ban biên soạn luật đặc khu, chỉ còn chờ các nghị gật bấm nút coi như các đảo trở thành đất của tàu

    Trả lờiXóa
  3. Trực Ngôn 2014lúc 23:38 3 tháng 6, 2018

    Không thể nói người soạn dự thảo luật là kém hiểu biết mà phải khẳng định ĐÂY LÀ HÀNH ĐỘNG GÂY NGUY HẠI CHO AN NINH QUỐC GIA, LÀ nguy cơ dẫn đến MẤT CHỦ QUYỀN ĐẤT NƯỚC. Tôi kịch liệt phản đối việc thành lập 03 đặc khu và luật đặc khu nếu có những nội dung như trên. Dù đất nước có thiếu ngân sách thì có các biện pháp khác chứ không thể đưa đất nước thành con tin của Tàu.

    Trả lờiXóa
  4. Cái này không phải Tàu chiếm mà đảng bán

    Trả lờiXóa
  5. Ở các nước khác, nếu có vụ đặc khu như thé này thì dân đã rầm rầm xuống đường biểu tình phản đối rồi nhưng ở ta không ai dám xuống đường nữa vì nếu "liều mình" thể hiện lòng yêu nước thì tức khắc bị còng tay luôn. Cái chế độ "ưu việt" này nó vậy.

    Trả lờiXóa
  6. Bộ chính trị đã trốn không dám tranh luận với dân và các nhà chuyên môn về khoa học, chính trị, kinh tế, xã hội. Chưa bao giờ sự đồng lòng chống việc thực hiện một quyết tâm của bộ chính trị lại rõ ràng như vậy. Bộ chính trị đã đi ngược lòng dân và đang hứng lấy sự căm phẫn và khinh ghét của dân hơn bao giờ hết. Quốc hội hãy tỉnh táo. Bộ chính trị ra lệnh cho bà chủ tịch quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân bằng lời nói, họ coi như không có trách nhiệm về pháp lý vì không có bằng chứng; nhưng các ông bà dân biểu quốc hội thì phải thò tay bấm nút, tên tuổi ghi lại đầy đủ, các vị đại biểu phải chịu trách nhiệm trước quốc dân về tội đem Tàu vào chiếm đóng 3 vùng đất biển linh thiêng của tổ quốc. Đâu cần 99 năm là mất Việt Nam, hãy nhìn Formosa, dân đã bỏ đi, biển đã chết, biển đất đó chỉ còn lại nhà máy của Tàu và công nhân Tàu. Bài học xương máu của tổ quốc là đó, sao Bộ chính trị lại nhẫn tâm tiếp tục hy sinh dân lành và tổ quốc cho giặc?

    Trả lờiXóa