Luật Hồi Tỵ
Trung ương đang họp bàn luật "Bí thư tỉnh không phải là người địa phương". Không biết họp hành được gì chưa, chỉ biết rằng cái luật đó đã có cách đây chừng ... 600 năm.
Luật Hồi tỵ (迴避, tránh ra nơi khác) có từ thời nhà Hậu Lê, nghiêm cấm quan lại các cấp trấn (tỉnh), phủ, huyện không được phép là người địa phương đó. Lê triều hình luật chép: "Quan lại không được làm quan ở chính quê hương mình; không được lấy vợ, kết hôn, làm thông gia ở nơi mình cai quản; cũng như không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà ở nơi mình làm quan lớn, không được dùng người cùng quê làm người giúp việc".
Luật Hồi tỵ còn được áp dụng tại các kỳ thi Hương, Hội, Đình nhằm tránh tình trạng nâng đỡ con cháu, người thân trong khoa cử. Năm Ất Mùi (1775), khoa thi Hội, Tả thị lang Lại bộ Lê Quý Đôn nhờ hương cống Đinh Thì Trung đổi quyển kỳ đệ tứ cho con mình, Lê Quý Kiệt. Việc lộ, Thì Trung và Quý Kiệt đều bị tội. Lê Quý Đôn được miễn đình nghị nhưng bị 'luân chuyển cán bộ' vào Thuận Hóa.
Thời nhà Nguyễn, luật Hồi tỵ còn nghiêm khắc hơn:
- Quan lại ở các bộ, trong Kinh và ở các tỉnh, phủ, huyện hễ có bố, con, anh em ruột, chú bác, cô dì cùng làm một chỗ đều phải đổi đi chỗ khác. Đối với Viện thái y là viện chuyên giữ việc thuốc men, chữa bệnh cần phải cha truyền con nối thì không phải áp dụng luật "hồi tỵ".
- Những quan lại, ai quê ở phủ, huyện nào thì cũng không được làm việc tại nha môn của phủ, huyện ấy.
Luật Hồi tỵ (迴避, tránh ra nơi khác) có từ thời nhà Hậu Lê, nghiêm cấm quan lại các cấp trấn (tỉnh), phủ, huyện không được phép là người địa phương đó. Lê triều hình luật chép: "Quan lại không được làm quan ở chính quê hương mình; không được lấy vợ, kết hôn, làm thông gia ở nơi mình cai quản; cũng như không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà ở nơi mình làm quan lớn, không được dùng người cùng quê làm người giúp việc".
Luật Hồi tỵ còn được áp dụng tại các kỳ thi Hương, Hội, Đình nhằm tránh tình trạng nâng đỡ con cháu, người thân trong khoa cử. Năm Ất Mùi (1775), khoa thi Hội, Tả thị lang Lại bộ Lê Quý Đôn nhờ hương cống Đinh Thì Trung đổi quyển kỳ đệ tứ cho con mình, Lê Quý Kiệt. Việc lộ, Thì Trung và Quý Kiệt đều bị tội. Lê Quý Đôn được miễn đình nghị nhưng bị 'luân chuyển cán bộ' vào Thuận Hóa.
Thời nhà Nguyễn, luật Hồi tỵ còn nghiêm khắc hơn:
- Quan lại ở các bộ, trong Kinh và ở các tỉnh, phủ, huyện hễ có bố, con, anh em ruột, chú bác, cô dì cùng làm một chỗ đều phải đổi đi chỗ khác. Đối với Viện thái y là viện chuyên giữ việc thuốc men, chữa bệnh cần phải cha truyền con nối thì không phải áp dụng luật "hồi tỵ".
- Những quan lại, ai quê ở phủ, huyện nào thì cũng không được làm việc tại nha môn của phủ, huyện ấy.
- Quan lại ở các nha thuộc phủ, huyện ai là người cùng làng thì phải chuyển đi nha môn khác làm việc.
- Quan lại không được làm quan ở chính quê hương mình, quê vợ mình, thậm chí cả nơi đi học lúc còn trẻ.
- Người có quan hệ thông gia với nhau, thầy trò cũng không được làm quan cùng một chỗ.
- Khi thanh tra, thụ lý án, nếu trong đó có tình tiết liên quan đến người thân thì phải bẩm báo để triều đình cử người khác thay thế.
- Quan lại không được coi thi, chấm thi ở nơi nào có những người ruột thịt, thân quen ứng thi. Nếu có thì phải tâu trình thay người khác.
- Nghiêm cấm các quan đầu tỉnh không được đặt quan hệ giao du, kết thân, kết hôn với đàn bà, con gái nơi mình trị nhậm, cấm tậu nhà, tậu ruộng... trong địa hạt cai quản của mình.
Sang đến thời Pháp thuộc và Việt Nam cộng hòa, luật Hồi tỵ vẫn còn được áp dụng nghiêm ngặt. Chỉ đến thời nhà sản, luật này không dùng, mở đường cho tình trạng gia đình trị, cục bộ địa phương, bè phái thân thuộc, cha truyền con nối ... Nếu xét về công tác cán bộ thì nhà sản không bằng nhà Hậu Lê, nghĩa là tụt hậu gần 600 năm!
Nhà Hậu Lê văn minh thật. Luật Hồi Tỵ chính là vấn đề "xung đột lợi ích" (conflict of interest) mà các quốc gia văn minh như Mỹ thường xuyên xét nét!
Trả lờiXóaThế nhưng phải hiểu rằng đảng chỉ áp dụng Luật Hồi Tỵ hay xung đột lợi ích trong đảng mà thôi! Vì thật ra bản thân đảng đã là xung đột lợi ích với dân rồi! Bởi vì đảng tự phân phối lợi ích cốt lõi của quốc gia ở trong đảng mà thôi!
Và đảng cũng không thể so sánh với nhà Hậu Lê được! Vì nhà Hậu Lê không thành lập đảng, nhân tài được tuyển trạch tực tiếp trong dân qua các cuộc thi sát hạch khách quan, bất kể người dân ấy thuộc thành phần nào!
Đất nước nầy dân tộc nầy rồi sẽ đi về đâu?!
Trả lờiXóaHồi còn ngồi dưới mái trường xhcn,các thầy cô luôn nhồi vào đầu,rằng thì là,chế độ phong kiến là một độ thối nát và phản động.
Trả lờiXóaChế độ tư bản có tiến bộ hơn nhưng đang giãy chết trên toàn thế giới.
Còn chế độ xhcn là một chế độ ưu việt nhất,khoa học nhất,tiến bộ nhất...
Nay thì cụ tổng đang lùa đảng viên về để bàn cách làm theo chế độ...thối nát và phản động
Luật Hồi tỵ . Quá tuyệt vời . Vậy mà đã có từ thời Hậu Lê , nhà nước phong kiến xa xưa mà đã sáng suốt thông minh như vậy , rất đáng tự hào . Mong nay làm được như thế .
Trả lờiXóaChiều 7/5, ông Vương Trinh Quốc, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của tỉnh Lào Cai, cho biết việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình (sinh năm 1985 - con trai bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh) làm Phó Chủ tịch huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai được thực hiện đúng quy trình.
Trả lờiXóa