Vụ "Điệp vụ biển Đỏ": Cục Điện ảnh,
Hội đồng Duyệt phim phải chịu trách nhiệm
Người lao động
25/03/2018 21:30
Dư luận đang chờ câu trả lời và cách xử lý khi phim "Điệp vụ biển Đỏ" của Trung Quốc sản xuất có cảnh uy hiếp của quân đội Trung Quốc trên biển Đông được phép chiếu tại các rạp của Việt Nam
Phim "Điệp vụ biển Đỏ" được Công ty CGV Việt Nam phát hành, sau khi Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) cấp phép, từ ngày 16-3. Đến 24-3, nhà phát hành phim tuyên bố ngừng chiếu trên toàn quốc với lý do phim rất ít người xem.
Công chúng bức xúc
Dù Công ty CGV Việt Nam tuyên bố ngừng chiếu phim "Điệp vụ biển Đỏ" trên toàn quốc với lý do vắng khách sau 10 ngày ra rạp. Tuy nhiên, đây là phim gây nên sự bức xúc cho công chúng bởi nội dung quá đề cao sức mạnh quân đội Trung Quốc và đầy ẩn ý về chính trị khi ngang nhiên tuyên bố bất hợp pháp chủ quyền của họ trên biển Đông. Khán giả nhận ra và phản ứng sau khi xem những thước phim cuối của bộ phim.
"Điệp vụ biển Đỏ" do đạo diễn Lâm Siêu Hiền thực hiện, nội dung lấy cảm hứng từ sự kiện có thật về cuộc di tản 225 người nước ngoài và gần 600 công dân Trung Quốc ở cảng Aden, miền Nam đất nước Yemen khi nơi đây xảy ra nội chiến (tháng 3-2015). Tương tự những phim Trung Quốc gần đây, "Điệp vụ biển Đỏ" phô diễn sức mạnh quân sự, sự quả cảm của chiến binh Trung Quốc. Phim đạt doanh thu hơn 550 triệu USD ở thị trường nội địa nhưng khi đến Việt Nam không thu hút nhiều người xem. Nhiều bình luận tiêu cực của khán giả xuất hiện trên mạng xã hội tập trung vào 2 phút cuối phim được cho là đầy ẩn ý chính trị, tham vọng thâu tóm biển Đông vốn là vùng lãnh hải đang tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Trong 2 phút cuối phim, "Điệp vụ biển Đỏ" dựng cảnh một vùng biển rộng lớn với nhiều tàu chiến tối tân của Trung Quốc xuất hiện, bao vây tàu nước khác, tuyên bố chủ quyền và đề nghị tàu này rời khỏi trong khi vùng biển này vẫn là khu vực đang tranh chấp chủ quyền giữa các nước. Trong đó, Trung Quốc gọi là "South China Sea" (Nam Trung Hoa hoặc Nam Hải) còn Việt Nam gọi là biển Đông. Mặc dù có ý kiến cho rằng cảnh biển trên phim không phân định rõ hải phận nước nào nhưng cách nhà làm phim Trung Quốc sử dụng từ "South China Sea" lên vùng biển chưa rõ ràng được cho là ẩn ý khẳng định bất hợp pháp chủ quyền lãnh hải. Vấn đề nhạy cảm này khiến người xem khó có thể nghĩ khác khi rõ ràng cảnh cuối không liền mạch với cả nội dung phim.
"Đây là sản phẩm tuyên truyền không hơn không kém!"; "Không hiểu sao, các đoạn phim tuyên truyền đầy chủ đích này lại lọt qua các khâu kiểm duyệt của Việt Nam?" - khán giả bình luận và đặt vấn đề. Nhiều khán giả bức xúc nói thẳng rằng: "Ở đây, năng lực kiểm duyệt của cơ quan chức năng yếu kém nên không phát hiện ra hoặc biết nhưng lại phớt lờ". Nhiều người kêu gọi mọi người sáng suốt tẩy chay những bộ phim mang tính tuyên truyền xâm lấn chủ quyền như thế này...
Người lao động
25/03/2018 21:30
Dư luận đang chờ câu trả lời và cách xử lý khi phim "Điệp vụ biển Đỏ" của Trung Quốc sản xuất có cảnh uy hiếp của quân đội Trung Quốc trên biển Đông được phép chiếu tại các rạp của Việt Nam
Phim "Điệp vụ biển Đỏ" được Công ty CGV Việt Nam phát hành, sau khi Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) cấp phép, từ ngày 16-3. Đến 24-3, nhà phát hành phim tuyên bố ngừng chiếu trên toàn quốc với lý do phim rất ít người xem.
Công chúng bức xúc
Dù Công ty CGV Việt Nam tuyên bố ngừng chiếu phim "Điệp vụ biển Đỏ" trên toàn quốc với lý do vắng khách sau 10 ngày ra rạp. Tuy nhiên, đây là phim gây nên sự bức xúc cho công chúng bởi nội dung quá đề cao sức mạnh quân đội Trung Quốc và đầy ẩn ý về chính trị khi ngang nhiên tuyên bố bất hợp pháp chủ quyền của họ trên biển Đông. Khán giả nhận ra và phản ứng sau khi xem những thước phim cuối của bộ phim.
"Điệp vụ biển Đỏ" do đạo diễn Lâm Siêu Hiền thực hiện, nội dung lấy cảm hứng từ sự kiện có thật về cuộc di tản 225 người nước ngoài và gần 600 công dân Trung Quốc ở cảng Aden, miền Nam đất nước Yemen khi nơi đây xảy ra nội chiến (tháng 3-2015). Tương tự những phim Trung Quốc gần đây, "Điệp vụ biển Đỏ" phô diễn sức mạnh quân sự, sự quả cảm của chiến binh Trung Quốc. Phim đạt doanh thu hơn 550 triệu USD ở thị trường nội địa nhưng khi đến Việt Nam không thu hút nhiều người xem. Nhiều bình luận tiêu cực của khán giả xuất hiện trên mạng xã hội tập trung vào 2 phút cuối phim được cho là đầy ẩn ý chính trị, tham vọng thâu tóm biển Đông vốn là vùng lãnh hải đang tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Trong 2 phút cuối phim, "Điệp vụ biển Đỏ" dựng cảnh một vùng biển rộng lớn với nhiều tàu chiến tối tân của Trung Quốc xuất hiện, bao vây tàu nước khác, tuyên bố chủ quyền và đề nghị tàu này rời khỏi trong khi vùng biển này vẫn là khu vực đang tranh chấp chủ quyền giữa các nước. Trong đó, Trung Quốc gọi là "South China Sea" (Nam Trung Hoa hoặc Nam Hải) còn Việt Nam gọi là biển Đông. Mặc dù có ý kiến cho rằng cảnh biển trên phim không phân định rõ hải phận nước nào nhưng cách nhà làm phim Trung Quốc sử dụng từ "South China Sea" lên vùng biển chưa rõ ràng được cho là ẩn ý khẳng định bất hợp pháp chủ quyền lãnh hải. Vấn đề nhạy cảm này khiến người xem khó có thể nghĩ khác khi rõ ràng cảnh cuối không liền mạch với cả nội dung phim.
"Đây là sản phẩm tuyên truyền không hơn không kém!"; "Không hiểu sao, các đoạn phim tuyên truyền đầy chủ đích này lại lọt qua các khâu kiểm duyệt của Việt Nam?" - khán giả bình luận và đặt vấn đề. Nhiều khán giả bức xúc nói thẳng rằng: "Ở đây, năng lực kiểm duyệt của cơ quan chức năng yếu kém nên không phát hiện ra hoặc biết nhưng lại phớt lờ". Nhiều người kêu gọi mọi người sáng suốt tẩy chay những bộ phim mang tính tuyên truyền xâm lấn chủ quyền như thế này...
Phim đề cao sức mạnh của quân đội Trung Quốc
Cảnh cuối phim mang nội dung truyên truyền mưu đồ xâm chiếm biển Đông trái phép của Trung Quốc. (Ảnh cắt từ phim)
Không làm tốt trách nhiệm
Ngay khi thông tin về việc ngừng phim "Điệp vụ biển Đỏ" được đăng tải, bạn đọc Báo Người Lao Động cũng bày tỏ bất bình. Bạn đọc có biệt danh Trung Trần viết: "Đề nghị thẩm định lại người trong Hội đồng Thẩm định trung ương. Tại sao lại cho phép công chiếu phim nội dung như vậy?"; "Rõ ràng là phim tuyên truyền của Trung Quốc về xâm chiếm biển Đông, thật nguy hiểm, tại sao khán giả Việt Nam phát hiện nhưng những người kiểm duyệt không nhận ra?" - bạn đọc Thái Bảo đặt vấn đề.
Trước những bức xúc này, ông Vũ Xuân Hưng, Chủ tịch Hội đồng Duyệt phim quốc gia, cho biết đã nhận được nhiều câu hỏi từ phía báo giới. Tuy nhiên, vấn đề này không thể trả lời qua điện thoại mà cần gửi câu hỏi qua hộp thư của Cục Điện ảnh để được trả lời chung trong thời gian sớm nhất có thể. Những thành viên khác của Hội đồng Duyệt phim quốc gia từ chối trả lời.
Đa phần người trong giới được hỏi đều cho rằng khán giả rất tinh tường khi phát hiện sự việc, xem đây là tín hiệu đáng mừng. Bởi nếu khán giả thấy nghi ngờ phim có ý đồ tuyên truyền, đi ngược lợi ích dân tộc mà vẫn hưởng ứng là càng nguy hại hơn. Riêng cơ quan quản lý chức năng là Hội đồng Duyệt phim quốc gia và Cục Điện ảnh, họ đã không làm tốt trách nhiệm "gác cửa" của mình. "Thông thường, phía kiểm duyệt có vai trò ngăn chặn những phim có vấn đề chính trị, bạo lực, vi phạm thuần phong mỹ tục,... Tuy nhiên, tôi thấy qua những bức xúc của công chúng về phim "Điệp vụ biển Đỏ" được phép ra rạp, hội đồng kiểm duyệt phải rút kinh nghiệm khi không nhạy cảm trước vấn đề chính trị vẫn đang nóng. Đây là trách nhiệm của phía kiểm duyệt, bộ phận "gác cổng" quan trọng trước khi phim được công chiếu rộng rãi đến khán giả!" - nhà báo Cát Vũ nhấn mạnh. Nhà biên kịch Thanh Hương cho rằng: "Hội đồng Duyệt phim quốc gia chặn những cái không đáng chặn và không chặn những cái đáng chặn".
Đây không phải lần đầu Trung Quốc phô diễn sức mạnh quân sự, tuyên truyền thông qua phim. Trước đó, phim "Chiến lang 2" cũng tương tự "Điệp vụ biển Đỏ" phô diễn ảnh hưởng của lực lượng quân sự Trung Quốc. "Chiến lang 2" không được cấp phép chiếu ở Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng nếu "Điệp vụ biển Đỏ" cũng xử lý tương tự "Chiến lang 2" hoặc Hội đồng Duyệt phim quốc gia tinh tường hơn để cắt 2 phút cuối phim chẳng ăn nhập nội dung sẽ bớt gây búc xúc như đang có.
Minh Khuê
Kiểm duyệt Phim đến phút cuối cùng là ngủ rồi, nên OK tuốt !
Trả lờiXóaHọ không ngủ đáu. Hãy hỏi những người trong nghề. Để được thông qua một bộ phim đòi hỏi phải qua nhưbgx CỬA nào? QUY TRÌNH bao nhiêu? Là rõ vì sao những phim không đáng chặn vẫn bị chặn, những phim cần phải chặn vãn được cho qua rất đúng quy trình. Chỉ có nhân dân là tinh tường thôi.
XóaChẳng phải Hội đồng duyệt phim lơ là, mất cảnh giác gì đâu, kẻo oan cho họ! Chỉ là do trình độ văn hóa và trình độ chính trị quá yếu!
Trả lờiXóaTRUNG QUỐC SỬ DỤNG QUYỀN LỰC MỀM, CỤC ĐIỆN ẢNH VN SA BẪY
Trả lờiXóaKhông những sa bẫy mà có khi còn ngoan ngoãn, hăng hái đút đầu vào bẫy nữa là khác. Ngao ngán nhiều vụ quá rồi.
Nhà cầm quyền (mà đại diện là Ủy Ban kiểm duyệt) mời Tàu cộng tuyên truyền cướp nước thoải mái.
Trả lờiXóaDân chúng bất bình, phản đối.
Nhà cầm quyền bèn lật đật dẹp màn tuyên truyền của Tàu.
Kết Luận: Nhà cầm quyền VN chỉ sợ dân VN chửi chúng bán nước rồi nổi loạn thôi, chớ không thì chúng cúng tất cả đất nước này cho Tàu rồi!
Thật là 1 lũ cộng sản rắp tâm bán nước.
Có bàn tay của Hoa Nam đây mà.
Trả lờiXóa