Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

ĐIỂM MẶT CÁC QUAN CHỨC CẤP CAO ĐI LỄ HỘI ĐÊM QUA

Lễ Phát lương đền Trần Thương (Hà Nam) năm Mậu Tuất 2018, đêm qua có đủ mặt các vị: Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Cựu PCT nước Nguyễn Thị Doan, Bộ trưởng Chủ nhiệm VP CP Mai Tiến Dũng và Bí thư tỉnh ủy Hà Nam Nguyễn Đình Khang. Ảnh: Báo Hà Nam.
Nguyễn Hồng Kiên
VẦNG, KHI ĐƯỢC CÁN BỘ PHÒNG VĂN HÓA HUYỆN LÝ NHÂN HỎI XIN THÊM TƯ LIỆU LỊCH SỬ ĐỂ phát huy lễ hội NÀY, NHÀ CHÁU ĐÃ HIẾN KẾ: Đừng mời lãnh đạo, cụ thể là ông Mai Tiến Dũng về nữa. Chỉ tổ chức trong làng với nhau thôi ! 

VẬY MÀ NĂM NAY VẪN CÓ ẢNH CHỤP Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Nguyễn Đình Khang đọc tấu văn trình tại lễ hội.http://media.phapluatplus.vn/…/04_bi_thu_doc_van_trinh-21_5…
 


Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và địa phương dự lễ phát lương đền Trần Thương năm 2018. http://media.phapluatplus.vn/…/01_dai_bieu_trung_uong-21_58…
 
"... hơn 18 vạn túi lương để phát cho nhân dân, du khách thập phương SẼ ĐƯỢC DÙNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ HIỆN THỰC những nhắn nhủ sâu xa về cuộc sống và vận sống của con người được khắc cốt ghi tâm như một bài học về sự trưởng thành của cá nhân con người và Đất nước... ???
 
KHÔNG THẤY NÓ TRONG TÚI CÓ KÈM 1 CÁI ẤN KHÔNG NGUỒN GỐC NHƯ MẤY NĂM TRƯỚC ???
 
CÓ BÁC NÀO BIẾT vận sống LÀ CÁI DZÌ KHÔNG Ạ?

BÁO GIẬT TÍT: "Hà Nam: Lễ phát lương đền Trần Thương - Lời nhắn nhủ về cuộc sống và vận sống của con người" http://www.phapluatplus.vn/ha-nam-le-phat-luong-den-tran-th…
________________________________
 
Lật chồng báo cũ năm 2012:
LẠI CHUYỆN PHỤC HỒI LỄ HỘI

Nguyễn Hồng Kiên
30 Tháng 1 2012 lúc 16:01

“Theo Ban tổ chức Lễ phát lương tại Lý Nhân-Hà Nam, số lượng túi lương đã tăng lên 18.000 so với con số 5.000 lúc ban đầu để đáp ứng cho nhân dân. Theo ông Nguyễn Thành Trọng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lý Nhân kiêm Trưởng ban chỉ đạo của Lễ phát lương thì: “Quy mô của lễ đã lớn hơn so với dự kiến ban đầu nên số lượng túi lương phát ra đã tăng lên gấp nhiều lần so với số ban đầu”. Cũng theo ông Trọng, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng rất nhiều lãnh đạo các bộ, ban, ngành của Trung ương và địa phương sẽ tham dự sự kiện này. Lễ phát lương sẽ được tổ chức từ 21 giờ ngày 27/2 (tức 14 tháng Giêng âm lịch) tại đền Trần Thương (xã Nhân Đạo, Lý Nhân, Hà Nam). Đúng 0 giờ ngày 28/2 (tức 15 tháng Giêng âm lịch) các túi lương sẽ được phát cho các đại biểu và nhân dân. Lễ phát lương là hoạt động văn hóa hướng tới Lễ kỷ niệm 710 năm ngày mất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./ .”

HẾT TRÍCH DẪN.(http://www.vietnamplus.vn/Home/Se-co-18000-tui-luong-cho-Le-phat-luong/20102/35666.vnplus)

Từng công tác trong ngành văn hóa hơn 20 năm, quê gốc Nam Hà (có thời sáp nhập Nam Định-Hà Nam), nhưng nhà cháu chưa bao giờ được nghe nói đến cái lễ hội này. May, nhờ đọc bài Hà Nam lần đầu tiên tổ chức lễ hội phát lương (cũng của Vietnam+ http://www.vietnamplus.vn/Home/Ha-Nam-lan-dau-tien-to-chuc-le-hoi-phat-luong/20102/33788.vnplus) nhà cháu mới biết : “Tương truyền, xưa kia vùng Lý Nhân, Hà Nam ngày nay chỉ là một bãi sậy um tùm, rải rác một ít gò cao xen kẽ dân cư ở thưa thớt nhưng có vị trí giao thông hết sức thuận lợi, có thể vào sông Châu, ra sông Hồng ngược lên Thăng Long hoặc xuôi ra biển. Do đó, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương đặt ở đây 6 kho lương thực với đội quân thường xuyên canh gác để phục vụ cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ hai (1285). Địa điểm đền Trần Thương hiện nay là kho lương chính. Sau khi chiến thắng trở về Hưng Đạo Vương mới lấy dân ở đây là dân “tạo lệ” (chỉ tầng lớp dân đinh và loại ruộng đất được triều đình phong kiến cho phép miễn các khoản tô thuế, lao dịch để chuyên lo phục dịch các đền miếu) và từ đó xuất hiện thôn Trần Thương và các thôn khác như Đội Xuyên, Hoàng Xá, Khu Mật. Sử sách không ghi chép về kho lương thực của nhà Trần ở đây nhưng truyền thuyết dân gian cùng với những dấu tích đậm đặc quanh khu vực đền Trần Thương như mảnh gổm, sứ màu đen, men nâu, vàng ngà của bát đĩa vỡ có phong cách trang trí của nghệ thuật gồm thời Trần, nhiều vỏ chóe hoa than… đã củng cố thêm giả thuyết này. … Bắt nguồn từ truyền thuyết xa xưa cùng với tục phát lương của người dân nơi đây, ban lãnh đạo huyện Lý Nhân đã mạnh dạn lần đầu tiên tổ chức lễ phát lương trên quy mô lớn với mong muốn giữ gìn và phát huy nét văn hóa truyền thống quý báu của địa phương.“ HẾT TRÍCH DẪN.

“Tiểu sử” của lễ hội rõ ràng chẳng có căn cứ gì thuyết phục, cho dù ông Nguyễn Thành Trọng, chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Lý Nhân cho biết năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt quy hoạch tổng thể và chi tiết quần thể Di tích Lịch sử-Văn hóa đền Trần Thương giai đoạn 2009-2015 .

Mục đích tổ chức lễ hội nghe cũng thật… VUI: “để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng năm xưa và giáo dục cho con cái sau này biết tiết kiệm, xây dựng những kho lương để đề phòng khi bất trắc và cũng là lấy cái may mắn đầu xuân”.

“Vật phẩm trong túi lương gồm ngô vàng, thóc nếp và tờ in Ấn vua Trần.” Ngô ấy lấy ở đâu ra? ẤN VUA Trần mượn đâu về? Ấn thật ai cho đem ra in như vậy? Hay đúc ấn mới? Túi lương phát hay bán. Người nhận mang về làm gì? Ai “bật đèn xanh” cho những việc này ? Ai mà “đạo diễn” được cả những lãnh đạo cao cấp. Và các vị ấy nghĩ gì khi đồng ý làm diễn viên cho những lễ hội kiểu này ? ... Rất nhiều điều nhà cháu không thể tự giải thích được.

Nhà cháu thấy Nó lai lai giữa lễ Khai ấn đền Trần – Nam Định (hiện cũng đã bị BIẾN TƯỚNG) và Lễ hội Bà Chúa Kho – Bắc Ninh.

Theo thống kê của Cục Văn hóa Cơ sở, có 7.966 lễ hội được tổ chức mỗi năm, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 544 lễ hội tôn giáo, 322 lễ hội lịch sử cách mạng… Với số lượng này, trung bình một ngày ở Việt Nam có khoảng 21 lễ hội.

Điều nguy hiểm nhất là từ QUY MÔ LÀNG XÃ, lễ hội địa phương này đã được nâng cấp để mời cả Phó chủ tịch NƯỚC về tham dự. Làng nào chả có lễ hội. "Tức nhau tiếng gáy" rồi người ta sẽ DÙNG MỌI QUAN HỆ để mời bằng được một VIP về, nhằm nâng cấp Hội Làng thành Hội Nước (Country Feast). Cứ thế này thì rồi ra các vị lãnh đạo cao cấp chẳng làm được việc gì khác ngoài việc đi Khai Hội.

Lại một sự CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH đầy chất thương mại. THẬT LÀ BÁNG BỔ!

10 nhận xét :

  1. Quan và dân rập chung lòng mê muội!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cả một thời đểu cáng lên ngôi.

      Xóa
    2. Mê muội lên ngôi
      Quốc gia mạt vận.

      Xóa
  2. Hít le, Mao, Đặng, Kim và... áp dụng nhuần nhuyễn, bài bản chân lý “lộng giả thành chân”. Tượng đồng, bia đá, nhà tưởng niệm ... hiện tại cũng đều tô vẽ huyền hoặc. Một năm, lãnh đạo cấp cao chi mấy chục ngày công đi thắp nhang cúng vái khắp nơi, (trừ đài tưởng niệm sáu vạn quân dân biên giới 1979), cầu giữ ghế. Mình chưa thấy ảnh Cụ Hồ thắp nhang ở đâu. Hồi mới cho thăm nhà sàn phủ Chủ tịch, không thấy Cụ có bàn thờ. Sau Hội nghị Thành Đô 1990, việc nhang khói thờ cúng được khôi phục mạnh mẽ và biến tướng. Đây là chủ trương định hướng lớn?

    Trả lờiXóa
  3. Phải dời thủ đô hoặc dời phủ thủ tướng và các bộ vào Sài Gòn thì miền Bắc mới hết u mê được.

    Trả lờiXóa
  4. Bây giờ thì có thể hiểu là các quan đi xin ấn đền Trần vì một đồn trăm, trăm đồn mười rằng nó thiêng! Các quan không cần đấy là ấn thật hay giả, chỉ cần nó thiêng là được! Thiêng thì tránh được tai họa giáng xuống đầu! Làm quan để ăn cắp, mà ăn cắp thì dễ có ngày khốn nạn, vì thế phải thường xuyên đi lễ bái, kêu cầu!

    Trả lờiXóa
  5. Ngày còn nhỏ, mỗi khi đền Trần thương mở hội bọn con nít chúng mình rất háo hức, dù đi bộ ba bốn cây số vẫn vui. Ngày đó hội mở nhỏ, dân dã nhưng rất ý nghĩa. Ngày nay nó bị thương mại hóa, u mê hóa mất rồi. Ngay cả các vị tai to mặt dày chẳng biết đức độ thế nào mà cũng chen ngang vào đây.

    Trả lờiXóa
  6. Cả nước đi chùa, cả nước đi lễ hội, quan chức to nhỏ có mặt đông đủ, mặc cho Tầu cộng hoành hành ở Biển Đông, mặc cho nguy cơ mất nước đang hiện hữu.
    Thời hạn có hiệu lực để kiện Tầu vụ Hoàng Sa chỉ còn 6 năm nữa. Không biết các vị lãnh đạo có lo cho việc này không hay chỉ chú tâm đi chùa? Loạn!

    Trả lờiXóa
  7. Dân thì mất niềm tin nơi vua quan, chỉ còn tin vào thần thánh.
    Quan thì quan nào cũng ăn bẩn cả, lại còn phe phái này nọ. Hôm nay phe mình thắng, biết đâu ngày mai thánh quở, cho phe mình thua, lại vào nhà đá! Muốn được thánh che chở thì phải đi cúng, đi hầu thánh triền miên nơi này nơi khác! Thế thôi!

    Trả lờiXóa
  8. Ngay như vua nước ta còn chưa đủ tự tin! Thời này phải có vua nước lớn thương yêu thì mới đủ vững vàng hô hoán trước lê dân!

    Trả lờiXóa