Có 90,43% số đại biểu tham gia biểu quyết sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi, trong đó tỷ lệ tán thành là 88,8%.
Quốc hội cho phép phá sản ngân hàng yếu kém
Đất Việt
Thứ Ba, 21/11/2017 07:24
Phá sản ngân hàng là một trong 5 phương án tái cơ cấu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được Quốc hội đồng ý.
Ngày 20/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi với tỷ lệ tán thành là 88,8%.
Theo đó, luật lần này đã bổ sung phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, gồm phương án phục hồi; sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, chuyển giao bắt buộc... các ngân hàng quá yếu sẽ được phá sản.
Luật sửa đổi có hiệu lực từ 15/1/2018. Tuy nhiên các ngân hàng đã được kiểm soát đặc biệt, đang thực hiện phương án xử lý và nhà băng đã được mua lại giá 0 đồng trước đây, vẫn tiếp tục thực hiện theo phương án đã được phê duyệt.
Trước đó, tại phiên thảo luận về sửa Luật Các tổ chức tín dụng ngày 26/10 tại Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng nhấn mạnh, phá sản ngân hàng là biện pháp cuối cùng để xử lý các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Khi xây dựng phương án phá sản, quan điểm chỉ đạo chung là phải đánh giá tác động kỹ lưỡng của việc phá sản với sự an toàn hệ thống, rủi ro tiềm ẩn đối với nền kinh tế, quyền lợi của người gửi tiền.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng ủng hộ phương án cho phá sản ngân hàng yếu kém. Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, các nước trên thế giới đã sử dụng biện pháp cho phá sản ngân hàng để loại bỏ những ngân hàng yếu kém trong hệ thống. “Như ở Mỹ, mỗi tháng có thể có cả chục ngân hàng có thể bị phá sản nhưng hệ thống của họ vẫn trong sự ổn định. Do sự phá sản đó mà hệ thống ngân hàng càng ngày càng lành mạnh hơn”, ông Hiếu nói.
Đồng quan điểm, LS Trương Thanh Đức cho rằng: “Đã kinh tế thị trường cho thị trường quyết định, anh yếu kém thì phải phá sản để làm trong sạch hệ thống. Không thể để người ốm nặng với người lành, dẫn đến người dân không biết đâu ngân hàng mạnh, đâu là ngân hàng đang yếu kém. Vì vậy việc phá sản ngân hàng thực sự quá yếu kém là cần thiết”.
Khi xây dựng phương án phá sản, quan điểm chỉ đạo chung là phải đánh giá tác động kỹ lưỡng của việc phá sản với sự an toàn hệ thống, rủi ro tiềm ẩn đối với nền kinh tế, quyền lợi của người gửi tiền.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng ủng hộ phương án cho phá sản ngân hàng yếu kém. Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, các nước trên thế giới đã sử dụng biện pháp cho phá sản ngân hàng để loại bỏ những ngân hàng yếu kém trong hệ thống. “Như ở Mỹ, mỗi tháng có thể có cả chục ngân hàng có thể bị phá sản nhưng hệ thống của họ vẫn trong sự ổn định. Do sự phá sản đó mà hệ thống ngân hàng càng ngày càng lành mạnh hơn”, ông Hiếu nói.
Đồng quan điểm, LS Trương Thanh Đức cho rằng: “Đã kinh tế thị trường cho thị trường quyết định, anh yếu kém thì phải phá sản để làm trong sạch hệ thống. Không thể để người ốm nặng với người lành, dẫn đến người dân không biết đâu ngân hàng mạnh, đâu là ngân hàng đang yếu kém. Vì vậy việc phá sản ngân hàng thực sự quá yếu kém là cần thiết”.
Minh Thái (Tổng hợp)
Sướng nhỉ! Nó cho mở ngân hàng ồ ạt, rồi đi thu gom đất của dân lành, có khi chỉ trả cho dân 500 VND một mét vuông đất (tương đương một điếu thuốc Jet) rồi đem vào ngân hàng đẩy giá thành vàng thế chấp rút tiền, bây giờ ăn no rồi, ngân hàng chết cứng, rồi cho phép phá sản, lấy tiền thuế của dân thanh toán nợ xấu! Sướng nhỉ! Sướng quá!
Trả lờiXóaNgười dân tích cóp được ít tiền mang gửi ngân hàng để lấy chút lãi trang trải cuộc sống. Nhưng một phần số tiền " được " lãnh đạo Ngân hàng " vay " mang sang nước ngoài mua nhà , cho con du học ..., một phần cho các công ty vay để kinh doanh + cho nhân viên vay với lãi suất thấp để cho vay lại với lãi suất cao . Nhưng tất cả đều bị thua lỗ và thế là tuyên bố phá sản ...Tuyệt thật , một sự bóc lột mới có bảo kê của nhà nước . Chỉ dân là chết .
Trả lờiXóa