Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

Lưu Trọng Văn: NHÀ 34 HOÀNG DIỆU - CHỨNG NHÂN CỦA LỊCH SỬ

Ngôi nhà 34 Hoàng Diệu - chứng nhân của lịch sử. Ảnh: internet

Lưu Trọng Văn
09-11-2017

Ngôi nhà 34 Hoàng Diệu chứng nhân của Lịch sử

Sáng qua trước khi ra sân bay về Sài Gòn,gã đi qua phố Hoàng Diệu, Hà Nội.

Ngôi nhà 34 tầng hai sáng đèn. Gã biết nơi ấy đang có lễ tang cụ Hoàng Thị Minh Hồ 103 tuổi vợ của cụ Trịnh Văn Bô nhà tư sản dân tộc đã hiến cho chính phủ Hồ Chí Minh 5147 lượng vàng khi mà ngân khố quốc gia trống rỗng.

Gã tính vào để thắp nén nhang cho người đàn bà yêu nước từng tuyên bố: tôi cho chính phủ 1000 lượng vàng để chính phủ đút lót cho mấy tư lệnh của Tưởng Giới Thạch chỉ huy quân Trung Quốc tại VN lúc đó chỉ vì muốn tránh đổ máu cho đồng bào và chiến sĩ của ta.


Nhưng rồi gã nghĩ,thôi mình chỉ là anh dân hãy như bao người dân khác qua đường nhìn vào và lặng lẽ có lời cầu khấn cho một con người giàu có nhưng tử tế và yêu dân, yêu nước ở thời kì quá thiếu vắng những người như thế là được rồi.

Gã từng học cùng lớp với Minh Châu con gái tướng Hoàng Văn Thái. Một cô gái xinh đẹp và trầm tính, học giỏi, nết na nhất lớp. Chả bao giờ nói chuyện với nhau, cũng như trong lớp gã chả bao giờ nói chuyện với Hoà Bình con gái tướng Giáp, Sơn Dương con trai thủ tướng Đồng bởi do gã tính khí kẻ bụi đời trong khi các bạn trên được gã liệt vào con vua quan.

Đi qua ngôi nhà 34 , lúc này, gã cảm thấy buồn. Một câu hỏi được đặt ra: vì sao tướng Thái, người cùng tướng Giáp chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ , người từng nhiếu năm là tổng tham mưu trưởng chỉ huy quân đội đánh các loại giặc lại có thể không áy náy ,hơn 30 năm cho đến khi mất , ở trong ngôi nhà của một người yêu nước đã cống hiến hầu hết gia sản cho đất nước, đang khó khăn về nơi ở như thế.

Tướng Thái quá biết cái cam kết của mình với ông bà Bô khi mượn nhà cho gần nhà tướng Giáp và tướng Văn Tiến Dũng đang ở cho tiện việc chỉ huy quân đội chỉ trong hai năm. Tại sao sau cái hạn hai năm ấy lại không chủ động trả nhà?

Và tại sao suốt 30 năm liền ông bà Bô đòi nhà được biết bao vị lãnh đạo cấp cao nhất như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng... đồng ý phải trả nhà cho ông bà Bô mà vẫn không trả nhà?

Tướng Thái thừa biết nếu trả nhà thì mình được cấp biệt thự ở những con phố như Phan Đình Phùng, Lý Nam Đế ngay lập tức,nhưng vẫn không tự thấy không phải về đạo lý mà chủ động ra đi.

Buồn là buồn chỗ đó.

Tướng Thái là anh hùng của các cuộc chiến.

Tướng Thái được ghi nhận là tướng gần gũi thân cận với tướng Giáp, người được quân đội tôn vinh.

Vậy thì vì sao...

Không khó trả lời.

Ngôi nhà này có khuôn viên 3000 m2 diện tích sàn 300 m2 là một trong biệt thự đẹp nhất, sang trọng nhất và lớn nhất, trên con phố đẹp nhất thủ đô.

Vâng, cám dỗ đó không dễ mà từ bỏ.

Cám dỗ. Biết bao người hùng không tiếc máu xương cho giành độc lập dân tộc nhưng đã không vượt qua được cám dỗ vật chất.

Nếu tướng Thái quyết định trả nhà như cam kết và cùng gia đình rời nhà, chắc chắn ngôi nhà ấy vẫn không đước trả lại cho ông bà Bô vì một chính sách bất đạo lý hơn bất cứ bất đạo lý nào là chính sách cải tạo tư sản và quốc hữu hoá, thì giờ đây tướng Thái đã được nhắc đến như một tấm gương đẹp của một anh hùng,một tướng tài đức của quân đội không có lòng...tham.

Buồn.

Gã hiểu vì sao Madenla lãnh tụ Nam Phi được cả thế giới tôn vinh. Không chỉ vì ông yêu nước chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, đấu tranh cho công bằng mà còn vì tính nhân văn của ông sáng ngời.

Khi người da đen bị áp bức giành chính quyền từ tay người nhà giàu da trắng, ông không hề có bất cứ cuộc cải tạo tư sản,địa chủ nào hết. Ông đã mua lại các tài sản của người giàu để chia lại cho người nghèo với giá mà người giàu đồng tình. Ông phân biệt rõ có người giàu yêu nước, tử tế để tôn vinh và mời họ làm lãnh đạo đất nước.

Còn đất nước của gã theo dòng chảy khác. Cải tạo tuốt. Tịch thu tuốt nhân danh cái gọi là công bằng cho người nghèo.

Bi kịch của đất nước từ đây đâu chỉ của riêng những Nguyễn Thị Năm, những Trịnh Văn Bô...

Và như thế câu chuyện ngôi nhà 34 Hoàng Diệu là câu chuyện chứng nhân một thời của Lịch sử mà bài học của nó vẫn còn rất nóng hổi cho đến hôm nay. Bài học của Đạo lý.

15 nhận xét :

  1. Buồn quá, vì thần tượng một thời bị đổ.

    Trả lờiXóa
  2. Ông chứ tôi chưa bao giờ thần tượng họ cả. Nhưng buồn thì vẫn cứ buồn

    Trả lờiXóa
  3. Có thể thấy ông bà cũng khá tỉnh đòn khi "hối lộ" cho nhà nước để được an toàn.

    Trả lờiXóa
  4. Buồn. Nghe lại bài hát: "Buồn thì vẫn buồn, mà cười thì vẫn cười" của Trần tiến để an ủi

    Trả lờiXóa
  5. Bài viết quá hay,bằng những thực tế khó chối cãi ,bằng những tình cảm xúc động tưởng như những dòng nước mắt thầm rơi khi lòng tin tan nát....Ngay cả cái Hội Đồng Lý Luận TƯ muốn đứng ra bào chữa cũng đành thúc thủ!Nhưng bác Lưu Trọng Văn còn quên không viết tiếp,sau này tướng Thái dọn ra chỗ khác ở thì ngôi nhà đó vẫn chưa chịu trả mà dành cho gia đình anh Võ Điện Biên ,con trai tướng Giáp và cũng là con rể tướng Thái.Lần này thì không vì " tiện chỉ huy quân đội" mà để anh Võ tiện "chỉ huy và chăm sóc vợ đẻ" nên không thể trả ngay được!(chi tiết này đã đăng trên trang Tễu)

    Trả lờiXóa
  6. Bay giờ thì bác nào thần tượng nữa đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bây giờ chỉ còn tượng chứ không còn thần?

      Xóa
  7. "Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình"- Quốc tế ca

    Trả lờiXóa
  8. Xin chia buồn cùng hàng triệu con em Đất Việt, như bác Lưu Trọng Văn. Dĩ nhiên, cùng đại gia đình Cụ Trịnh Văn Bô. Và vẫn xin bày tỏ rằng Đất nước ta sẽ tai qua nạn khỏi...

    Trả lờiXóa
  9. Ngày nay có nhiều "chứng nhân" còn lớn hơn vụ 34 Hoàng Diệu nhiều lần nhưng cái khác là nay nó rất tinh vi và rất "đúng quy trình", không quá lộ liễu và trơ chẽn như trước mà thôi.

    Trả lờiXóa
  10. Xin cám ơn những nạn nhân đã lên tiền làm sáng tỏ những khoảng tối của lịch sử, và chỉnh sửa cho đúng hình ảnh của những người đã từng là thần tượng của bao người. Nhất là người dân miền Bắc chưa từng có cơ hội nhìn thấy sự thật.
    Nhưng mong rằng các nạn nhân trên không dừng lại ở chỗ chỉ đấu tranh giành công lý cho cá nhân gia đình mình, mà hãy tiếp tục góp tiếng nói cho nền công lý của toàn dân, nhất là của những người dân ngu, khu đen không có "chỗ dựa", không thuộc "thành phần có công với cách mạng" hay "chỗ quen biết" của các lãnh tụ. Chỉ có như thế mới mong có ngày xã hội VN được cải thiện toàn diện và công bằng hơn.

    Trả lờiXóa
  11. Giờ thì các ông Giáp và Thái đã qua đời rồi, vợ con cháu của các ông này nên trả lại nhà cho người ta, thứ nhất là gỡ danh dự cho hai ông Thái và Giáp đã qua đời, thứ hai là cũng đỡ muối mặt khi ra đường ai cũng biết những gương mặt cướp nhà!

    Trả lờiXóa










  12. Đọc bài viết của Lưu Trọng Văn càng thấy kính yêu nể phục và cảm thông cùng nỗi đau của cụ Trịnh Văn Bô. Buồn !

    Trả lờiXóa
  13. Thủ tướng cũng giải quyết vấn đề trả lại ngôi nhà cho chính chủ chưa được.

    Trả lờiXóa
  14. Hãy trả sopr đỏ cho gia đình cụ Bộ đi ông Vỗ Điện Biên con ông Võ Nguyên Giáp ơi

    Trả lờiXóa