Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

BBC: VIỆT NAM KÊU GỌI ĐỔI TÊN ĐẢNG VÀ CẢI TỔ CHÍNH TRỊ


Việt Nam: Kêu gọi mới về đổi tên Đảng 
và cải tổ chính trị

Quốc Phương BBC Tiếng Việt
1 tháng 10 2017

Một cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, Đức và nguyên cộng tác viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vừa công bố một 'kiến nghị tâm huyết' trong đó kêu gọi đích danh Tổng bí thư Đảng CSVN ông Nguyễn Phú Trọng ra quyết định 'khép lại quá khứ', 'huy động toàn đảng' và 'dựa vào trí tuệ nhân dân cả nước' tiến hành 'một cuộc cải cách chính trị không thể trì hoãn'.


Kiến nghị do ông Nguyễn Trung, nguyên tổng thư ký Hội đồng Kinh tế đối ngoại của Chính phủ, cựu trợ lý của Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, đề ngày 24/9 và công bố trên truyền thông hôm 27/9/2017 đề nghị đảng đang cầm quyền duy nhất ở Việt Nam hiện nay 'lấy lại tên cũ' là đảng Lao động và tuyên bố 'trước quốc dân, đồng bào và quốc tế' quyết định đổi mới thành một 'đảng yêu nước của dân độc và dân chủ'.
Người từng là thành viên Tổ nghiên cứu kinh tế đối ngoại của Thủ tướng Phan Văn Khải, cộng tác viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng chính phủ Việt Nam, bên cạnh nhiều nội dung quan trọng trong văn bản gồm 42 trang với ba phần và bốn phụ lục, cũng đề nghị Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam ngay sau khi có các tuyên bố cải tổ 'trả lại tự do' cho tất cả tù chính trị 'bị tù vì bất đồng chính kiến với chế độ chính trị'.

Đồng thời kiến nghị đề nghị Đảng tiến hành cuộc vận động lớn trong cả nước nhằm thực hiện 'hòa giải và đoàn kết dân tộc', tạo ra 'đồng thuận' toàn dân tộc nhằm tiến hành 'thắng lợi cuộc cải cách đổi đời đất nước'.

BBC: Hội luận về bản Kiến nghị của Nguyễn Trung
Giáo sư Tương Lai từ bỏ Đảng Cộng sản
Kêu gọi lãnh đạo 'đổi tên đảng, tên nước'

Theo bản kiến nghị có tựa đề "Cùng nhau mở con đường cải cách, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới. Một kiến nghị tâm huyết', cuộc cải tổ đảng và cải cách chính trị có ba giai đoạn. Giai đoạn một là đảng tự thay đổi, 'cải cách trước về đường lối, tổ chức và phương thức hoạt động', mà trong đó đảng chuyển sang hoạt động theo phương thức 'đảng cầm quyền' trong thể chế chính trị 'pháp quyền dân chủ' (coi như không còn 'điều 4' trên thực tế), lấy xã hội dân sự làm 'địa bàn hoạt động chủ yếu' v.v... duy trì cải cách nhưng lưu ý không để tạo ra 'khoảng trống quyền lực'.

Giai đoạn hai theo kiến nghị là lúc 'thực hiện tiếp' những bước cải cách cụ thể 'đã đề ra trên cơ sở 'giữ bộ khung cũ' của toàn hệ thống hành chính sự nghiệp với 'những thay đổi cần thiết' về tổ chức, cơ chế hoạt động, nhân sự' v.v... và đặc biệt là 'ban hành dự thảo Hiến pháp mới' huy động 'toàn dân tham gia xây dựng', ban hành dự thảo và thông qua luật về 'các đảng phải chính trị và các tổ chức đoàn thể xã hội' nhằm xây dựng thành 'bộ luật chính' về sau làm 'cơ sở pháp lý' cho hoạt động của 'mọi đảng phái chính trị và đoàn thể xã hội'. 
Ông Nguyễn Trung có trên 40 năm làm việc trong ngành ngoại giao của Việt Nam 
và có 52 năm tuổi đảng. Ảnh: L.K.

Giai đoạn cuối cùng, theo tác giả kiến nghị Nguyễn Trung là 'thông qua Hiến pháp mới', đồng thời thực hiện tiếp 'mọi bước đi của cải cách' xây dựng hay hoàn thiện 'những luật pháp và thể chế kinh tế' theo Hiến pháp và hệ thông pháp luật mới, trong đó nhấn mạnh 'thước đo nội dung và tiến triển' của cải cách ở giai đoạn này là 'thành tựu phát triển kinh tế' và 'sự ra đời của thể chế chính trị'.

Tham khảo mô hình và đội ngũ chuẩn bị

 
Việt Nam có cần tư duy lại để phát triển?
Kêu gọi thành lập chính đảng mới ở VN
Đảng CS cảnh cáo chủ tịch Đà Nẵng
Vụ Trịnh Vĩnh Bình và Trịnh Xuân Thanh: Bài học quá đắt

Theo ông Nguyễn Trung, để tiến hành cuộc cải tổ, cải cách chính trị quan trọng này, Đảng Cộng sản Việt Nam nên tham khảo một số mô hình, tác giả viết:

"Nên tham khảo mô hình thế chế chính trị hay nhà nước và bộ máy hành chính sự nghiệp của Singapore, Nhật và Hàn Quốc để vận dụng vào nước ta theo tinh thần của Tuyên ngôn Độc lập 02-09-1945, Hiến pháp 1946 và cách tổ chức quốc hội 1946, được bổ sung những nét cập nhật phù hợp với đòi hỏi của đất nước và bối cảnh quốc tế hiện tại. Nét đặc trưng chung của 3 mô hình này (Singapore, Nhật, Hàn Quốc) là tính tập trung để tạo ra khả năng quyết đoán cao, đồng thời bảo đảm được dân chủ, tính công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình. 
"Trên cơ sở những bước tiến mới nói trên, tiến hành xây dựng một thể chế chính trị hay nhà nước đa nguyên, hình thành một số đảng chính trị mới theo Hiến pháp mới và Luật về đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội dân sự như đã được thông qua ở giai đoạn II.

"Nên xây dựng các lý lẽ thuyết phục, và được bảo đảm bằng bộ luật về các đảng phái chính trị và đoàn thể nói trên được thiết kế phù hợp, để hình thành thêm các đảng chính trị mới có thể tham chính thông qua Luật bầu cử dân chủ tự do và theo quy định của Hiến pháp."

Kiến nghị cho rằng cần 'chuẩn bị sớm' một chiến lược cải cách để được 'thông qua sớm nhất có thể' tại một đại hội đảng 'toàn quốc bất thường' để sau đó 'triển khai thực hiện', tác giả viết:

"Nhưng ngay sau khi Bộ Chính trị đã đi tới được quyết định phải tiến hành cải cách, Bộ Chính trị nên có ngay một tuyên bố trình bày rõ quyết định chiến lược này, kêu gọi cả nước và toàn đảng đoàn kết và phát huy tinh thần yêu nước đem hết tâm huyết tham gia sự nghiệp cách bằng mọi hành động và việc làm thiết thực, dấy lên trong cả nước một hào khí mới, làm cho nhân dân và từng đảng viên ngay từ ngày đầu tiên cảm nhận được sự nghiệp cải cách này là trách nhiệm của chính mình, chủ động làm mọi việc có thể góp phần tham gia của mình."

Về hạt nhân nhóm được gọi là 'adhoc' có nhiệm vụ giúp đảng cộng sản 'xây dựng nội dung chiến lược' cải tổ, cải cách, người từng có trên 40 năm hoạt động trong ngành ngoại giao và có 52 năm tuổi đảng, cho hay và đề nghị:

"Trong quá trình chuẩn bị Đại hội XII tôi đã kiến nghị thành lập nhóm ad hoc gồm các đồng chí Bùi Quang Vinh [cựu Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư, nguyên Ủy viên BCHTƯ Đảng], Vũ Đức Đam [Ủy viên BCHTƯ Đảng Phó Thủ tướng Chính phủ] và Phạm Bình Minh [Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao] giúp đảng xây dựng nội dung Đại hội theo hướng xúc tiến cải cách nói trên. Nay tôi xin đề nghị một lần nữa: Bộ Chính trị nên quyết định lập sớm một nhóm như thế giúp đảng bắt tay ngay vào việc chuẩn bị và xây dựng chiến lược cải cách."

Lãnh đạo đổi mới và cải tổ đa đảng 

.

VN thúc đẩy kinh doanh trong bất ổn thể chế
Đảng CS 'cần kỷ luật thép' để không tan rã?
Đảng Cộng sản sẽ 'thực lòng' đối thoại?
Đảng Cộng sản VN xem xét 'tổ chức đối thoại'

Trong một văn bản được trình bày công phu 'không kém gì' một báo cáo chính trị, bản kiến nghị gồm 42 trang của tác giả Nguyễn Trung đề cập rất nhiều vấn đề, ý tưởng, được xắp sếp khá dày đặc, có luồng lạch, lôgíc, mang tính hệ thống, đặc biệt trong đó, ông dành một thời lượng nhất định đề cập hai nội dung giúp trả lời câu hỏi ai sẽ là hạt nhân, lãnh đạo cuộc đổi mới được gọi là 'cuộc đổi đời của đất nước' và nên cải tổ chính trị, đặc biệt là tái cấu trúc nền chính trị đảng phái mà hiện nay là 'độc đảng, toàn trị' cụ thể như thế nào.
Nhưng trước hết, về 'cái đích phải tới' của cải tổ, cải cách, bản kiến nghị có đoạn viết: "Nhiệm vụ có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại này của đất nước hôm nay đặt lên vai ĐCSVN và đội ngũ lãnh đạo không phải là đập vỡ "bình" hay sửa "bình". Cả hai việc này đều không thể, không cần thiết, và đều không phải là giải pháp, thậm chí có thể nguy hiểm cho đất nước.

"Nhiệm vụ lịch sử không được phép tránh né của đảng hôm nay là phải cất cái "bình" hiện nay vào nơi trang trọng nhất có thể trong bảo tàng - phần lịch sử Việt Nam cận đại, để đánh dấu sự kết thúc con đường đất nước đã đi từ năm 1930 đến hôm nay, để từ đây thông qua cải cách thể chế chính trị mở ra một thời kỳ phát triển mới của nước Việt Nam độc lập thống nhất trong thế giới đã sang trang."

Theo kiến nghị, cuộc 'cải cách đổi đời đất nước' mang tầm vóc và nội dung quan trọng, 'bao quát toàn bộ đời sống mọi mặt của đất nước', làm nhiệm vụ 'thay đổi triệt để toàn bộ' hệ thống chính trị - nhà nước của quốc gia hiện có.

Về vai trò của chủ thể hay hạt nhân lãnh đạo cuộc cải tổ, cải cách quan trọng ấy, trong khi và mặc dù viết rằng 'cải cách phải là sự nghiệp của toàn dân' với một nhấn mạnh 'trước hết là thay đổi chính từng người dân từ đây thành người chủ của đất nước', tác giả bản kiến nghị nêu rõ quan điểm của mình:

"So sánh tương quan các lực lượng chính trị - kinh tế - xã hội ở nước ta trong tình thế cấp bách hiện nay, một lực lượng chính trị đủ mạnh và có sẵn như thế chỉ có thể là ĐCSVN đã chuyển đổi thành đảng của dân tộc. Đây cũng là điều lý tưởng nhất có thể lúc này để tiến hành cải cách trong hòa bình theo tinh thần khép lại quá khứ và không hồi tố, vì thời gian và nguy cơ không chờ đợi!".


Về tái cấu trúc, cải tổ hệ thống chính trị trong đó có hệ thống đảng phái từ độc đảng cầm quyền sang 'đa đảng tham chính', Nguyễn Trung nhấn mạnh và lưu ý: "Ở nước ta, hợp lý nhất có lẽ chỉ nên hình thành thêm hai đảng tham chính mới như đã từng có trong thời đầu của nước VNDCCH - đó là đảng Dân Chủ và Đảng Xã hội - song phải là hai đảng có thực quyền và bình đẳng trước pháp luật như mọi đảng khác theo Luật. Nếu có nhiều đảng nữa sẽ rối và không cần thiết.

"Hiến pháp và các bộ Luật liên quan cần được thiết kế sao cho bảo đảm nghiêm túc yêu cầu: thực hiện đa nguyên, nhưng bảo đảm không quá ba đảng tham chính trong tranh cử và bầu cử; thủ lĩnh của đảng có đa số ghế lớn nhất trong Quốc hội sẽ là tổng thống với chức năng là người đại diện quốc gia cao nhất và có quyền lực cao nhất cả nước; thủ tướng là người trực tiếp điều hành nội các (chính phủ) do tổng thống bổ nhiệm và được quốc hội chấp thuận; với điều kiện của nước ta, nên thực hiện chế độ một viện duy nhất là quốc hội; tuy nhiên nên thực hiện chế độ bầu cử từng phần so le để bảo đảm sự hoạt động liên tục của quốc hội (không bị gián đoạn qua mỗi kỳ bầu cử).

"Tiến hành bầu cử thành lập hệ thống nhà nước theo Hiến pháp mới, nên mời sự giám sát quốc tế cuộc bầu cử để nâng cao uy tín của chính thể mới, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ hay hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế."
Trân trọng đề nghị Tổng bí thư

Sau khi tóm lược nét chính yếu của cải cách được cho là gồm năm nội dung lớn, gồm thứ nhất cải cách chính trị sao cho nước Việt Nam là của người Việt Nam, theo đúng tinh thần cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 với các tiêu chí được nhấn mạnh là dân chủ, cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc, thứ hai lấy kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự làm ba trụ cột, thứ ba xây dựng thể chế chính trị là một nhà nước pháp quyền dân chủ, rạch ròi tam quyền phân định, thứ tư là bảo đảm các quyền công dân, quyền con người phổ quát giúp mang lại 'động lực cải cách' và thứ năm là nhấn mạnh toàn bộ đảng phái chính trị, hiệp hội phải hoạt đ trong khuôn khổ xã hội dân sự, hiến pháp và pháp luật, tác giả Nguyễn Trung viết trong phần kết luận kiến nghị:

"Trên đây chỉ là một gợi ý sơ bộ để tham khảo. Tôi tin rằng nếu lãnh đạo đảng huy động trí tuệ cả nước xây dựng chiến lược cải cách đưa đất nước đi vào thời kỳ phát triển mới, chắc chắn đất nước sẽ có được một chiến lược cải cách của toàn dân và nhất định thành công.

"Tới đây tôi trân trọng đề nghị: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, với trách nhiệm là người giữ cương vị cao nhất trong đảng, yêu cầu Bộ Chính trị ra quyết định khép lại quá khứ, đoàn kết toàn Bộ Chính trị và toàn đảng, huy động toàn đảng và dựa vào trí tuệ của nhân dân cả nước quyết tiến hành cuộc cải cách chính trị không thể trì hoãn này. Đảng phải thay đổi thành đảng của dân tộc để có thể dấy lên cuộc cải cách của toàn dân cứu nước và đổi đời đất nước!
.


"Đây cũng là con đường cứu đảng thành đảng của dân tộc, mãi mãi đi với dân tộc. Thời gian không chờ đợi. Mọi thách thức trong hay ngoài đang uy hiếp đất nước không biết chờ đợi!

"Trước những thách thức nghiêm trọng của quốc gia, tôi cầu mong cả nước - đặc biệt là những đảng viên muốn cứu đảng để cứu nước - hãy lên tiếng về vận mệnh đất nước, cùng nhau làm tất cả mọi việc vì đất nước với sự giác ngộ cao nhất về cuộc cải cách phải tiến hành này!"\
Bản kiến nghị của tác giả Nguyễn Trung được công bố chỉ vài tuần trước Hội nghị Trung ương 6 của BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam được dự kiến diễn ra trong tháng 10/2017.

Trước đó, cũng có một sự kiện khác đáng lưu ý là việc một Đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, cựu thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thời các ông Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, đã tuyên bố từ bỏ Đảng cộng sản và tuyên bố muốn đi tìm một "phương thức đấu tranh mới".

Trong tuyên bố hôm 02/9/2017, Giáo sư Tương Lai viết "Những gì đã cũ kỹ, hư hỏng trong bộ máy quyền lực duy trì chế độ toàn trị phản dân chủ sẽ bị lật nhào" và rằng "vấn đề chỉ còn là thời gian."

Ông Tương Lai không phải là trường hợp đảng viên cao cấp đầu tiên rời bỏ hàng ngũ của đảng Cộng sản, một trong các trường hợp khác là ông Lê Hiếu Đằng, cố Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, ông đã tuyên bố ra khỏi đảng ngày 04/12/2013, một thời gian trước khi qua đời.

Liên quan bản kiến nghị hôm 24/9/2017 của Nguyễn Trung, được biết vài năm trước đây, tác giả kiến nghị cũng đã có tên trong một bức Thư ngỏ đề ngày 09/12/2015 gửi Bộ Chính trị, trong đó những người chấp bút và ký tên đã kêu gọi Ban lãnh đạo Đảng CSVN 'đổi tên đảng và tên nước'.

Mời quí vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi một cuộc Tọa đàm của BBC bình luận về kiến nghị của ông Nguyễn Trung. 

12 nhận xét :

  1. Qua ý kiến tâm huyết của ông Nguyễn Trung và các nhân sĩ trí thức yêu nước của VN ,mời mọi người cùng phân tích các cụm từ theo Ngữ văn VN như sau :
    1/ Cụm từ Xã hội - chủ nghĩa - có một số dạng :
    a) Xã hội--- chủ nghĩa Mác Lê Nin,
    b/ Xã hội ---chủ nghĩa Tư bản ,
    c) Xã hội --- chủ nghĩa đế quốc
    d) Xã hội --chủ nghĩa VN ( là gì ?),vv và vv
    Như vậy cụm từ Xã Hội Chủ Nghĩa là thiếu nghĩa - dẫn tới vô nghĩa ( tức không có nghĩa )
    2/ Cụm từ Chủ nghĩa xã hội có một số dạng :
    a) Chủ nghĩa -xã hội nguyên thủy ,
    b) Chủ nghĩa -Xã hội Phong kiến ,
    c) Chủ nghĩa --Xã hội Tư bản ,
    d) Chủ nghia -- xã hội đặc sắc TQ ( là gì ? ),
    đ) Chủ nghĩa - xã hội xã hội chủ nghĩa VN vv và vv ...
    3/ Tên nước : Cộng hòa - xã hội -chủ nghĩa VN ( là gì ? )
    - Văn phạm sắp xếp theo phương Tây : Tính ngữ rồi đến danh từ .( Ví dụ : Đẹp chàng Tony - ngữ văn VN sắp xếp là Chàng Tony đẹp ).
    Như vậy cụ Hồ đã đặt tên nước ta : Việt Nam -dân chủ -cộng hòa---- là rất chuẩn theo ngữ văn của VN .
    4/ Về tên Đảng cũng vây -theo ngữ văn VN thì sắp xếp là : Đảng --Việt Nam --cộng sản .
    Rất là Trúc Trắc ...Đề nghị mọi người trao đổi thêm cho rõ nghia . Từ đó Rút ra là : ...cần phải ...

    Trả lờiXóa
  2. Bình mới rượu cũ bác Trung ơi

    Trả lờiXóa
  3. Tên nước còn không chịu đổi thì tên đảng sao đổi được.

    Trả lờiXóa
  4. Tham nhũng ,tham quyền cố vị, thâm căn cố đế là những căn bệnh trầm kha của đcsVN . Thay đổi thì may ra sống thêm được ít năm . Không thay đổi thì mối mọt đục chết nhanh hơn !

    Trả lờiXóa
  5. NPT
    Có được người ý chí và tâm huyết như ông Nguyễn Trung thật rất qúy, bởi hầu như mọi cuộc cách mạng xã hội đều cần những hạt nhân như vậy. Tuy nhiên cách đặt và giải quyết vấn đề cuả ông Nguyễn Trung nhiều chỗ rất duy ý chí đặc trưng của người cộng sản kinh điển. Chỉ riêng câu: "Nếu có nhiều đảng nữa sẽ rối và không cần thiết" đã cho thấy ông Nguyễn Trung muốn đất nước này phải theo ý ông chứ không phải theo quy luật khách quan đã là tự do lập đảng thì không thể đưa ra luận điểm phải hạn chế vì "rối và không cần thiết" mang tính duy ý chí, lấy mình (độc tài) làm thước đo: đảng nào ông Nguyễn Trung thấy không cần thiết là cấm. Ông Nguyễn Trung nhầm lẫn ở Âu Mỹ thường chỉ 2 đảng thay nhau hoặc liên minh với các đảng khác cầm quyền không phải do nước họ quy định như vậy mà thực tế có hàng mấy chục đảng phái, nhưng người dân không bầu cho họ chấp chính chứ không phải họ bị cấm và họ không hề gây rối mà còn đóng vai trò đối trọng mà nếu thiếu thì nước họ trở thành nhà nước độc tài do 2 đảng thay nhau cầm quyền.

    Trả lờiXóa
  6. Cụ chánh tổng chắc chả nghe thấy.

    Trả lờiXóa
  7. Ôi chao ! đến lão thành CM như cụ Nguyễn Trung mà cũng mất " kiên định định đường lối XHCN " à ? Không biết cụ có bị khép là "phần tử thoái hóa biến chất , tự diễn biến " không nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  8. Cần phải nghĩ cho dân cho nước, kiến nghị của bác Trung là hoàn toàn đúng, xã hội hỏng từ trên xuống rồi, phải thay đổi đi. Trung Quốc đã thay đổi lâu rồi, chỉ còn cái vỏ thôi, còn ta sao cứ bám lấy mớ lý luận lằng nhằng, chỉ khổ cho dân và sướng cho quan chức. Điều đó không xứng với kỳ vọng của nhân dân.

    Trả lờiXóa
  9. Những kiến nghị trên đây của ông Nguyễn Trung là tâm huyết của một cán bộ lão thành và trí thức chân chính Việt Nam. Đó cũng là nguyện vọng của nhiều trí thức, cán bộ, đảng viên, cựu chiến binh và các tầng lớp nhân dân VN hiện nay. Nếu Bộ chính trị ĐCSVN tiến hành cải tổ chính trị, thay Hiến pháp mới, tái cơ cấu thể chế chính trị, thay đổi thượng tầng kiến trúc XH ..như kiến nghị của ông Trung thì thật hồng phúc cho Dân tộc VN. Nguy cơ lệ thuộc Trung quốc đang dần hiển hiện do sự yếu kém của bộ máy cầm quyền VN đang đe dọa sự tồn vong của Tổ quốc và Dân tộc VN. Thời gian và nguy cơ quốc nạn đang ngấp nghé ở Biển Đông . Thay đổi chính trị hay là chết?

    Trả lờiXóa
  10. Ông Trọng là TBT, ông nắm rất rõ thông tin các ngành nghề kinh doanh, sản xuất. Dĩ nhiên là ông nắm rất rõ giá vàng lên xuống mỗi ngày rồi! Chỉ mong ông cải tổ thế nào cho giá vàng ổn định, đừng lên cao quá, mệt lắm ông ôi!

    Trả lờiXóa
  11. Từ trước đến giờ ông Nguyễn Trung viết rất nhiều kiến nghị, văn chương bay bổng nhưng không đến đâu cả vì hai nhẽ:
    _Thứ nhất: đối với giới lãnh đạo khi đọc bài của ông Nguyễn Trung thì họ cho rằng không hiểu ông muốn nói gì, ông không đưa ra được giải pháp gì cụ thể, mà chỉ đề nghị đổi tên đảng để đảng thành ra là đảng...dân tộc! Ý tưởng này khá là lãng mạn.
    _Thứ hai : đối với người dân khi đọc bài của ông Nguyễn Trung thì chỉ thấy ông ...lo cho đảng! Ông lo cho đảng nên kêu gọi cải tổ, nhưng cải tổ vừa vừa thôi, vì ông sợ cải tổ mạnh quá thì đảng ...đau!
    Ông Nguyễn Trung thiếu cái rõ ràng của cụ Nguyễn Trọng Vĩnh. Ý tưởng của cụ Nguyễn Trọng Vĩnh đậm đà ý nghĩ về dân tộc, về quốc gia. Theo cụ Nguyễn Trọng Vĩnh thì cái gì không tốt cho quốc gia, dân tộc thì phải bỏ! Dứt khoát bỏ!
    Và ông Nguyễn Trung cũng thiếu cái quyết liệt của Giáo sư Tương Lai, đối đầu trực diện với Trung Quốc và với ông Trọng, một người lãnh đạo mà Giáo sư Tương Lai cho rằng thiếu uy tín, thiếu tầm nhìn và theo đuôi Trung Quốc!

    Trả lờiXóa
  12. Thưa ngài NVT, tôi chỉ cần:
    1 - Hiến pháp thay đổi: bỏ điều 4, Công an không đảng phái, chỉ bảo vệ trật tự trị an, quân đội không đảng phái, chỉ bảo vệ cương thổ đất nước; Cấu trúc Hệ thống cơ quan nhà nước tam quyền phân lập.
    2 - Đa đảng đối lập, đa nguyên chính trị;
    3 - Báo chí tự do;
    4 - Quyền tự do dân chủ và tự quyết của người dân được bảo đảm.
    Tôi đảm bảo sau một năm đảng cộng sản VN sẽ mất hút ngài NVT ạ.

    Trả lờiXóa