Nhân ngày quốc khánh 2/9, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện
Xã hội học Việt Nam, một đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng sản Việt nam đã
đột ngột tuyên bố từ bỏ đảng để tiếp tục trung thành với đảng Lao Động
Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh. Để tìm hiểu nguyên nhân của quyết định
từ bỏ đảng của giáo sư Tương Lai và tại sao ông lại đề cao tư tưởng Hồ
Chí Minh, đài Á Châu Tự do có cuộc phỏng vấn với giáo sư Tương Lai sau
đây:
RFA: nhân ngày 2/9 giáo sư đưa ra tuyên bố
dứt bỏ mọi liên hệ với đảng. Thưa giáo sư, xin giáo sư cho biết tại sao
giáo sư lại đưa ra tuyên bố này vào thời điểm này?
Gs. Tương Lai: tôi đưa ra tuyên bố này vào
thời điểm này thì như tôi đã viết trong lời tuyên bố để nói rằng đây là
một cái ý định nghiêm túc và nhất quán từ trước tới nay, chứ không phải
là chịu tác động của một nhân tố mới ngẫu nhiên nào. Vì sao? Vì tôi khi
tôi ở lại trong đảng mà tôi biết rằng Nguyễn Phú Trọng thao túng nhưng
mà tôi vẫn cố gắng kiên trì ở lại để làm gì? Vì tôi biết rằng hiện tại
chưa có một lực lượng chính trị nào có thể thay thế đảng cầm quyền hiện
nay và kinh nghiệm lịch sử cho thấy chỉ những người cộng sản, những
người đảng viên trong nội bộ đó tự chuyển biến để mà giải quyết vấn đề
thay đổi thế chế chính trị giống như những nước xã hội chủ nghĩa khác đã
làm. Vì thế mà tôi ở lại trong cái đảng của Nguyễn Phú Trọng nhưng mà
tôi ở lại trong cái đảng Nguyễn Phú Trọng này với tư cách của một người
đảng viên không công nhận đảng cầm quyền này là đảng tiếp nối của truyền
thống của đảng của Hồ Chí Minh. Tôi ở lại với tính cách là một đảng
viên đảng Lao động Việt Nam như khi tôi vào đảng là đảng của Hồ Chí
Minh. Nhưng mà đến bây giờ vì một sự kiện như tôi đã nói trong bản tuyên
bố khiến người ta vì một lý lẽ gì đấy để làm vừa lòng ai đó gây sức ép
sau khi tôi tổ chức làm kỷ niệm Lưu Hiểu Ba thì người ta quyết liệt phải
khai trừ tôi ra khỏi đảng. Đây là một thái độ hèn nhát của đảng cầm
quyền này trước những sức ép của bên ngoài. Chính vì thế dù muốn hay
không thì tôi không thể nào ẩn nhẫn được nữa. Vì thế tôi quyết định
tuyên bố lấy ngày 2/9 này để tôi dứt bỏ mọi liên hệ với đảng cầm quyền
do Nguyễn Phú Trọng thao túng.
RFA: Giáo sư có nói lúc đầu là có nhiều
nhân tố nhưng trong đó giáo sư có nói là họ quyết định khai trừ giáo sư.
Giáo sư có thể nói cụ thể hơn là họ quyết định khai trừ giáo sư vào lúc
nào và có phải nó liên quan đến việc giáo sư đi biểu tình chống Trung
Quốc xâm lược và tưởng niệm Lưu Hiểu Ba và sau đó họ kiểm điểm giáo sư?
GS. Tương Lai: như tôi nói trong nội dung đó.
Đây chỉ là một giọt nước tràn ly mà thôi. Thực ra cả một quá trình suốt
mười mấy năm vừa qua vẫn trên tư thế một người trí thức, một người đảng
viên, tôi hành động một cách công khai minh bạch, phản đối đường lối
chính sách sai lầm của đảng cầm quyền mà trong đó cái sai lầm nhất là
cái cúi đầu khuất phục Bắc Kinh, khuất phục chủ nghĩa bành trường đại
Hán, thậm chí không dám nói đến cuộc chiến tranh biên giới 1979, không
dám nói đến những hành động ăn cướp của Trung Quốc ở biển Đông mà điển
hình nhất là vụ bắn chết các chiến sĩ Việt Nam ở đảo Gạc Ma. Đến khi
người ta kỷ niệm ngày căm hờn đó, thì theo lệnh của Nguyễn Phú Trọng, để
làm vừa lòng Trung Quốc, họ đã đàn áp rất dã man những thanh niên đi
biểu tình về kỷ niệm những chiến sĩ ở Gạc Ma.
RFA: họ quyết định khai trừ giáo sư là vào hôm nào?
GS. Tương Lai: họ chưa khai trừ đâu, họ định
làm như thế và họ gây sức ép với tôi rất quyết liệt. Ví dụ như tôi đã
nói vì tôi bận và tôi đã được miễn sinh hoạt vì đó là quy định. Nhưng mà
không hiểu vì lý do gì, trước đây họ vẫn để nguyên như vậy, chỉ có sau
sự kiện tôi tổ chức tưởng niệm Lưu Hiểu Ba tại nhà riêng của tôi và tôi
viết bài ‘Lưu Hiểu Ba, ngọn lửa vẫy gọi’ thì lập tức có hiện tượng là
chi bộ nơi tôi sinh hoạt chịu sức ép của bên trên, trên rất cao, chứ
không phải chỉ có thành ủy thành phố này đâu. Người ta định vu khống tôi
và bằng mọi cách khai trừ nhưng chưa khai trừ được vì đảng viên trong
chi bộ người ta chưa đồng ý. Người ta định đến ngày 23/9 sắp tới đây thì
người ta mới họp thì người ta xét những chuyện đó. Nhưng mà tôi thấy
tôi không còn để mất thời giờ vô ích về cái chuyện họp đi họp lại, lãng
phí thời gian và sức lực của tôi, gây căng thẳng cho đầu óc của tôi.
Đằng nào họ cũng phải thực hiện chỉ thị của cấp trên như một vài trường
hợp trước đây tôi biết mà tôi không tiện nói ra. Những người ở chức vụ
to hơn tôi nhiều, cao hơn tôi nhiều. Nhưng mà vì động đến Trung Quốc nên
chúng nó gây sức ép và Nguyễn Phú Trọng phải làm vừa lòng họ và phải kỷ
luật những người trong nội bộ của mình.
RFA: trong tuyên bố này giáo sư nói là
giáo sư dứt bỏ không có mối liên hệ gì với đảng do ông Nguyễn Phú Trọng
thao túng để tiếp tục chiến đấu với tư cách là đảng viên đảng Lao Động
Việt Nam, đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tức là nêu cao tư tưởng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Hiện tại người Việt Nam trong và ngoài nước vẫn còn
những mâu thuẫn liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vì có người ủng hộ và
có người không ủng hộ. Chúng ta cũng nói đến vấn đề hòa giải dân tộc.
Theo giáo sư thì khi giáo sư đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh như vậy thì nó
có giúp được gì cho vấn đề hòa giải dân tộc?
GS. Tương Lai: ở đây có hai vấn đề. Khi tôi
nêu lên vấn đề đảng của Hồ Chí Minh thì ngay hôm nay tôi cũng đã nhận
được những phản hồi trên email là người ta phản đối quyết liệt. Người ta
cho Hồ Chí Minh là có tội rất nặng, và thậm chí Hồ Chí Minh không phải
là Hồ Chí Minh đâu mà là Hồ Tập Cương,… Tôi biết tất cả những thứ đó,
nhưng về lịch sử thì cần phải có một nhận thức cho đúng đắn và vào lúc
này không thể phủ nhận vai trò của Hồ Chí Minh được và tôi thì kiên định
cái quan điểm đó. Cho nên khi đưa chuyện này lên thì đương nhiên sẽ gặp
một số ý kiến phản đối nhưng không phải vì phản đối hay vì hòa hợp dân
tộc mà chúng ta lại phủ định lịch sử thì những người có hiểu biết, người
có trí thức không hành động như vậy. Hòa hợp dân tộc là một nhu cầu của
lịch và môt nguyện vọng của nhân dân. Muốn như vậy phải tôn trọng lịch
sử và phải nói lên ý nguyện của nhân dân.
RFA: Thưa giáo sư, sau khi dứt bỏ mọi mối
liên hệ với đảng thì giáo sư có kế hoạch sắp tới giáo sư sẽ hoạt động
thế nào để tiếp tục kiên trì con đường mình đã chọn, mục tiêu lý tưởng
mà giáo sư đã đặt ra?
GS. Tương Lai: như tôi đã nói ngay trong
tuyên bố, tôi mượn một câu thơ của một nhà thơ yêu nước Pháp Louis
Aragon để kết thúc cho bản tuyên bố của mình. Đó là bài hành khúc của
Louis Aragon trong đó có những câu là giữa mùa phản phúc tối đen tù
ngục, suối đã đục giòng, chỉ lệ còn trong. Đây là những lời của nhà thơ
viết những năm 44 và 45 khi Pháp chìm trong ách của Phát xít Đức. Và
Aragon kêu gọi là những gì ta yêu phải cứu thoát ra, tự mình ta, tự mình
ta. …. Thế thì để tôi nói lên cái gì? Tôi không đơn độc mặc dù tôi bây
giờ không dính lứu gì vào tổ chức đảng này nữa nhưng tôi lại hành động
với tư cách một đảng viên đảng của Hồ Chí Minh và tôi tin tưởng rằng
trong khi đảng cầm quyền này, kể cả ở cấp cao nhất, cấp trung ương, và
nhiều nơi khác còn nhiều đảng viên khác có cùng trí hướng với tôi. Khi
tôi hành động như vậy, nhất định tôi sẽ nhận được những sự hỗ trợ của
những người cùng trí hướng với tôi. Bằng những hành động này sẽ thúc đẩy
mọi người cùng hành động. Và tôi vẫn làm những điều đó suốt mấy chục
năm vừa rồi nhưng trước đây tôi ở trong tổ chức đảng còn giờ tôi không ở
trong tổ chức đảng nữa thì tôi dùng từ tiếp tục chiến đấu.
RFA: Xin cảm ơn giáo sư đã dành cho đài Á Châu Tự Do buổi phỏng vấn này.
Phải đợi cho đến nó sắp khai trừ rồi mới tuyên bố từ bỏ. Chán quá! Cụ TL khôn lắm. Trước khi cụ đi ra cụ còn ôm cái phao cứu sinh Đảng của HCM. Cụ khôn quá! Hậu thế phải noi gương cụ!
Trả lờiXóaHai đảng là một thôi cụ Tương Lai!
Trả lờiXóaNếu họ không khai trừ cụ có bỏ không?
Trả lờiXóaNgười già hay hoài cổ mà
Trả lờiXóaTương Lai yêu Quá Khứ
Trả lờiXóaCụ hãy đọc Trần Tiến Đức đi
Trả lờiXóaÔng Lưu Hiểu Ba là một trí thức nhân dân của Trung Quốc nổi tiếng trong nước và trên toàn thế giới. Tập Cận Bình nó sợ nên tìm cách loại trừ ông tuyệt đối.
Trả lờiXóaCảm ơn Giáo sư Tương Lai, chúng tôi đã hiểu ông. Tinh thần Lưu Hiểu Ba cần phải được đem đến nơi cần phải đến, cũng như những nơi tăm tối nhất phải là nơi cần được thắp sáng trước tiên.
Trả lờiXóaĐầu những năm 90 thế kỷ trước tôi có cộng tác trong công việc với GS Tương Lai, tôi xin chia sẻ với GS.
Trả lờiXóaNhân đây xin kể lại một chuyện, vào cuối năm 1997 một nhóm cán bộ do Nguyễn Đức Bình, Ủy viên BCT dẫn đầu vào Sài Gòn khai hội với các vị lão thành cách mạng đang sinh sống ở Thành phố để chuẩn bị cho một hội nghị trung ương - trung ương 4 khóa VIII. Ngoài Nguyễn Đức Bình đoàn còn có hơn một chục cán bộ từ chuyên viên, cấp vụ, cả một vài ủy viên trung ương như: Trần Đình Nghiêm, Nguyễn Văn Thạo, Phạm Hữu Tiến, Đỗ Hoài Nam, NPT, THR, Tạ Đình Thính, Phạm Chánh Trực (Năm Nghị)...Về phía các vị lão thành có koảng hơn hai chục vị như: Trần Văn Giầu, Nguyễn Thọ Chân, Phạm Văn Xô, Đồng Văn Cống, Trần Bạch Đằng, Trần Quỳnh...cũng có vài vị quan chức Thành phố tham dự như Sáu Khuy, Việt Hùng, bà Khánh...
Có 2 cuộc khai hội, một với lão thành ở T78, một ở trụ sử Thành ủy.
Để lại ấn tượng sâu sắc với tôi là lời phát biểu của ông Trần Văn Giầu ở T78. Mặc dù tuổi cao, nhưng giọng ông vẫn sang sảng. Ông nói đại ý thế này:
- Tôi thù mấy thằng ủy viên trung ương, mấy thằng bộ trưởng...
Tôi có nhiệm vụ ghi băng và ghi chép để văn bản hóa mà tay run, toát mồ hôi hột. Ông dằn giọng, dừng lại giây lát và ông nói tiếp
- Chúng nó phá cái đảng của tôi. Vào thời gian đầu lập đảng, tôi tuyên truyền vận động nhiều đứa bỏ hàng nghìn công đất gia nhập đảng. Nếu biết đảng như hôm nay thì nhiều đứa không theo. Giờ nhiều đứa chết rồi...
Ông Trần Văn Giầu cũng nói về việc giảng dạy ở trường đảng của ông Nguyễn Đức Bình.
Kết thúc bài nói, ông lặng người cầm khăn chấm nước mắt.
Khi tiễn ông ra về, tôi cùng Nguyễn Văn Thạo dìu ông ra tận xe và chúng tôi mong ông chiều đến để chúng tôi được nghe vị giáo sư bấy nay vẫn kính trọng và hôm nay mới được diện kiến. Ông nhỏ nhẹ nói là ông không đươc khỏe và chiều không thể đến được vì phải đi thăm bác sĩ. Đến tận bây giờ chúng tôi vẫn hình dung ra buổi khai hội hôm đó và lấy làm tiệc không chụp được với ông vài tấm hình.
Chúng tôi kính cẩn tiễn biệt vị giáp sư già kính trọng. Đó là lần gặp đầu tiên và cũng là lần duy nhất. Nay mỗi lần nhớ lại buổi diện kiến vẫn để lại trong tôi nhiều ấn tượng. Tôi cũng có cơ hội được biết, được đọc đôi tư liệu mà là thủ bút của GS Trần Văn Giầu viết từ những năn 30 thế kỷ trược.
·
NPT
Xóa(Độc giả Đình Thính Tạ)
________________________
Thưa độc giả Đình Thính Tạ, chữ viết tắt NPT có phải là Nguyễn Phú Trọng? Xin cám ơn.
Với tất cả lòng kính trọng cụ và không muốn (cũng không thể) phủ nhận quá khứ và vai trò của HCM trong lịch sử hiện đại, chỉ xin phép thỉnh giáo cụ hai điều:
Trả lờiXóa1. Đầu thế kỷ 20, các nhà yêu nước lớn (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh) đều muốn dẫn dắt dân tộc lạc hậu này đi vào dòng chủ lưu của lịch sử. Đó là chỗ đáng quý, đáng ca ngơi. Chỉ có điều mỗi cụ nhìn khác nhau về dòng chủ lưu. Cụ Sào Nam nhìn thấy ở Nhật, cụ Tây Hồ nhìn thấy ở Pháp và các nước Âu Mỹ, cụ Nguyễn Ái Quốc nhìn ở cách mạng Nga. Lúc bấy giờ, chọn lựa của cụ Hồ tỏ ra rất táo bạo, mới mẻ, có sức hấp dẫn lớn. Nay nhìn lại, thưa cụ, ai có viễn kiến hơn ai và ai đáng ca ngơi hơn ai?
2. Đường lối của cụ Hồ đã thắng trong chiến tranh và nhờ chiến tranh. Thưa cụ, phải chăng thắng đồng nghĩa với đúng? Nếu giả sử cụ Hồ còn sống và vẫn đang toàn quyền lãnh đạo cho đến nay, cụ có thật sự tin rằng nước ta thoát khỏi lạc hậu về mọi mặt và được dân chủ hóa, tự do hóa? Một người CS xác tín như cụ Hồ với tất cả những tín điều tiếp thu chân thành từ Stalin và Mao (dù có lòng yêu nước) có thể "chuyển hóa" dễ dàng thành nhà lãnh đạo dân chủ tiên phong như cụ mong muốn và nguyện trung thành? Đảng Lao động VN là đảng "kiểu mới" của Lê nin (tức đảng cán bộ chuyên nghiệp=đảng quan chức) có thể "tự chuyển biến" thành đảng dân chủ, đảng quần chúng?
Hiến pháp 1946 có nhiều điểm tích cực, đó là nhìn từ hôm nay và trên hệ quy chiếu của nền dân chủ pháp trị phổ quát. Nhưng, tôi e rằng trên hệ quy chiếu của cách mạng vô sản(Lê nin, Stalin, Mao), nó chỉ là bước lùi sách lược và ... "hữu khuynh"! Cụ Hồ chẳng là nhà sách lược đại tài đó sao? Vậy, muốn kế thừa và phát triển HP 46 một cách đích thực chứ không phải sách lược tạm thời,phải cần làm gì, thưa cụ?
GS. Tương Lai: ở đây có hai vấn đề. Khi tôi nêu lên vấn đề đảng của Hồ Chí Minh thì ngay hôm nay tôi cũng đã nhận được những phản hồi trên email là người ta phản đối quyết liệt. Người ta cho Hồ Chí Minh là có tội rất nặng, và thậm chí Hồ Chí Minh không phải là Hồ Chí Minh đâu mà là Hồ Tập Cương,… Tôi biết tất cả những thứ đó, nhưng về lịch sử thì cần phải có một nhận thức cho đúng đắn và vào lúc này không thể phủ nhận vai trò của Hồ Chí Minh được và tôi thì kiên định cái quan điểm đó. Cho nên khi đưa chuyện này lên thì đương nhiên sẽ gặp một số ý kiến phản đối nhưng không phải vì phản đối hay vì hòa hợp dân tộc mà chúng ta lại phủ định lịch sử thì những người có hiểu biết, người có trí thức không hành động như vậy. Hòa hợp dân tộc là một nhu cầu của lịch và môt nguyện vọng của nhân dân. Muốn như vậy phải tôn trọng lịch sử và phải nói lên ý nguyện của nhân dân.
Trả lờiXóa(Giáo sư Tương Lai)
__________________________
Quan điểm của Giáo sư Tương Lai rất đúng đắn. Ở đây ông không nói về Hồ Chí Minh có tội hay không, nhưng ông muốn nói rằng rõ ràng Hồ Chí Minh là một thực tế lịch sử không thể phủ nhận, muốn tiến hành hòa giải thì phải bắt đầu bằng sự thật lịch sử. Cũng cần nói thêm rằng bộ lịch sử Việt Nam 15 tập vừa rồi do ông PGS. Trần Đức Cường tổng chủ biên xem như không có giá trị vì nó không tôn trọng sự thật lịch sử nên mọi người khó chấp nhận nó. Cùng lắm thì nó có thể dùng làm công cụ tuyên truyền.
Lại nói về việc Giáo sư Tương Lai đưa ra quan điểm như vậy rất là tích cực. Giáo sư có thể tự mình xin ra khỏi đảng, tự mình đơn phương quyết định ra khỏi đảng và không cần xin ai, hoặc âm thầm hơn là "thoái đảng" (theo cách nói của tiến sĩ Phạm Chí Dũng). Nhưng cách giải quyết của Giáo sư Tương Lai gửi đi một thông điệp rằng đảng cộng sản không phải là bức tường thành vô địch có thể ngăn chặn tư tưởng dân chủ, nhân văn như tư tưởng của nhà hoạt động Lưu Hiểu Ba. Tập Cận Bình đã từng rất sợ và ghen ghét với ảnh hưởng của Lưu Hiểu Ba ở Trung Quốc cũng như trên toàn thế giới nên quyết tâm giết chết ông Lưu Hiểu Ba và giam cầm vợ ông. Giáo sư Tương Lai muốn chứng minh rằng những gì Tập Cận Bình sợ nhất thì đang hiện hữu ở trong đảng cộng sản Việt Nam.
Xin cảm ơn Giáo sư Tương Lai. Chúc cụ mạnh khỏe và chiến đấu cho chân lý.
Đồng tình với quan điểm của GS Tương Lai ( TL) và ý kiến phản hồi , thảo luận của Nặc danh 13:07 6 tháng 9, 2017 và Nặc danh 09:04 6 tháng 9, 2017. Với một trí thức, tiền bối đảng lao động VN và bậc cao niên như GS TL, quyết định rời bỏ hàng ngũ ĐCSVN và những lý do ông đưa ra đều đáng trân trọng. Những người trí thức yêu nước , đặc biệt lớp thanh niên trẻ tuổi VN hiện nay rất cần những tri thức có lập trường , quan điểm sáng suốt, kiên định như GS TL dẫn đường chỉ lối. Để Tổ quốc, Dân tộc VN có tương lai tốt đẹp hơn rất cần sự thay đổi căn bản thể chế chính trị lỗi thời hiện nay.
Trả lờiXóaTheo ngu ý của tôi hãy để lịch sử phán xét ai công ai tội. Nhưng với hiện trạng đất nước bây giờ hãy mở lòng mở mắt mà nghe các vị trên cao a.
Trả lờiXóa