Hàng
trăm tiểu thương trong sắc phục áo đỏ, băng rôn tập trung trước cổng
chợ, sát mép đường An Dương Vương để bày tỏ ý kiến việc tu sửa, kinh
doanh chợ.
.
TP. HCM: Đóng tiền nhưng không sửa chợ, tiểu thương An Đông bãi thị .
Từ sáng sớm 19-9 hàng trăm tiểu thương chợ An Đông, quận 5, TP.HCM, đã tập trung trước cổng chợ An Đông hướng đường An Dương Vương trong sắc phục đỏ in chữ An Đông đầu đội nón lá, đòi quyền lợi và các vấn đề liên quan trong việc tu sửa chợ.
Cổng chợ phía đường An Dương Vương đông
đúc dần lên khi 8:30g sáng đại diện UBND Quận 5 xuất hiện và đến đối
thoại trực tiếp với tiểu thương.
Ông Phạm Quốc Huy, Chủ tịch UBND quận 5, đã đối thoại trực tiếp trả lời nhiều câu hỏi của các tiểu thương.
Theo
nhiều tiểu thương, hệ thống chợ An Đông đã xuống cấp trầm trọng khiến
cho việc buôn bán kinh doanh ế ẩm, doanh thu giảm 50-60% so với trước
kia.
Các tiểu thương yêu cầu nâng cấp chợ nhưng suốt trong 4 năm
vẫn không được đáp ứng dù 2.305 tiểu thương đã đóng góp hơn 217 tỉ đồng
tu sửa.
"Doanh thu tiểu thương giảm đến phân nửa so với trước
đây do cơ sở vật chất xuống cấp nặng. Mưa thì dột, nắng thì ngộp mà tiểu
thương kiến nghị lắp máy lạnh vẫn không được chính quyền quận đoái
hoài", bà Trang bức xúc.
Tiểu thương Trần Thị Vâng nhắc đến con số 271 tỉ này "theo thành phố tiền vẫn còn nằm trong ngân sách".
Bà Vâng tính rằng trong 4 năm qua, số tiền trên, nếu gửi ở ngân hàng thì số tiền lãi cũng rất lớn, gần đủ sửa chợ.
"Nếu
bỏ 217 tỉ vào ngân hàng chúng tôi sẽ có 48 tỉ đồng tiền lời. Nhưng
không những không được lời mà nhiều tiểu thương còn phải tiền lãi vì
phải đi vay mượn để góp tiền sửa chợ. Tính ra, 4 năm qua chúng tôi mất
đứt 128 tỷ đồng", bà Vâng khẳng định.
Theo
nhiều tiểu thương, hiện họ có tới 4 biên bản về sửa chợ, mỗi biên bản
cách nhau khoảng nửa năm nhưng chợ thì chưa được sửa chữa gì bao nhiêu.
Ngoài ra, theo nhiều tiểu thương, chợ truyền thống tiểu thương được phép kinh doanh không có thời hạn.
Chính
vì thế, các tiểu thương cho rằng quận 5 đã phát hành hợp đồng thuê quầy
sạp có thời hạn là sai, và yêu cầu bãi bỏ hợp đồng này.
Ông
Phạm Quốc Huy, Chủ tịch UBND quận 5, cho biết, mọi đóng góp của tiểu
thương, quận sẽ cam kết sử dụng hoàn toàn vào mục đích cho dự án "Phương
án nâng cấp, sửa chữa toàn diện chợ An Đông đến năm 2021".
Trong
khi đó, trả lời về việc phát hành thuê hợp đồng có thời hạn ông Huy cho
biết, trước đây tiểu thương mua lại hợp đồng thuê sạp của một công ty
với thời hạn 20 năm.
Ông Huy cũng nói rằng với rất nhiều ý kiến phản ánh, quận sẽ ghi nhận ý kiến của tiểu thương và chờ sự chỉ đạo của TPHCM, sau đó mới có hướng giải quyết.
Tuy nhiên, sau gần 1 giờ đối thoại với chính quyền, nhiều tiểu thương vẫn chưa hài lòng về cách trả lời của đại diện UBND Q.5 nên các tiểu thương vẫn không hài lòng, cùng nhau hướng về UBND thành phố.
Ông Huy cũng nói rằng với rất nhiều ý kiến phản ánh, quận sẽ ghi nhận ý kiến của tiểu thương và chờ sự chỉ đạo của TPHCM, sau đó mới có hướng giải quyết.
Tuy nhiên, sau gần 1 giờ đối thoại với chính quyền, nhiều tiểu thương vẫn chưa hài lòng về cách trả lời của đại diện UBND Q.5 nên các tiểu thương vẫn không hài lòng, cùng nhau hướng về UBND thành phố.
Trước đó, ngày 12-5-2017, tại buổi thông báo kết luận của đoàn kiểm tra liên quan đến các kiến nghị của tiểu thương chợ An Đông, đại diện Sở Công thương TP.HCM yêu cầu UBND quận 5 thực hiện ngay việc công khai số tiền thu, chi từ hợp đồng cho thuê địa điểm kinh doanh trong giai đoạn 2012-2016 cũng như việc gửi tiền thu được từ việc cho thuê sạp vào ngân hàng và các khoản thu, chi khác theo đúng quy định.Sở cũng yêu cầu tạm dừng việc thu tiền cho thuê địa điểm kinh doanh của giai đoạn 2 theo Hợp đồng đã ký kết với tiểu thương (đến hết ngày 31-12-2017).Đồng thời, Sở giao xây dựng bảng giá thuê quầy sạp cho 5 năm tiếp theo tại chợ An Đông căn cứ theo Luật Giá, Luật phí và lệ phí trước quý III/2017, giá cho thuê địa điểm kinh doanh của giai đoạn 2017-2021 được tính trên cơ sở phí quản lý và các khoản phí khác (Không bao gồm chi phí đầu tư sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng, chi phí bảo trì cho công tác duy tu, bảo dưỡng hàng năm và sửa chữa đột xuất trong giai đoạn tiếp theo).Đại diện sở Công thương TPHCM, theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lí chợ, việc làm hợp đồng thuê sạp có thời hạn là đúng.Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể thì mức áp dụng thuế phí khách nhau.Theo đó, Ban quản lý chợ có trách nhiệm quản lý tài sản nhà nước và các hoạt động trong phạm vi chợ của một hoặc một số chợ, thực hiện ký hợp đồng với thương nhân về thuê, sử dụng điểm kinh doanh, kinh doanh các dịch vụ tại chợ
"nhân dân" kiểu nầy biết đời nào mới tiến lên cnxh?
Trả lờiXóaNếu anh Nguyễn Phú Trọng, anh Nguyễn Thiện Nhân xem clip bà con tiểu thương chợ An Đông bãi thị, biểu tình chắc các anh cũng phải suy nghĩ. Đó là nồi cơm của từng gia đình. Tiểu thương là những người lao động thương nghiệp. Có đi chợ mới biết sự vất vả của nghề này. Vì thế khi nồi cơm của người lao động bị rút vơi đi bởi sự tắc trách, vô cảm của chính quyền thì họ phải đấu tranh. Đó là quy luật. Mà sự thực thì thành phần giai cấp của các vị lãnh đạo giờ đã thay đổi. Chưa biết nên gọi là giai cấp gì!? Vô sản không phải! Công nhân không phải! Nông dân không phải! Trí thức không phải (vì đa phần là học giả bằng thật)! Tư sản cũng không (vì kê khai tài sản các anh chẳng có thu nhập gì đáng kể, nhưng vợ con các anh ở biệt thự, đi xe hơi sang, rượi ngoại, chưa kể có cả ...chân dài)
Trả lờiXóaTình hình phức tạp hiện nay có nguồn gốc từ những vị lãnh đạo tiền nhiệm mà các vị lãnh đạo hiện nay phải gánh chịu, chưa tìm ra lời giải cả về vĩ mô lẫn vi mô. !0 năm giữ chức Tổng bí thư anh Nông Đức Mạnh chẳng làm được trò trống gì cho ra vẻ có lợi cho dân cho nước, chưa nói sở thích của anh là đam mê tửu sắc. Trách nhiệm giờ dồn lên anh Trọng. Ở TP HCM thì anh Lê Thanh Hải 10 năm lầm bí thư thành ủy, thành phố thì lộn xộn, xây dựng thì bát nháo, ngập úng ngày càng trầm trọng, chỉ có tài sản của gia đình anh là ngày càng gia tăng. Trách nhiệm giờ dồn lên vai anh Nhân. Mới đây vợ chồng anh Tư Sang ủng hộ quán cơm từ thiện 50 triệu đồng. đó là nghĩa cử đẹp. Nhưng nếu anh Ba Dũng, anh Hải, anh Mạnh đưa kho rượu của các anh ra bán đấu giá để lấy tiền từ thiện thì gáp cả trăm lần số tiền anh Tư ủng hộ quán cơm đó. Nói anh Mạnh liền anh Hải là vì, khi hai anh còn đương chức, sáng mùng một tết anh Lê Thanh Hải đã có mặt tại nhà anh Nông Đức Mạnh ở Nà Rì để chúc tết. Thế mới thấy "tình nghĩa" của các anh với nhau. Mà tết nguyên đán đâu phải tết chính của dân tộc Tày! Những chi phí đi lại như vậy nếu để dành sẽ ủng hộ được nhiều quán cơm từ thiện lắm!
Đây là bạo lực Cách mạng, đỏ chói , chứ không phải Việt tân hay Cờ Vang nhe!!! Dân đã ngán các vị đến tận cổ.
Trả lờiXóaThời buổi cướp đường,cướp chợ,cướp cầu,cướp sông
Trả lờiXóa