Lại xin được bình đôi lời về chủ đề "đối thoại”
Ngụy Hữu Tâm
Chủ đề ”đối thoại” do Ông Thưởng vừa ban phát theo cơ chế “xin cho” mới đây khuấy động dữ dội dư luận. Xin được góp đôi lời.
Gần đây trên các trang mạng rộ lên nhiều bài về phát ngôn đầy ấn tượng của ”mít-xờ-tờ” Thưởng, dẫu chẳng phải „cái loa phường“ rè, mà của một vị „tai to mặt lớn“, tuy không thuộc „tứ trụ Triều đình“, nhưng vẫn đường hoàng nằm trong số 18 người nắm vận mệnh "cuốc ra".
Chỉ riêng trên tờ bauxit tôi đã điểm gần như tất cả các cái tên nổi tiếng: Nguyễn Quang A, Bùi Tín, Nguyễn Đình Cống, Phạm Chí Dũng, Phạm Đình Trọng...
Riêng cá nhân tôi ấn tượng nhất bài „Chiếc ghế ông Thưởng và thời vận Đối Thoại“ của Faceboker Chanh Tam. ”Mít-xờ-tờ” Thưởng đưa ra khái niệm „đối thoại“, vốn là bình thường với nhân loại vì đó là hành động qua lại của mọi tác nhân có ngôn ngữ.
Để cẩn thận, tôi tra lại „petit Larousse“, 1959, thấy: discussion: examen, debat contradictoire, vậy là xem xét để thảo luận những ý kiến trái ngược nhau, thoại về cái đối nhau. Nghe rất kêu, nhưng nó lại rất chi là xa lạ với thể chế „độc quyền, toàn trị“, vì ở đấy, giới cầm quyền vốn chỉ quen với „mệnh lệnh“ thôi, thuộc cơ chế „xin cho“ cơ mà!
Hai khái niệm, một của chủ đề, một của cơ chế của người ban ra nó, đối chọi nhau như nước với lửa, thế nên từ „đối thoại“ nói lên từ miệng một người thuộc giới vốn dĩ chỉ quen „phun lửa“, thì bản thân tôi khó tin lắm. Vốn khái niệm này phải gắn với sự bình đẳng, tử tế, nhân ái, thân thiện...
Mà Đ+SVN vốn coi nhân dân là cái thá gì cơ chứ để mà bình đẳng „đối thoại“, họ vốn quen dùng bạo lực kia mà, nhất là những hành động thời gian gần đây nhất. Và nhất là với giới „trí thức“ mà họ coi chẳng hơn gì „cục phân“.
Dẫu cho họ, phần đông đều làm thơ rất giỏi. Mà lẽ ra, thơ hay phải gắn với những khái niệm mộng mơ, nhân ái, thân thiện.
Chúng ta vốn đã quá quen với những „chiêu trò“ của „bà lão hom hem 87 tuổi“ này rồi – tôi chẳng hề có ý chê bai gì với từ bà-nhất là gần đây đang rộ lên bình đẳng giới mà, chỉ vì ngôn ngữ phương Tây Nga, Anh, Pháp, Đức đều dùng quán từ giống cái cho họ, Đ+SVN.
Dẫu bản thân tôi cũng đã 74 tuổi, vào cái tuổi „xưa nay hiếm“ từ 4 năm nay rồi, căn bệnh „Alzheimer“ đang ập đến, cứ quên hoài, nhưng chỉ xin nhắc lại hai câu mà tôi vốn rất ấn tượng, của hai người nổi tiếng, dẫu chỉ rất gần đây thôi, nhưng đều thuộc thế kỷ 20 vừa trôi qua, cứ tưởng như mới đây mà cũng đã 17 năm rồi.
Dẫu tất cả các bài trên đều đưa ra cả một „lộ trình“ để thực hiện đối thoại, hết sức thực dụng, nhưng vì bán tin bán nghi nên tôi mới xin nhắc lại hai câu trên.
Một người thuộc „phe ta“, người kia thuộc „thế lực thù địch“. Các bạn trẻ không biết, nhưng bọn già chúng tôi vẫn nhớ rõ.
Người này là Julius Fuçik và câu đó là „Nhân loại ơi, hãy cảnh giác!“.
Còn người kia là NVT, và câu đó là „Đừng tin những gì +S nó nói, hãy xem những gì họ làm!“
Chúng ta, những người muốn có dân chủ, đều là những người lạc quan, chứ nếu bi quan thì...chết, mà từ đó, đã là người thì chẳng có ai muốn. Nhưng đừng vì thế mà lạc quan...tếu!
Xin bạn đọc hãy kiên nhẫn chờ xem, rồi tới đây ”mít-xờ-tờ” Thưởng và Đ+SVN của ông ấy sẽ làm những gì!
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét