Hoạt động của nhà máy thép Formosa tại Hà Tĩnh bị trì hoãn liên tục vì các cuộc biểu tình.
Bất chấp biểu tình,
Formosa mở rộng đầu tư tại Việt Nam
VOA tiếng Việt
06.05.2017
Giữa lúc làn sóng biểu tình phản đối thảm họa ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra ở miền Trung còn chưa nguôi, Tập đoàn Nhựa Formosa (FPG) hôm 4/5 ra thông báo quyết định mở rộng đầu tư thêm 1 tỷ đôla vào liên doanh thép tại Việt Nam.
Với 5 công ty con và nhiều đơn vị, tập đoàn Formosa được xem là một trong những tập đoàn hàng đầu của Đài Loan.
Hiện tại, FPG sở hữu 70% cổ phần của công ty liên doanh tại Hà Tĩnh, trong khi Tập đoàn Thép Trung Quốc, nhà sản xuất thép lớn nhất Đài Loan, sở hữu 25%, và Công ty Thép JFE của Nhật Bản sở hữu 5% cổ phần.
Theo Focus Taiwan, số tiền đầu tư thêm của FPG sẽ giúp đẩy nhanh việc xây dựng nhà máy thép trị giá 10,5 tỷ đôla của công ty con của FPG, tức Công ty Cổ phần Formosa-Hà Tĩnh.
Thời báo Đài Loan dẫn nguồn Tập đoàn Formosa cho biết lò đốt đầu tiên của công ty Formosa tại Việt Nam dự kiến bắt đầu sản xuất hồi năm ngoái, thì nay sẽ bắt đầu hoạt động vào giai đoạn cuối nửa đầu năm nay.
Hoạt động của nhà máy thép này đã bị trì hoãn liên tục vì các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bảo vệ môi trường.
Vụ 200km biển miền Trung bị ô nhiễm hồi năm ngoái vì hoạt động của tập đoàn Formosa được cho là thảm họa môi trường lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay. Nhiều người cho rằng Việt Nam sẽ phải mất hàng chục năm hoặc lâu hơn mới khắc phục được hậu quả của nó.
Mặc dù chính quyền Việt Nam và Formosa đã thỏa thuận bồi thường 500 triệu đôla cho các nạn nhân trực tiếp của thảm họa, nhưng nhiều người cho rằng mức bồi thường đó quá ít ỏi, chưa kể đến những hậu quả lâu dài khác.
Lm. Nguyễn Đình Thục, người đang giúp nhiều nạn nhân của vụ ô nhiễm môi trường biển, cho rằng một khi Tập đoàn Formosa chính thức đưa ra tuyên bố mở rộng đầu tư, thì điều đó có nghĩa là tập đoàn này đã nhận được tín hiệu đồng ý từ phía chính quyền Việt Nam.
Ông nói: “Mới ở một mức độ thấp mà nó [Formosa] đã gây ra mức độ thiệt hại rất nặng nề cho Việt Nam, thì nếu nó đầu tư theo dự định của nó thì thảm họa này sẽ trầm trọng đến mức độ như thế nào?”
Công ty thép tại Hà Tĩnh là khu sản xuất thép đầu tiên mà FPG xây dựng ở nước ngoài, bắt đầu khởi công từ tháng 12 năm 2013.
Bên cạnh nhà máy sản xuất thép, dự án đầu tư được xem là lớn nhất Việt Nam còn bao gồm các công trình cảng và nhà máy điện, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020.
Trao đổi với VOA-Việt ngữ, Linh mục Nguyễn Đình Thục nói cuộc đấu tranh ôn hòa của người dân từ trước tới nay chỉ nhằm mục đích giúp chính quyền có những “quyết định tốt” mà thôi.
“Nhưng nếu họ lại tiếp tục để cho công ty Formosa phát triển thì quả thật là làm cho chúng tôi cảm thấy rất bất bình, và chắc chắn là chúng tôi sẽ phải đấu tranh mạnh mẽ hơn”.
Khu Kinh tế Vũng Áng của Tập đoàn Formosa Đài Loan là một trong những mục tiêu của các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam hồi tháng 5/2014. Vụ bạo loạn giữa hơn 5.000 công nhân Việt Nam với khoảng 1.000 công nhân Trung Quốc xảy ra sau khi Bắc Kinh đưa một giàn khoan dầu trị giá 1 tỷ USD tới vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
VOA tiếng Việt
06.05.2017
Giữa lúc làn sóng biểu tình phản đối thảm họa ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra ở miền Trung còn chưa nguôi, Tập đoàn Nhựa Formosa (FPG) hôm 4/5 ra thông báo quyết định mở rộng đầu tư thêm 1 tỷ đôla vào liên doanh thép tại Việt Nam.
Với 5 công ty con và nhiều đơn vị, tập đoàn Formosa được xem là một trong những tập đoàn hàng đầu của Đài Loan.
Hiện tại, FPG sở hữu 70% cổ phần của công ty liên doanh tại Hà Tĩnh, trong khi Tập đoàn Thép Trung Quốc, nhà sản xuất thép lớn nhất Đài Loan, sở hữu 25%, và Công ty Thép JFE của Nhật Bản sở hữu 5% cổ phần.
Theo Focus Taiwan, số tiền đầu tư thêm của FPG sẽ giúp đẩy nhanh việc xây dựng nhà máy thép trị giá 10,5 tỷ đôla của công ty con của FPG, tức Công ty Cổ phần Formosa-Hà Tĩnh.
Thời báo Đài Loan dẫn nguồn Tập đoàn Formosa cho biết lò đốt đầu tiên của công ty Formosa tại Việt Nam dự kiến bắt đầu sản xuất hồi năm ngoái, thì nay sẽ bắt đầu hoạt động vào giai đoạn cuối nửa đầu năm nay.
Hoạt động của nhà máy thép này đã bị trì hoãn liên tục vì các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bảo vệ môi trường.
Vụ 200km biển miền Trung bị ô nhiễm hồi năm ngoái vì hoạt động của tập đoàn Formosa được cho là thảm họa môi trường lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay. Nhiều người cho rằng Việt Nam sẽ phải mất hàng chục năm hoặc lâu hơn mới khắc phục được hậu quả của nó.
Mặc dù chính quyền Việt Nam và Formosa đã thỏa thuận bồi thường 500 triệu đôla cho các nạn nhân trực tiếp của thảm họa, nhưng nhiều người cho rằng mức bồi thường đó quá ít ỏi, chưa kể đến những hậu quả lâu dài khác.
Thời gian qua, làn sóng biểu tình phản đối Formosa đã lan từ khu vực miền Trung sang các tỉnh, thành khác ở Việt Nam và ngay cả ra nước ngoài.
Người Việt ở Đài Loan biểu tình đòi quyền lợi cho nạn nhân Formosa.
Lm. Nguyễn Đình Thục, người đang giúp nhiều nạn nhân của vụ ô nhiễm môi trường biển, cho rằng một khi Tập đoàn Formosa chính thức đưa ra tuyên bố mở rộng đầu tư, thì điều đó có nghĩa là tập đoàn này đã nhận được tín hiệu đồng ý từ phía chính quyền Việt Nam.
Ông nói: “Mới ở một mức độ thấp mà nó [Formosa] đã gây ra mức độ thiệt hại rất nặng nề cho Việt Nam, thì nếu nó đầu tư theo dự định của nó thì thảm họa này sẽ trầm trọng đến mức độ như thế nào?”
Công ty thép tại Hà Tĩnh là khu sản xuất thép đầu tiên mà FPG xây dựng ở nước ngoài, bắt đầu khởi công từ tháng 12 năm 2013.
Bên cạnh nhà máy sản xuất thép, dự án đầu tư được xem là lớn nhất Việt Nam còn bao gồm các công trình cảng và nhà máy điện, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020.
Trao đổi với VOA-Việt ngữ, Linh mục Nguyễn Đình Thục nói cuộc đấu tranh ôn hòa của người dân từ trước tới nay chỉ nhằm mục đích giúp chính quyền có những “quyết định tốt” mà thôi.
“Nhưng nếu họ lại tiếp tục để cho công ty Formosa phát triển thì quả thật là làm cho chúng tôi cảm thấy rất bất bình, và chắc chắn là chúng tôi sẽ phải đấu tranh mạnh mẽ hơn”.
Khu Kinh tế Vũng Áng của Tập đoàn Formosa Đài Loan là một trong những mục tiêu của các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam hồi tháng 5/2014. Vụ bạo loạn giữa hơn 5.000 công nhân Việt Nam với khoảng 1.000 công nhân Trung Quốc xảy ra sau khi Bắc Kinh đưa một giàn khoan dầu trị giá 1 tỷ USD tới vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Formosa mở rộng đầu tư . Mở rộng tiêu diệt !
Trả lờiXóaLinh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thực mãi mãi là tấm gương yêu nước sáng ngời mà bất kể người dân Việt Nam yêu nước dù theo tôn giáo nào cũng vô cùng ngưỡng mộ .Các cha thực sự là Anh hùng dân tộc thế kỷ 21 này ;Kính chúc các cha Bình An /Mong CS sớm tuyệt chủng .///
Trả lờiXóaTin dữ thật đấy. Nhưng nhìn vào thành phần dân chúng đi biểu tình chống Formosa đa số toàn giới trẻ tôi lại thấy hy vọng bừng lên. Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây!
Trả lờiXóaBản tin BBC ngày 9/5/2017
Trả lờiXóa_____________
MỘT PHƯỜNG Ở TP HCM 'KHÔNG CHO PHOTO TÀI LIỆU VỀ FOMOSA'
9 tháng 5 2017
Một văn bản do một phường ở TP Hồ Chí Minh gửi đến các tiệm photocopy trên địa bàn yêu cầu "không in ấn, nhân bản các loại tờ rơi, khẩu hiệu liên quan Formosa".
Hôm 9/5, mạng xã hội rò rỉ một văn bản được cho là do bà Huỳnh Đặng Hà Tuyên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Tân Tạo A, quận Bình Tân ký hồi tháng 4/2017.
"Ủy ban Nhân dân phường đề nghị các cơ sở in ấn, photocopy trên địa bàn không in ấn, nhân bản các loại tờ rơi, khẩu hiệu liên quan Formosa và báo cáo công an nếu phát hiện có người đến in ấn, photocopy các tài liệu có nội dung xấu hoặc liên quan đến Formosa," văn bản này viết.
Bà Huỳnh Đặng Hà Tuyên là một trong những người trúng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Nghệ An: Hội phụ nữ 'phản đối linh mục Nam'
Biểu tình hôm 5/3 'không như mong đợi'
Hôm 9/5, BBC liên hệ số điện thoại của bà Hà Tuyên nhiều lần nhưng bà không bắt máy.
Cùng ngày, một chủ tiệm photocopy ở phường Tân Tạo đề nghị không nêu danh tính, xác nhận với BBC rằng họ "đã nhận được văn bản này" nhưng "chưa thấy khách hàng nào đến photocopy nội dung về Formosa".
Hôm 9/5, trả lời BBC từ Hà Nội, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, người từng tường thuật diễn biến vụ Formosa tại các tỉnh miền Trung năm 2016, nói: "Độ xác thực của văn bản đề nghị các cơ sở photocopy không in tài liệu về Formosa là khá cao, vì tôi đã thấy các văn bản tương tự như vậy ở các tiệm photocopy."
"Nhìn vào văn bản này, người ta có thể thấy nó không có căn cứ pháp lý nên không có hiệu lực."
"Hơn nữa, trong bối cảnh Formosa đã được kết luận là thủ phạm gây ra thảm họa cá chết ở miền Trung mà chính quyền lại đi ngăn cấm khi người dân đi in ấn tài liệu liên quan thì rất khó khiến người dân không nghi ngờ người ký văn bản đứng về phía Formosa."
"Với văn bản này, người ta thấy thêm một dấu hiệu là 'quả bom âm ỉ' Formosa vẫn chưa được tháo ngòi nổ và phía chính quyền vẫn đang đi từ sai lầm này đến sai lầm khác trong việc xử lý hậu quả của thảm họa môi trường."
Tháng 1/2016, mạng xã hội từng xôn xao vụ việc một chủ tiệm photocopy tại Đà Lạt phải viết giấy cam kết gửi Công an Đà Lạt với nội dung "Nay tôi xin cam kết, cam đoan khi có trường hợp tới photo, in ấn các tài liệu có liên quan tới các vấn đề nhạy cảm chính trị, các tài liệu, văn bản có nội dung phản ánh về Biển Đông, các vấn đề chính trị liên quan tới Trung Quốc, tôi sẽ ngay lập tức thông báo cho cơ quan Công an để có biện pháp xử lý kịp thời."
(nguồn BBC)