Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

VỤ VIỆC NGHIÊM TRỌNG TẠI CHÙA SẮC TỨ, P7, QUẬN GÒ VẤP, TP HCM


SOS: TRỤ TRÌ CHÙA SẮC TỨ TRƯỜNG THỌ - P7 QUẬN GÒ VẤP - TP.HCM MƯỢN TAY NHỮNG KẺ NHÂN DANH CHÍNH QUYỀN BỨC HẠI CON CỦA ÂN NHÂN!

Đặng Phước

Chùa Sắc Tứ Trường Thọ phái Bắc tông do Hoà Thượng Quảng Tuyên đời lâm tế thứ 42 sinh năm Nhâm Ngọ 1882 trụ trì , viên tịch ngày 28/5 âl Mậu Tý (1948) thọ 66 tuổi. Hiện còn Tháp thờ tại chùa Trường Thọ sau truyền lại cho cháu ngoại là Hòa Thượng Tâm Giác, tục danh Lê Văn Nén thừa tự tu tại gia theo môn phái cổ truyền!

Năm 1974, chính quyền VNCH đã cấp giấy chứng nhận lô đất với bằng khoán số 1438, tờ thứ 5 xã Hanh Thông có diện tích 3460 mét vuông (nay là vị trí chùa đang tọa lạc) xác lập quyền sở hữu cho ông Lê Văn Nén toàn quyền sử dụng( tức Đại Đức Tâm Giác, năm 1992 được tấn phong lên Hòa Thượng Tâm Giác). Sau năm 1975, nhà nước mới có chủ trương vận động đưa chùa vào giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Vào tháng 01/2000, Hòa Thượng Tâm Giác viết giấy tay cắt cho bà Lê Thị Thu Oanh là con gái út của mình mảnh đất cất nhà cấp 4 ở cạnh chùa tại địa chỉ 53/525 đường Nguyễn Văn Nghi, P7 quận Gò Vấp TP.HCM trước khi chùa được công nhận là di tích lịch sử! Hiện bà Oanh đang giữ các giấy tờ và bằng khoán liên quan đến đất của cả ngôi cổ tự Trường Thọ. Rõ ràng, đất chùa được lưu truyền bao đời nay, gần đây nhất là từ đời Hòa Thượng Quảng Tuyên để lại chứ không phải do chính quyền hiện nay cấp!

Đến khi Hòa Thượng Tâm Giác viên tịch vào tháng 6/2011, bỗng dưng có một ông thầy tu pháp danh Tịnh Thành (từng trụ trì chùa Trúc Lâm trên đường Nguyễn Thượng Hiền phường 1 quận Gò Vấp) tự nhận là được Hòa Thượng Tâm Giác viết di chúc giao chùa cho ông trong khi ông đang trụ trì một ngôi chùa khác. Tuy nhiên, cho đến nay ông sư Tịnh Thành không trưng ra được bản di chúc của cố Hòa Thượng Tâm Giác như đã nói để làm căn cứ. Đến năm 2013 ông Tịnh Thành “bàn giao” chùa lại cho Tỳ kheo Huệ Quang hiện là trụ trì chùa.

Kể từ khi trụ trì chùa, Tỳ kheo Huệ Quang có nhiều việc làm theo ý riêng cá nhân mà không tuân thủ nguyên tắc giữ nguyên hiện trạng của di tích lịch sử theo quy định hiện hành đó là tự ý vận động Phật tử góp tiền đúc chuông mới gây lảng phí cho Phật tử trong khi đó chuông cổ của chùa đúc cách đây 208 năm vẫn còn ngân vang! Làm việc này không biết ông Huệ Quang nhằm mục đích gì? Ngoài ra ông ta còn muốn xin đào đường hầm ở trong chùa nhưng đã bị Sở Văn hóa và thể thao TP.HCM từ chối vì cho rằng làm như thế sẽ phá vỡ kiến trúc cổ vốn có của chùa . Trong thông báo do bà Vũ Kim Anh - Phó giám đốc ký có đoạn viết: “Về phía chùa nếu muốn mở rộng xây dựng công trình ngoài di tích thì phải đến thương lượng với bà Lê Thị Thu Oanh” nhưng sau đó nội dung thông báo này được ông Đỗ Anh Khang - Phó chủ tịch Quận Gò Vấp “hô” biến thành thông báo “di dời” (!) . Điều trớ trêu thay, ông Huệ Quang không có một giấy tờ pháp lý gì làm bằng chứng liên quan đến ngôi nhà bà Oanh đang ở hiện tại mà viết đơn khiếu kiện tranh chấp đất đai với bà Oanh thế mà ông Đỗ Anh Khang - Phó chủ tịch Quận Gò Vấp vẫn thụ lý đơn “mời” bà Lê Thị Thu Oanh được hưởng thừa kế hợp pháp căn nhà cấp 4 giáp ranh chùa địa chỉ 53/525 đường Nguyễn Văn Nghi, P7 quận Gò Vấp TP.HCM lên “làm việc”, gây áp lực đòi “di dời”! Hiện bà Oanh sinh sống cùng 4 đứa con tại căn nhà nói trên trong tâm trạng lo lắng hoảng sợ vì liên tục bị sư trụ trì nhà chùa và những kẻ nhân danh chính quyền quấy nhiễu! 

Ông Đỗ Anh Khang – Phó chủ tịch quận Gò Vấp đã có biểu hiện tiếp tay cho ông Huệ Quang, nhiều lần đưa thông tin giả hù dọa bà Oanh. Cụ thể lần thứ nhất, trong buổi họp ngày 3/ 11/2016 ông này gợi ý ông Huệ Quang làm đơn xin trùng tu chùa trong khi chùa vẫn giữ được vẻ cổ kính như xưa chứ không xuống cấp như lý do ông này nêu; lần thứ 2 ngày 4/11/2016 ông tự ý ra thông báo thực hiện công văn của bộ cho phép trùng tu nhưng không đưa quyết định cho bà Oanh; lần thứ 3 ngày 5/12/2016 đưa thông báo mời họp thực hiện theo sự chỉ đạo của sở văn hóa thể thao tuy nhiên tại buổi họp không gửi kèm công văn của sở VH-TT cho bà Oanh để làm căn cứ!

Ông Huệ Quang tưởng bà Oanh không có giấy tờ gì liên quan đến căn nhà đang ở nên ngụy tạo bản vẽ sơ đồ chùa trong đó có phần đất ở của bà Oanh dùng làm căn cứ để khiếu kiện tranh chấp! Bà Oanh kể: “Có lần ông Huệ Quang và Trung Không (anh ruột Huệ Quang) đã mời một số kỹ thuật đo đạt nói là nhân viên phòng Tài nguyên Môi trường sang đặt máy giả vờ đo đạt và vẽ bằng máy điện tử rồi tự xác định phần đất nhà ở của tôi nằm trong khu di tích để tạo nguyên cớ tranh chấp đất với nhà tôi. Vừa rồi ông Đỗ Anh Khang cũng dùng bản vẽ ngụy tạo đó để hù dọa tôi, tuy nhiên khi tôi xin ông cho tôi bản photo thì ông nhất quyết không đưa.… Rõ ràng việc làm này có sự mờ ám, khuất tất”.

Lấy cớ “trùng tu”, ông Huệ Quang đã cấu kết với những kẻ nhân danh “chính quyền” là các ông bà: Ông Đỗ Anh Khang - Phó chủ tịch Quận Gò vấp; ông Ngô Văn Hải - Phó phòng Tài nguyên - Môi trường; bà Lê Thị Na - Chuyên viên Phòng Quản lý đô thị quận tìm mọi cách “di dời” gia đình bà Oanh đi nơi khác hòng chiếm đoạt căn nhà hương hỏa do cha bà để lại mà không biết rằng di tích văn hóa cấp quốc gia không được thay đổi hiện trạng nếu chưa được sự đồng ý của Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch! Bà Oanh bày tỏ sự bất bình trong nổi lo sợ ‘sẩy nhà ra thất thế’, chia sẻ qua tin nhắn, bà viết “Nơi đây là đất hương hoả của ông cha đồng thời cũng là kế sinh nhai của mẹ con tôi. Chồng tôi mất sớm từ năm 1994, tôi ở vậy để báo hiếu cho cha cũng là vừa chăm sóc con trẻ …. Bây giờ nhà chùa và chính quyền rắp tâm đuổi tôi đi thì biết ở đâu? Con trai tôi vì quá lo lắng chuyện này đã mắc bệnh trầm cảm bấy lâu nay”

Qua những việc làm mờ ám nói trên, Tỳ kheo Huệ Quang muốn mượn tay chính quyền hù dọa, cố ép để mua lại căn nhà giá rẻ, ông còn giở giọng ban ơn, đạo đức giả “Đáng ra là nhà cô sẽ bị di dời, nhưng chỗ quen biết nhà chùa đưa cho ít tiền để cô vui lòng” (!)... Không biết bà Oanh “vui lòng” nổi gì khi kẻ chịu ơn cha mình bây giờ lại giở trò để đẩy gia đình mình ra khỏi ngôi nhà hương hỏa do người cha để lại?

Được biết, lúc đương thời Hòa Thượng Tâm Giác đã tích cực hợp tác với sở văn hóa thể thao để xác lập di tích lịch sử ngôi chùa. Điều đáng lưu ý là khi công nhận di tích văn hóa, cảnh quang ngôi chùa và các căn nhà xung quanh trong đó có ngôi nhà bà Oanh đã có từ trước, nay vẫn giữ nguyên hiện trạng, tuyệt không có một từ nào trong văn bản buộc các căn nhà vừa nói phải di dời, vậy thì tại sao bây giờ ông Huệ Quang lại đặt ra vấn đề phải “di dời”?

Khi tiếp quản chùa, sư trụ trì lúc bấy giờ là ông Tịnh Thành chỉ tiếp quản đất đai phía trong hàng rào của chùa chứ đâu có tiếp quản căn nhà hiện bà Oanh đang ở? Bây giờ ông Huệ Quang “trả ơn” cho cố Hòa thượng đã bàn giao chùa cho mình bằng cách câu kết với những kẻ nhân danh chính quyền để dồn ép con gái ân nhân trong tương lai không có nơi che mưa nắng để ở và thờ phụng ông bà một cách nhẫn tâm như thế thử hỏi các ông sư trụ trì ở đó tu để làm gì?

Những việc làm khuất tất, mờ ám vừa nêu cho thấy những thủ đoạn ti tiện của Huệ Quang và các ông bà nhân danh chính quyền hòng đe dọa, bức hại người thân cô, thế cô là con gái của cố Hòa Thượng Thích Tâm Giác đó là sự bội bạc, vong ân, trái đạo, trái pháp luật!

Những kẻ nhân danh chính quyền đã chà đạp lên luân thường đạo lý, bất chấp luật pháp để gây thiệt hại cho nhân dân liệu có xứng đáng là người lãnh đạo dân?

Người viết: Đặng Phước
Nguồn: Ảnh và thông tin do bà Lê Thị Thu Oanh cung cấp
P/S: Bà con có thể kiểm chứng thông tin:
Số ĐT bà Oanh: 01235054187
Số ĐT trụ trì tiếp quản chùa đầu tiên - ThíchTịnh Thành: 0913.832.278
 
 Hình bên là chân dung cố Hòa Thượng Tâm Giác chụp năm 1994, cha đẻ bà Thu Oanh Lê.


 Tỳ kheo Huệ Quang (áo nâu) trụ trì chùa tuổi khoảng ngoài 30, tu chưa lên Đại Đức tại sao được giao quản tự ngôi chùa cổ xếp hạng di tích quốc gia?


 CHÂN DUNG CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH TÂM GIÁC.

 Bằng khoán do chính quyền VNCH cấp.


 
.

5 nhận xét :

  1. Mấy sư này làm "đúng quy trình" cả! Bởi vì các sư này thuộc hệ phái quốc doanh, cho nên họ phải "hành đạo" sao cho Phật Giáo Chính Thống mang càng nhiều tai tiếng càng tốt, mục đích của họ là để dân chúng và tín đồ mất niềm tin và xa rời Tam Bảo.

    Trả lờiXóa
  2. Chuông cổ đem đi bán lấy tiền rồi chứ đưa đi đâu nữa!

    Trả lờiXóa
  3. Đã gọi là Tỳ kheo thì là ni chứ không phải là tăng ,cho nên bài viết gọi tỳ kheo là ông là nhầm lẫn .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tỳ-kheo là từ dành cho Tăng, còn Tỳ-kheo-ni là từ dành cho Ni

      Xóa
  4. Ôi, Nhiễu nhương cả nơi cửa thiền! Thiện tai thiện tai!
    Nam mô A Di Đà Phật!

    Trả lờiXóa