Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

CÁC NGHIỆP ĐOÀN ĐỘC LẬP SẼ BẢO VỆ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI

Ảnh: Trưởng phòng Giáo dục huyện Hồng Lĩnh Lê Bá Thiềm, người được cho là đã điều động các nữ giáo viên đi làm lễ tân, tiếp rượu quan khách.

LÀM SAO CHẤM DỨT VIỆC NỮ GIÁO VIÊN BỊ ĐIỀU ĐỘNG TIẾP KHÁCH VÀ NHỮNG CHUYỆN TƯƠNG TỰ? CHÍNH LÀ NGHIỆP ĐOÀN ĐỘC LẬP

FB Nguyễn Anh Tuấn
14-11-2016

Khi bị chất vấn bởi báo chí, Trưởng phòng Giáo dục Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) Lê Bá Thiềm – người được cho đã điều động một số cô giáo trong huyện làm lễ tân, tiếp rượu quan khách, đã nói một câu tỏ rõ mình là một tay cao cờ:


‘Giáo viên nào phản ánh như thế cứ trực tiếp đối thoại (đối chất)’.

Ông ấy đã chiếu đúng thế bí của các nữ giáo viên: Trước quyền lực ai cũng yếu ớt vì đơn lẻ.

Vậy nên, cho tới lúc này, nhiều ngày sau khi sự việc xảy ra, chưa một ai trong số các nữ giáo viên dám đứng ra trước công luận, đường đường chính chính tố cáo hành xử tệ hại của ông Trưởng phòng và những cấp trên của ông ta ở Hồng Lĩnh.

Ngay cả khi nhận được sự khích lệ từ các nhà báo, đa số nữ giáo viên này hẳn đều đang nghĩ: ‘Nhà báo đến viết bài rồi đi, nhưng mình vẫn sẽ là giáo viên ở cái xứ Hồng Lĩnh này mãi, liệu có yên ổn không, ngay cả khi có thể khiến tay Trưởng phòng kia mất chức? Hay là chưa được vạ thì má đã sưng? Thôi thì đành im lặng vậy, có phải mỗi mình bị vậy đâu.’

Vậy là cuối cùng ai nấy đều giữ sự ấm ức trong im lặng. Bất công cũng được nuôi dưỡng theo cách đó.

Giả định này, nếu đúng thực tế, gợi ý rằng, sự vào cuộc của báo chí, dẫu rất quan trọng, song vẫn chỉ giúp giải quyết phần ngọn của vấn đề khi sự tình vỡ lở, chứ không xử lý được nguyên nhân gốc rễ để ngăn chặn những điều tệ hại.

Nhưng mà nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này là gì?

Nhiều người trả lời đơn giản là vì những lãnh đạo như ông Thiềm thiếu đạo đức, vô giáo dục và coi thường phụ nữ nên mới hành xử như vậy.

Chưa vội đánh giá lý giải trên, thử điểm qua thêm vài câu hỏi nữa:

1, Sự việc ép giáo viên nữ có ngoại hình ưa nhìn phải đi tiếp khách, tiếp rượu nhân các kỳ lễ lạt chỉ diễn ra trong ngành giáo dục huyện Hồng Lĩnh? Hay chỉ riêng ở tỉnh Hà Tĩnh? Hay là của cả nước?

2, Sự việc này chỉ xảy ra trong ngành giáo dục, hay còn trong các ngành nghề, lĩnh vực khác của khu vực công, khi mà các nữ nhân viên có vẻ ngoài dễ nhìn thường bị yêu cầu phải đi tiếp khách – điều vốn không được quy định trong mô tả công việc của họ, và nằm ngoài ý muốn của họ?

Nếu câu trả lời cho tất cả câu hỏi trên đều là ‘Không’: Sự việc trên KHÔNG CHỈ xảy ra ở Hồng Lĩnh, cũng KHÔNG CHỈ trong ngành giáo dục mà ở khắp các cơ quan của những lãnh vực khác nhau trên cả nước, thì có thể chúng ta sẽ phải đối mặt với một câu hỏi lớn hơn: Vì sao đa số những người có quyền hành ở xã hội chúng ta đều hành xử như vậy?

Hay, nếu gọi cách hành xử trên là phi đạo đức, thì câu hỏi sẽ là vì sao những kẻ có quyền hành ở nước ta lại phi đạo đức trên một diện rộng như thế?

Đơn giản thôi, ấy là vì quyền lực của họ không bị kiềm chế/đối trọng.

Lord Acton, vài trăm năm trước đã nói một câu khó có thể bắt bẻ: “Quyền lực có xu hướng gây hủ hóa. Quyền lực tuyệt đối, hủ hóa tuyệt đối”.

Ai, tổ chức nào trong ngành giáo dục Hồng Lĩnh có thể đối trọng lại quyền lực của ông Lê Bá Thiềm, trưởng phòng giáo dục huyện này?

Mà cũng chưa cần tới cấp trưởng phòng giáo dục, nội trong một trường học hiện nay, ai, tổ chức nào có thể đối trọng lại quyền lực của hiệu trưởng?

Đây mới thực sự là nguồn cơn của nhiều điều tệ hại xảy ra mà kẻ chịu thiệt bao giờ cũng là mỗi người lao động đơn lẻ.

Thế giải pháp là gì?

Bản chất mối quan hệ giữa ông trưởng phòng giáo dục (và các hiệu trưởng) với các cô giáo là giữa người sử dụng lao động và người lao động. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động đang lạm dụng quyền lực để bắt ép người lao động phải làm những việc ngoài hợp đồng.

Người sử dụng lao động luôn có ưu thế hơn trong mối quan hệ với mỗi người lao động đơn lẻ (nhờ nắm quyền về lương thưởng, thuyên chuyển công tác…), nên để đối trọng lại quyền lực này người lao động cần phải kết hợp với nhau thành nghiệp đoàn.

Sức mạnh của nghiệp đoàn nằm ở khả năng khiến cho người sử dụng lao động phải trả giá bằng thiệt hại to lớn một khi dám xâm phạm vào lợi ích chính đáng của mỗi thành viên trong nghiệp đoàn.

Thử hình dung, cũng trong tình huống Trưởng phòng Lê Bá Thiềm có văn bản điều động đi tiếp khách như trên, giả sử các giáo viên ở Hồng Lĩnh có một nghiệp đoàn giáo chức thực sự độc lập do chính họ điều hành. Nghiệp đoàn này, sau khi xét thấy yêu cầu của ông Trưởng phòng là không thể chấp nhận được, đã ra quyết định sẽ bãi khóa để phản đối. Toàn bộ giáo viên ở Hồng Lĩnh ngay ngày hôm sau hưởng ứng bằng cách không đến trường khiến hệ thống giáo dục huyện này ngưng trệ. Nghiệp đoàn tuyên bố giáo viên sẽ chỉ trở lại trường cho tới khi nào Trưởng phòng Thiềm rút lại văn bản và xin lỗi.

Thêm nữa, một khi nghiệp đoàn giáo chức huyện Hồng Lĩnh có liên kết với tổng nghiệp đoàn giáo chức Hà Tĩnh và cả nước, họ có thể hành động ở một mức độ cao hơn – một cuộc bãi khóa của giáo viên toàn quốc đòi cách chức Lê Bá Thiềm và điều tra liệu các quan khách có hành vi lạm dụng tình dục hay chẳng hạn – nếu xét thấy văn bản của ông ấy xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự nghề nghiệp của họ. Chính phủ, nếu không muốn hệ thống giáo dục quốc gia bị ngừng trệ, sẽ buộc phải xuống tay ngay với những cán bộ như ông Thiềm.

Thế thì, chỉ sau một lần nhớ đời như vậy, không chỉ ông Thiềm và các hiệu trưởng mà cả các cấp trên của ông Thiềm và các quan chức giáo dục khác cũng phải dặn dò nhau không làm gì trái với các điều khoản trong hợp đồng lao động đã ký với giáo viên. Những điều tệ hại cứ theo đó mà được ngăn chặn.

Đọc tới đây, hẳn nhiều người sẽ nói: Lại nghiệp đoàn độc lập chứ gì, Trump đắc cử Tổng thống Mỹ rồi, không có TPP đâu, đừng mơ về nó nữa.

Không nên nghĩ vậy, TPP hay nước Mỹ không phải là điều kiện cũng chẳng hề là động lực để người Việt đòi quyền tự do nghiệp đoàn.

Phẩm giá của từng cá nhân người lao động, và quyền lợi chính đáng của họ – chẳng hạn ở đây, là quyền được yên ổn đứng trên bục giảng rồi về với chồng con của các cô giáo Hồng Lĩnh, chứ không phải ngả nghiêng với chén rượu bên đám quan chức – mới chính là nguyên nhân và động lực của tự do nghiệp đoàn – nơi mà trong đó những người lao động đơn lẻ tìm thấy sức mạnh to lớn hơn khi dựa vào nhau để bảo vệ nhau.

Mà người lao động là ai? – Là các cô giáo ở Hồng Lĩnh, là bạn, là tôi và cha mẹ anh em bạn bè của chúng ta, chứ còn ai nữa.

PS 1: Các ông chồng – dù công việc là gì, gồm cả bộ đội, công an – nếu có vợ là giáo viên, mà đặc biệt là giáo viên có nhan sắc, có thể tìm thấy ở đây một lý do để ủng hộ nghiệp đoàn độc lập – thứ có thể bảo vệ phẩm giá của vợ họ và hạnh phúc gia đình của họ một cách dài hạn, vì trong sự việc vừa qua ở Hồng Lĩnh, nhiều cô giáo đã phản ánh gia đình họ lục đục vì chồng không chấp nhận nên đã ghen tuông, xô xát.
PS 2: Khi nói giá như các cô giáo ở Hồng Lĩnh có một nghiệp đoàn giáo chức độc lập, điều đó có nghĩa là công đoàn hiện tại của các cô, dù đang thu phí của các cô bằng 2% lương hàng tháng, nhưng đã không làm gì để bảo vệ các cô. Tệ hại hơn, Phòng Giáo dục Hồng Lĩnh còn thông qua Công đoàn để nhờ lựa các cô giáo trẻ, đẹp.
_____

FB Bạch Hoàn
 
Nỗi lòng giáo viên và sự im lặng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

13-11-2016 

“21 giáo viên bị điều đi tiếp khách, nhiều gia đình chao đảo, vợ chồng cãi nhau. Các chị phải cắn răng vì vị trí trường đang công tác nên không dám lên tiếng”.

“Chị xin được thay mặt cho đông đảo giáo viên Hông Lĩnh cảm ơn em nhiều về việc em dám phanh phui sự thật. Chẳng có giáo viên nào ở Hồng Lĩnh dám like, share vì họ sợ!”.

“Đúng như chị nói, bọn e đi làm nhiệm vụ chẳng bao giờ vui vẻ, tất cả đều bị ép buộc, rất khó chịu! Không thực hiện thì bị cho là chống đối, cuối năm thì bị xếp là không hoàn thành nhiệm vụ, hạ lương…

Không chỉ riêng giáo viên mà cán bộ như bọn e đây nhiều lúc cũng bị điều đi tiếp khách qua điện thoại 1 cách hết sức vô lý, không có kế hoạch ngay từ trước, cũng chẳng cần dựa trên giấy tờ gì. Và bị điều bất kể khi nào, tiếp khách ngoài giờ hành chính, không thực hiện thì bị quy rằng không hoàn thành nhiệm vụ.

Bọn e rất bức xúc nhưng vì miếng cơm manh áo nên phải thực hiện, đi như thế nhiều lúc phải lừa gia đình rằng có công việc này công việc nọ chứ chẳng dám nói là đi tiếp khách vì sợ gia đình tan nát!”.

“Mình cũng là giáo viên. Gần 20 năm trước, ngày ấy mình vừa ra trường, dạy ở quê. Thầy hiệu trưởng gọi mình vào phòng riêng hỏi, “em muốn ở lại trường cấp 3 không”, kem theo là cử chỉ rất ghê tởm, mình đã đứng bật dậy, trả lời “đời em, tiền bạc và quyền lực sẽ không ép được em”. Hôm sau mình có quyết định về công tác tại trường cấp 2″.

Đó chỉ là vài trong số hàng trăm tin nhắn tôi đã nhận được về chuyện nữ giáo viên, nhân viên nữ khổ sở thế nào trong quá trình công tác. Họ bị lợi dụng.

Dân tộc nào không trân trọng người làm giáo dục, coi giáo dục là nền tảng, dân tộc ấy không có tương lai. Tôi thực khó hiểu về sự im lặng, sự thờ ơ, sự lạnh lùng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Anh chị nào thông thái có thể nói cho tôi biết Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay tên gì được không ạ? Tôi cám ơn. 

27 nhận xét :

  1. Các cô giáo có quyền "từ chối" việc đi tiếp khách !
    Các cô chỉ cần nói 1 câu rất đơn giản là:
    "Tôi là giáo viên,tôi có nhiệm vụ dạy học,hết giờ dạy ở trường,về nhà tôi còn phải chấm bài,chuẩn bị giáo án cho buổi dạy ngày hôm sau,ngòa giờ dạy học ở trường,chúng tôi còn có gia đình,chồng con,việc tiếp khách không phải là nhiệm vụ của tôi..."
    Thử hỏi rằng nếu cô giáo nào cũng nói như vậy thì tên trưởng phòng có quyền bắt ép đi tiếp khách hay không?
    Người giáo viên cứ làm tròn trách nhiệm giảng dạy học sinh,rồi trả lời như trên thì chẳng tên trưởng phòng nào ép được cả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin cụ chớ xui dại các cháu. Không tiếp khách, nó cúp lương, đuổi việc mất toi mấy trăm triệu chạy việc đấy !

      Xóa
    2. Bà Đức ơi, không ai nhận ra bà nữa rồi.
      Nó ép không được thì nó kiếm cớ sa thải,
      nó chuyển đến một điểm trường khác, xa nhà.
      Các cô cùng đường rồi,
      đến mức đến bây giờ cũng không có cô giáo nào dám ra mặt lên tiếng.
      "Trói lại mà đánh" còn hỏi sao không chạy đi.
      Mọi khi bà có ăn nói thế này đâu,
      hay là có đứa nào nó giả danh bà đấy, bà Lê Hiền Đức.

      Xóa
    3. Bọn có tiền có quyền như Trưởng phòng Giáo dục huyện Hồng Lĩnh Lê Bá Thiềm sẽ dùng tất cả những mưu hèn kế bẩn để trù dập hãm hại những cô giáo không chịu đi "tiếp khách" như chúng muốn. Vì vậy tác giả muốn có một sức mạnh để ngăn chặn những hành động đê tiện bỉ ổi vô liêm sỉ của bọn chúng.

      Xóa
    4. Không đơn giản thế đâu cụ ơi, thời này bọn khốn nạn nhiều lắm.

      Xóa
    5. Bon cán bộ hiệu trưởng khốn nạn -đê tiện hèn hạ lắm ,chúng cùng một giuộc với lãnh đạo thị xã Hồng lĩnh ,nếu giáo viên từ chối đi tiếp rượu phục vụ quan khách thì hôm sau giáo viên sẽ bị làm khó ngay.
      Cái tay bộ trưởng Phùng xuân Nhạ cũng hạn chế tư duy tầm nhìn ( chắc cũng giống như các quan khách Hồng lĩnh) không bảo vệ các giáo viên né tránh trách nhiệm lại còn đổ cho giáo viên tự trách mình , rồi cong " rút kinh nghiệm".
      Bó tay với quan đầu ngành bộ dáo rục .

      Xóa
    6. Nhìn mặt thằng Thiềm này giống mấy tên đòi nợ thuê ngoài chợ huyện Hồng Lĩnh.

      Xóa
  2. Có lẽ trong lịch sử của mình, Hà Tĩnh chưa bao giờ đốn mạt đến như ngày nay

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thằng Thiềm giống Sở Khanh quá. Lần sau bắt vợ Thiềm đi hầu rượu mấy quan anh rửng mỡ Thiềm nhé.

      Xóa
    2. Sau vụ dắt gái này dâng quan anh đề nghị thị xã Hồng Lĩnh làm hồ sơ Nhà giáo ưu tú cho Thiềm.

      Xóa
  3. Mấy lời xin nhắn gửi
    Với ông Lê Bá Thiềm
    Cái phòng ông phụ trách
    Phải đổi thành HỘP ĐÊM

    Trả lờiXóa
  4. Quả nhiên cái mặt thằng Lê Bá Thiềm này trông điếm đàng thật!
    Thiềm tiếng Hán Việt có nghĩa là cái "vành". Thế đấy!

    Trả lờiXóa
  5. Thằng "mặt mẹt" này mà cũng làm trưởng phòng GD. Hèn chi GD VN vẫn cứ như gà mắc tóc.

    Trả lờiXóa
  6. "LÀM SAO CHẤM DỨT VIỆC NỮ GIÁO VIÊN BỊ ĐIỀU ĐỘNG TIẾP KHÁCH VÀ NHỮNG CHUYỆN TƯƠNG TỰ?"

    Không nên chấm dứt, mà nên nhân rộng & phát huy

    Trả lờiXóa
  7. Sống trên đất mẹ, trên quê hương bản quán mà phẩm giá không có thì còn có cái gì nữa đây?

    Trả lờiXóa
  8. Cụ Đức ơi! Sau sự vụ các cố giáo phải đi hầu rượu các quan chức vừa qua, trước những nhân họa và thiên tai khủng khiếp mà nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phải gánh chịu và trước công luận, thằng trưởng phòng giáo dục mà ... vô giáo dục này vẫn còn lớn giọng đe nẹt "Giáo viên nào phản ánh như thế cứ trực tiếp đối thoại (đối chất)" thì các cô giáo khó mà từ chối lắm cụ à! Hơn nữa, chưa chắc đây là lần đầu đâu ạ!

    Trả lờiXóa
  9. Một tha`ng Ma cô, Đĩ điếm

    Trả lờiXóa
  10. Nhìn mặt tay Thiềm chẳng khác chi mấy thằng đi đòi nợ thuê.
    Không biết hắn đã chạy được cái bằng "nhà giáo ưu tú/nhân dân" chưa nhỉ?

    Trả lờiXóa
  11. Sao Hà Tĩnh lại đưa thằng du côn này vào làm trưởng phòng giáo dục

    Trả lờiXóa
  12. Giải quyết vụ nầy:
    _Đuổi việc ai đã tổ chức buổi hát karaoke.
    _Đuổi việc toàn bộ đám khách cán bộ tham dự buổi hát karaoke dù bất kể đó là cán bộ cấp nào.
    _Đuổi việc ông trưởng phòng Giáo dục.
    _Đặc biệt cách chức bộ trưởng bộ giáo dục và đuổi ra khỏi nghành.

    Trả lờiXóa
  13. Đúng vậy, nhưng nếu Mỹ không nghiêm túc kiểm soát các điều kiện về nhân quyền, dân chủ khi cho vn vào tpp, đám cộng sản sẽ luồn lách mà dựng lên các nghiệp đoàn độc lập giả, thậm chí đàn áp tàn bạo là đằng khác....

    Trả lờiXóa
  14. Nhìn mặt thằng trưởng phòng vô giáo dục này như một tên đàn em của dân xã hội đen

    Trả lờiXóa
  15. Thằng này có cái bản mặt đòi nợ thuê hay dắt gái quá xá

    Trả lờiXóa
  16. Nếu Nguyễn Du sống lại chẳng phải mượn cốt truyện Tàu mà những cô giáo Hồng Lĩnh đã thành các cô Kiều tha hồ cụ viết

    Trả lờiXóa
  17. Từ ngày dắt gái đến nay
    Nhà Thiềm kinh tế đổi thay quá nhiều
    Nhà thì biệt thự loại siêu
    Đất thì Khắp xã Đậu Liêu khoanh vùng

    Trả lờiXóa
  18. Sau khi nghề dắt gái
    Thiềm thực hiện thành công
    Nghe chức phó chủ tịch
    Sắp tới được tấn phong

    Trả lờiXóa
  19. Ôi! Tôi nhận ra thằng này rồi. Hắn trước đây làm nghề dắt gái tại khách sạn Hồng Lĩnh chỗ ngả tư đường quốc lộ số 8

    Trả lờiXóa