Nên tránh xa dự án nhà máy thép
tại Cà Ná- Ninh Thuận
Kinh Tế Biển
KS Doãn Mạnh Dũng
17-9-2016
Mới cách đây vài năm, người ta bàn chuyện xây dựng cảng xuất quặng bô-xít nhôm tại mũi Kê Gà với hy vọng xài đồng tiền như núi từ Trung Quốc đứng sau lưng các nhà đầu tư nhà nước Việt Nam. Các công ty tư vấn tốn nhiều tiền vào nghiên cứu cảng tại mũi Kê Gà nhưng cuối cùng cũng phải bỏ vì nơi đây không có tài nguyên về cảng mà phải nhân tạo hoàn toàn. Nay tập đoàn Hoa Sen lại say với lợi nhuận trên giấy và tính được bài tránh được trách nhiệm môi trường nên quyết tâm đầu tư Nhà máy luyện thép tại Cà Ná- NInh Thuận.
Việt Nam vừa có bài học Formosa, dù nhà đầu tư Đài Loan và sau lưng là Trung Quốc với tài chính khổng lồ và kinh nghiệm nhiều năm trên thế giới nhưng họ cũng sa lầy trong việc xử lý chất thải và đã đẩy ra môi trường. Hậu quả của chất thải từ Formosa đã làm cả miền Trung quay lại đói nghèo và sự việc chưa lường hết hồi kết. Việc xây dựng nhà máy luyện thép Formosa tại Sơn Dương – Hà Tĩnh, nhà đầu tư đã biết sử dụng vịnh Sơn Dương là vịnh tốt nhất khu vực bờ biển miền Bắc Việt Nam nên đã giảm chi phí đầu tư phần cảng biển.
Nay tập đoàn Hoa Sen, nguồn vốn nhỏ bé từ tiền vay của các ngân hàng Việt Nam nhờ quan hệ thân hữu để đổ vào đầu tư nhà máy và cả xử lý môi trường, vừa phải xây dựng một hệ thống cảng biển nhân tạo tại Cà Ná – Ninh Thuận để tiếp nhận tàu chở quặng sắt không dưới 300.000 DWT, rõ ràng đó là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm.
Hơn nữa tại Ninh Thuận là khu vực đang bị sa mạc hóa, lượng nước mưa hiếm, không có con sông nào lớn nên nguồn nước cần dành cho con người, gia súc, nông nghiệp hơn là dành cho thép.
Chúng ta nhớ, cảng Dung Quất được các Tiến Sỹ học Liên Xô về thiết kế và xây dựng, được Quốc Hội và Chính phủ tài trợ không giới hạn nhưng đến nay hệ thống cảng biển tại đây còn quá xa để có thể đạt được mục tiêu kỹ thuật như mong muốn ban đầu. Điều đó nói rằng việc xây dựng cảng biển ở miền Trung Việt Nam phải ưu tiên chọn nơi có yếu tố thiên nhiên thuận lợi. Ngược lại, chi phí dành cho cảng biển là vô cùng lớn.
Ước mơ là quyền của mọi người, nhưng khi thực hiện đó là cơm, áo, gạo, tiền của cả một cộng đồng.
Với sự trân trọng một chính phủ kiến tạo và minh bạch, tôi mong rằng các thành viên của Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nên tránh xa dự án nhà máy thép của tập đoàn Tôn Hoa Sen tại Cà Ná – Ninh Thuận.
Kinh Tế Biển
KS Doãn Mạnh Dũng
17-9-2016
Mới cách đây vài năm, người ta bàn chuyện xây dựng cảng xuất quặng bô-xít nhôm tại mũi Kê Gà với hy vọng xài đồng tiền như núi từ Trung Quốc đứng sau lưng các nhà đầu tư nhà nước Việt Nam. Các công ty tư vấn tốn nhiều tiền vào nghiên cứu cảng tại mũi Kê Gà nhưng cuối cùng cũng phải bỏ vì nơi đây không có tài nguyên về cảng mà phải nhân tạo hoàn toàn. Nay tập đoàn Hoa Sen lại say với lợi nhuận trên giấy và tính được bài tránh được trách nhiệm môi trường nên quyết tâm đầu tư Nhà máy luyện thép tại Cà Ná- NInh Thuận.
Việt Nam vừa có bài học Formosa, dù nhà đầu tư Đài Loan và sau lưng là Trung Quốc với tài chính khổng lồ và kinh nghiệm nhiều năm trên thế giới nhưng họ cũng sa lầy trong việc xử lý chất thải và đã đẩy ra môi trường. Hậu quả của chất thải từ Formosa đã làm cả miền Trung quay lại đói nghèo và sự việc chưa lường hết hồi kết. Việc xây dựng nhà máy luyện thép Formosa tại Sơn Dương – Hà Tĩnh, nhà đầu tư đã biết sử dụng vịnh Sơn Dương là vịnh tốt nhất khu vực bờ biển miền Bắc Việt Nam nên đã giảm chi phí đầu tư phần cảng biển.
Nay tập đoàn Hoa Sen, nguồn vốn nhỏ bé từ tiền vay của các ngân hàng Việt Nam nhờ quan hệ thân hữu để đổ vào đầu tư nhà máy và cả xử lý môi trường, vừa phải xây dựng một hệ thống cảng biển nhân tạo tại Cà Ná – Ninh Thuận để tiếp nhận tàu chở quặng sắt không dưới 300.000 DWT, rõ ràng đó là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm.
Hơn nữa tại Ninh Thuận là khu vực đang bị sa mạc hóa, lượng nước mưa hiếm, không có con sông nào lớn nên nguồn nước cần dành cho con người, gia súc, nông nghiệp hơn là dành cho thép.
Chúng ta nhớ, cảng Dung Quất được các Tiến Sỹ học Liên Xô về thiết kế và xây dựng, được Quốc Hội và Chính phủ tài trợ không giới hạn nhưng đến nay hệ thống cảng biển tại đây còn quá xa để có thể đạt được mục tiêu kỹ thuật như mong muốn ban đầu. Điều đó nói rằng việc xây dựng cảng biển ở miền Trung Việt Nam phải ưu tiên chọn nơi có yếu tố thiên nhiên thuận lợi. Ngược lại, chi phí dành cho cảng biển là vô cùng lớn.
Ước mơ là quyền của mọi người, nhưng khi thực hiện đó là cơm, áo, gạo, tiền của cả một cộng đồng.
Với sự trân trọng một chính phủ kiến tạo và minh bạch, tôi mong rằng các thành viên của Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nên tránh xa dự án nhà máy thép của tập đoàn Tôn Hoa Sen tại Cà Ná – Ninh Thuận.
Nhà Máy Thép Tôn Hoa Sen Cà Ná như thỏi nam châm !
Trả lờiXóa