Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Tin HOT: GIAN LẬN TRONG KHOA HỌC, HỘI ĐỒNG VẪN CHẤM

TUYỂN CHN ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC
- NHỮNG CÂU CHUYỆN KHÓ TIN

Trần Quân - Hồng Anh

Bài 2: Gian lận trong khoa học, hồ sơ vẫn được Hội đồng đánh giá cao

          Tố cáo TS. Trần Ngọc Ngoạn, Viện trưởng Viện Địa Lý nhân văn đạo văn

Tham dự tuyển chọn nhiệm vụ khoa học cấp nhà nước tổ chức vào ngày 5 tháng 1 năm 2016, đơn vị Viện Địa lý Nhân văn thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã ra quân với một hồ sơ thật hoành tráng, 20 người trong đó 8 thành viên có tên tuổi, có chức vụ rất cao trong làng khoa học, được khẳng định “là những người có đóng góp khoa học và chủ trì việc thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài”.

1. TS. Trần Ngọc Ngoạn (Viện trưởng Viện Địa lý Nhân văn);
2. PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi (Nguyên Phó tổng cục trưởng, Tổng cục Biển đảo);
3. TS. Nguyễn Song Tùng (Phó Viện trưởng Viện Địa lý Nhân văn);
4. GS. TS. Trương Quang Học, Nguyên Trưởng ban Ban Khoa học và Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội;
5. PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh (Viện trưởng, Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường;
6. PGS. TS. Đặng Nguyên Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam.

Thế nhưng sau khi mở hồ sơ tuyển chọn đã bị phát giác là 75% thuyết minh của hồ sơ là sao chép nguyên bản thuyết minh của Viện Địa lý Kinh tế xã hội do Ths. Nguyễn Hồng Anh làm thư ký khoa học. 

.
Chủ nhiệm đề tài TS. Trần Ngọc Ngoạn, Viện trưởng Viện Địa lý Nhân văn (ảnh bên) khẳng định: Tôi không biết ai làm thuyết minh này, tôi không làm, mà người khác làm. Hơn nữa tôi biết mình không được nên cũng không để ý. 

Thư ký khoa học, TS. Nguyễn Song Tùng, phó viện trưởng, trả lời, chúng tôi không đánh cắp bản quyền.

Ngày 17 tháng 3 năm 2016, Viện Địa lý kinh tế xã hội đã gửi đơn khiếu nại lên Bộ Khoa học và công nghệ với nội dung:

“có dấu hiệu vi phạm điều 19 thông tư 10/2014/TT-BKHCN về lưu giữ hồ sơ gốc và quản lý thông tin, trong đó, khoản 2 điều 19 quy định: “Thành viên hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp, thư ký hành chính chính và các tổ chức, cá nhân liên quan phải tuân thủ các quy định về quy trình tuyển chọn, giữ bí mật các thông tin liên quan đến quá trình đánh giá, tuyển chọn tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ”, nhưng bản thuyết minh trong đợt tuyển chọn lần thứ hai của chúng tôi đã được một đơn vị bạn cùng tham gia đấu thầu sử dụng làm bản thuyết minh trong hồ sơ tham gia đấu thầu của mình trong lần tuyển chọn thứ ba. Cụ thể, ngoài những chỗ trích dẫn cả câu, in nghiêng, thậm chí cả mục, còn có những lỗi kỹ thuật khác được sao chép y nguyên, hay sử dụng cấu trúc nội dung trong trong bản thuyết minh thứ hai của chúng tôi”


Ngày 31/3/2016, trong cuộc gặp ba bên Vụ KHXH và TN, Ban Thanh Tra, và Viện Địa lý KT_XH và phát triển, bà Nguyễn Thị Thanh Hà đã ngang nhiên phát biểu: Do chính đơn vị của chị làm lộ trước. Và vì sao chị có được các bản thuyết minh trong tay

Ngày 17 tháng 6 năm 2016, Bộ đã ra “quyết định” trả lời “kết quả xác minh cho thấy: hồ sơ tuyển chọn (lần 2) đang được lưu giữ, bảo quản tại phòng lưu trữ (Văn phòng Bộ KH&CN theo quy định. Có sự giống nhau giữa các bản thuyết minh như trong đơn của người khiếu nại đã nêu. Tuy nhiên không có căn cứ xác định thư ký hành chính và thành viên hội đồng tư vấn tuyển chọn (lần 2) đã vi phạm quy định về bảo mật các thông tin liên quan đến quá trình đánh giá, tuyển chọn. Mặt khác, theo kết quả tuyển chọn thì cả hai bản thuyết minh này đều không được Hội đồng tư vấn tuyển chọn đề nghị công nhận trúng tuyển”.

Trước đó, Thứ trưởng Phạm công Tạc đã phát biểu: “Người ta có nhiều ý tưởng và phương pháp khác nhau trong đó có thể trùng nhau cách giải quyết vấn đề đặt ra”.

1. Có hay không việc sử dụng bản quyền. Cùng so sánh hình 1 và 2 là bản thuyết minh của TS. Trần Ngọc Ngoạn cùng các chuyên gia cao cấp tham gia trong lần tuyển chọn trong lần thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2016; Hình 3 là bản thuyết minh lần thứ hai của nhóm Ths. Nguyễn Hồng Anh (tham gia tuyển chọn trong lần thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2015) (Có file đính kèm). Tất cả có 37 trang sao chép nguyên xi.

2. Tại mục 2, điều 4, chương 1 của TT 10/2014 Bộ Khoa học ban hành quy định rõ: Điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, 2. Đối với cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải đáp ứng đồng thời các yêu cầu: c) Là người chủ trì hoặc tham gia chính xây dựng thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

Đối chiếu với câu trả lời của ông Trần Ngọc Ngoạn, thì đây có phải là sự gian dối thứ hai trong hồ sơ tuyển chọn về quy định người đăng ký làm chủ nhiệm đề tài? Hay là sự chạy trốn trách nhiệm?

3. Lời bàn đối với ý kiến của ông Phạm Công Tạc, thứ trưởng Bộ KH&CN: Chúng tôi rất đồng tình với ý kiến của thứ trưởng, “Người ta có nhiều ý tưởng và phương pháp khác nhau trong đó có thể trùng nhau cách giải quyết vấn đề đặt ra”. Vậy ông có chắc trên đời này có độ trùng tới mức như minh họa nêu trên không? Trong cuộc sống hai con người sinh đôi cùng trứng cũng có tuyệt đối được thế này không?

4. Lời bàn với Bộ KH&CN: Vậy khi Bộ đã thừa nhận “có sự vi phạm bản quyền” của đơn vị khiếu nại là đúng, mà vẫn coi là không đủ cơ sở? Vậy thế nào gọi là đủ cơ sở? Ai có được các bản thuyết minh của các đơn vị, ngoài Vụ KHXH và Tự nhiên và các thành viên Hội đồng?

5. Lời bàn với bà Nguyễn Thị Thanh Hà: (1.) Bây giờ đơn vị chúng tôi mới đem khiếu nại, cậy nhờ sự anh minh của Bộ, Bộ mới thụ lý hồ sơ, chưa tìm hiểu vậy mà bà đã biết đích xác người làm lộ thông tin? (2) Giữa việc họ có thuyết minh của chúng tôi trong tay để sử dụng gian lận, với chúng tôi có được thuyết minh của họ để đi tìm công lý đối với bà là như nhau? Chúng tôi cảm ơn sự công bằng của bà, những người đại diện cho công quyền.
-------------- 
Hai trang trong Hồ sơ dự tuyển của TS Trần Ngọc Ngoạn, 
Viện trưởng Viện Địa lý nhân văn



Và một trang trong Hồ sơ Dự tuyển của Thạc sĩ Nguyễn Hồng Anh:


Còn tiếp
(Xem bài 1 tại đây)

11 nhận xét :

  1. Đất nước tôi thời loạn trị!
    Bá đạo hoành hành: đạo chích, đạo tặc, đạo chức, đạo quyền, đạo lâm, đạo danh... và đạo văn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đạo quan

      Xóa
    2. Không có gì là không ăn cắp, bà Doan (PCT nước nói rồi: KHÔNG TỪ MỘT THỨ GÌ) phải ngửa mặt lên trời mà kêu.

      Xóa
    3. Cũng cờ cũng biển cũng cân đai
      Cũng gọi ông nghè có kém ai.
      Hu hu...

      Xóa
  2. Thế mới đẹp mặt!

    Trả lờiXóa
  3. Đất nước này mà không dối, không lừa, mới là lạ

    Trả lờiXóa
  4. bộ KHCN và hội đồng tuyển chọn đề tài dã cho ta thấy bộ mặt bỉ ổi của cơ quan công quyền nước ta .

    Trả lờiXóa
  5. Hôm nọ nhà em nói chuyện với cô em út ở VN về chương trình học tiến sỹ ở Mỹ. Nay nhà em xin có vài hàng tóm tắt tại sao ở Mỹ người ta không thể đạo văn để làm luận án được.
    Làm tiến sỹ là phải nghiên cứu. Một cuộc nghiên cứu tiến sỹ được chia ra làm nhiều (3 - 5) bước nhỏ. Xong mỗi bước như vậy, nghiên cứu sinh viết một bài (thường là 10 - 15 trang) nộp cho một hội nghị chuyên môn (conference) trong ngành. Bài này sẽ được chấm bởi 3 - 5 người tự nguyện. Những người này là giáo sư hoặc chuyên viên nhiều năm trong ngành. Nghiên cứu sinh sẽ nhận được lời phê bình, nhưng không biết người phê bình là ai. Nếu hội nghị, qua những người chấm bài, thấy công trình nghiên cứu có giá trị, sẽ thông báo cho nghiên cứu sinh đến hội nghị trình bày công trình của mình, và bài viết sẽ được xuất bản trong biên bản (proceedings) của hội nghị. Nếu công trình nghiên cứu hay bài viết "đạo" từ những công trình của người khác thì với số đông chuyên viên tham dự hội nghị, điều đó sẽ bị phát giác ngay.
    Những hội nghị chuyên môn này, bất cứ ai cũng có thể đóng tiền để tham dự được. Tất nhiên nếu không phải là người trong ngành thì chẳng ai tham dự làm gì, vừa tốn tiền vừa mất thì giờ vô ích.
    Những hội nghị này được chia ra làm 3 hạng (tier) tùy theo giá trị chuyên môn của nó.
    Chỉ sau khi đã có 3 - 5 bài được trình bày ở hội nghị hạng nhất (top tier conference), nghiên cứu sinh sẽ tổng hợp những bài đó lại thành luận án. Luận án này sẽ được chấm bởi một hội đồng của trường. Để bảo đảm thêm cho sự vô tư của hội đồng, trong hội đồng phải có một thành viên ngoài ngành (không thuộc bộ môn của nghiên cứu sinh).
    Tổng quát là như vậy. Tất nhiên mỗi trường, mỗi ngành có thể có những quy định, luật lệ khác. Điều chính nhà em muốn trình bày ở đây là cái gì cũng công khai thế này thì rất khó ăn cắp.
    Xin nói thêm là thời gian trung bình cho chương trình tiến sỹ ở Mỹ là khoảng 6 năm.
    Tất nhiên là nhà em chỉ nói về chương trình tiến sĩ ở những trường tử tế, còn trường dởm thì vô chừng vô đỗi. Nhưng ở Mỹ, bằng cấp từ trường dởm chỉ là mảnh giấy treo tường nhát con nít, không hơn không kém.

    Trả lờiXóa
  6. Dễ tin mới đúng. Giờ họ làm việc tốt mới là khó tin!

    Trả lờiXóa
  7. Chúng tôi từng nói rồi ( Trong " Thư ngỏ gửi Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước" - đăng trên xuandienhannom và vài trang khác), những ông/bà tiến sĩ rởm, đểu, do chạy được, mua được sẽ trở thành ông/bà thầy, đẻ ra hàng đống những Tiến sĩ rởm, thế hệ Tiến sĩ rởm, sau đó được các hội đồng chức danh cơ sở và nhà nước, tiếng thì thế mà chỉ là những " Hội đồng chuột" nhất tri, ok là những ông/bà kia lại trở thành Giáo sư, Phó Giáo sư và lại làm ông/ bà thầy của những thế hệ kế tiếp mà!
    Cần vạch trần mạnh mẽ hơn nữa cái hiện thực thối nát này để có thể vơi đi phần nào nỗi nhục của thế hệ chúng ta trước con cháu chúng ta!

    Trả lờiXóa
  8. Có gì họ không gian lận nữa mà ngạc nhiên, bạn

    Trả lờiXóa