Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

NHIỀU HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU BỊ HỦY VÌ THỦY SẢN NHIỄM ĐỘC


VASEP: Nhiều hợp đồng xuất khẩu bị huỷ 
vì thuỷ sản nhiễm kim loại nặng 

VNE

Thứ sáu, 26/8/2016 | 06:00 GMT+7

Cùng với tình trạng thiếu nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp cũng đang đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động khi đối tác nước ngoài huỷ hợp đồng do quan ngại thuỷ sản miền Trung nhiễm độc.

VASEP lo nhà máy giấy Trung Quốc 'bức tử' sông Hậu 
VASEP muốn hoàn thuế nhập khẩu thủy sản trước

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa đại diện cho 270 doanh nghiệp trong ngành kiến nghị lên Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về thiệt hại sau thảm hoạ môi trường tại 4 tỉnh miền Trung. Theo đó, sự cố ô nhiễm đã gây tâm lý hoang mang, lo sợ đến đời sống, việc làm cũng như sức khỏe của người lao động. Ngư dân lo lắng và không dám đi đánh bắt.

"Khách hàng quốc tế quan ngại nhiễm kim loại nặng vào nguyên liệu và sản phẩm. Vì vậy, nhiều khách hàng đã hủy hợp đồng không mua thủy sản với các doanh nghiệp có nhà máy chế biến tại 4 tỉnh miền trung. Các doanh nghiệp đã bị thiệt hại rất lớn", VASEP nhấn mạnh.

Trước đó, một doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán là Công ty Trang (Mã CK: TFC) cũng bất ngờ ghi nhận thua lỗ 14,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ vẫn lãi lớn. Một trong những lý do được ban lãnh đạo công ty đưa ra là sự kiện cá chết hàng loạt ở miền Trung Việt Nam đã ảnh hưởng đến uy tín ngành thuỷ sản, nhiều đối tác nước ngoài đơn phương huỷ hợp đồng.

"Sản lượng thu mua của doanh nghiệp giảm 60% so với cùng kỳ. Nguồn nguyên liệu thiếu trầm trọng trong khi đầu ra của sản phẩm cũng bị co lại, nên doanh nghiệp thu mua nguyên liệu trong 8 tháng chỉ đạt khoảng 40% và doanh số bán ra cũng bị giảm mạnh", VASEP thống kê thiệt hại.

Chẳng hạn, Công ty Nam Hà Tĩnh (Shatico) ở Kỳ Anh thu mua được 228 tấn sau 8 tháng, trong khi cùng kỳ 2015 được 580 tấn (giảm đến 60%). Công ty xuất khẩu chỉ được 160 tấn, kim ngạch 1,4 triệu USD trong khi cùng kỳ là 2,4 triệu USD.

Trước thực trạng uy tín ngành thuỷ sản lao dốc trên trường quốc tế, VASEP kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành khẩn trương đẩy mạnh công tác truyền thông để khách hàng nước ngoài không bị quan ngại và vẫn tin vào hình ảnh thủy sản của Việt Nam đảm bảo chất lượng.

Đồng thời, hiệp hội này mong Chính phủ có sự can thiệp đối với Tập đoàn Formosa trong vấn đề có trách nhiệm đối với doanh nghiệp và người dân ở 4 tỉnh miền Trung; đưa ra những chính sách hỗ trợ, giải quyết hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường gây ra.

Không chỉ gặp khó trên thị trường quốc tế, về thị trường nội địa, người dân trên cả nước cũng có tâm lý hoang mang, lo lắng nên không mua sản phẩm thủy sản miền Trung. Các doanh nghiệp và ngư dân không tiêu thụ được sản phẩm. Toàn bộ hàng nội địa phải bảo quản lâu ngày ở kho. Do đó, doanh nghiệp phải chịu thêm nhiều chi phí phát sinh như tiền điện, thuê kho...

Theo báo cáo của doanh nghiệp, đến giữa tháng 8/2016, ngư dân vẫn chưa đi đánh bắt trở lại, khiến các nhà máy chế biến bị thiếu nguyên liệu sản xuất. Nhiều nhà máy chế biến phải tạm ngừng hoặc sản xuất với công suất rất thấp để duy trì và giữ chân công nhân. Nếu tình trạng thiếu nguyên liệu tiếp tục kéo dài, nguy cơ nhà máy phải đóng cửa là rất lớn.

Dự kiến các tháng cuối năm, nhiều công ty chế biến thủy sản sẽ ngừng hoạt động vì không còn nguyên liệu để sản xuất. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn phải chi các khoản để giữ chân người lao động và các khoản chi trả cho các đối tác. Nhiều công ty báo thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng.

Với những thiệt hại và ảnh hưởng nêu trên, VASEP kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành có giải pháp, tạo điều kiện và hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguồn nguyên liệu nhập khẩu để duy trì sản xuất, trong đó có hỗ trợ thủ tục, cước phí tại cảng nhập khẩu... tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới và mặt hàng mới. 
 
Bạch Dương

9 nhận xét :

  1. Dân trong nước còn không dám đụng đũa, huống chi người nước ngoài. Các ông tha hồ gào biển sạch, cá sạch nhưng chẳng ai tin cả.

    Trả lờiXóa
  2. Suất khẩu bị huỷ.
    Thật là khổ cho dân Việt nữa rồi.
    Lại phải lôi về bán cho dân ăn thôi
    Hu hu

    Trả lờiXóa
  3. Độc đâu mà độc? Cán bộ lãnh đạo của ta vẫn vi vu tắm biển và xơi hải sáng vô tư đấy thôi.
    Hèm... cái bọn Việt Tân chết tiệt này.
    Phen này lũ bây sẽ biết tsy ông....

    Trả lờiXóa
  4. Chắc chắn rằng ở nước ngoài, người ta không nhìn vào việc Trần Hồng Hà và đồng bọn tắm biển và ăn hải sản ở Quảng Trị để tin là "biển Việt Nam đã sạch, cá Việt Nam đã an toàn" như tuyên bố của bộ TNMT Việt Nam đâu. Chỉ có những thằng ngu như chúng nó mới tin những luận điệu đó là thật. Tuy nhiên người bị thiệt hại ở đây vẫn là người dân 4 tỉnh Miền Trung nói riêng và cả nước nói chung. Không nuôi trồng, đánh bắt cũng chết mà có nuôi trồng, đánh bắt cũng chẳng có ai mua.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ở nước ngoài ai biết THH là thằng nào???

      Xóa
  5. "để khách hàng nước ngoài không bị quan ngại và vẫn tin vào hình ảnh thủy sản của Việt Nam đảm bảo chất lượng." thì gởi cho họ hình ảnh ông Hà tắm và ăn cá biển ở Miền Trung là họ tin liền.

    Trả lờiXóa
  6. Đó là mới nói nhiều khách hàng nước ngoài hủy hợp đồng đã ký. Còn rất nhiều khách hàng chưa ký hợp đồng thì coi như ... quên họ đi!
    Những cái đầu đất khi chấp nhận 500 triệu USD có tính tới thiệt hại này không khi mà những thiệt hại cụ thể về môi trường biển, đất, không khi, sản xuất-kinh doanh nội địa còn chưa tính đủ?

    Trả lờiXóa
  7. Cách hành xử của chính quyền làm mất niềm tin toàn diện. Bọn Tây không còn "ngố" như xưa nữa đâu mà lừa nó mãi. Đây mới chỉ là khởi đầu, cái giá của mất niềm tin sẽ còn rất khủng khiếp.

    Trả lờiXóa
  8. Khách hàng nước ngoài có thể họ tin vào doanh nghiệp nhưng họ không tin vào chính phủ. DN VN cũng là nạn nhân của những chính sách dối trá chụp giựt.

    Trả lờiXóa