Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Lê Luân: TIỀN CỦA BẠN ĐI ĐÂU?


Luân Lê

TIỀN CỦA BẠN ĐI ĐÂU

Khi nào bạn phải trả thuế, phí, lệ phí trong cuộc sống hàng ngày?

Đó là khi bạn mua hàng hoá tiêu dùng hoặc phục vụ cuộc sống của bạn.

Khi bạn có đứa con đi học lớp 1, bạn phải trang trải học phí, tiền sách vở cho con cái. Những thứ đó đã bao gồm thuế, phí và các nghĩa vụ tài chính được tính vào giá thành của nó mà bạn phải thanh toán mỗi học kỳ cho đứa con của mình.

Khi bạn ốm đau phải vào viện, tất nhiên, bạn phải thanh toán viện phí và tất tần tật các khoản phí cho việc điều trị, mua thuốc uống, nằm giường bệnh. Và hiện nay viện phí ngày càng tăng, nên hãy cố giữ sức khoẻ để chớ có ốm đau mà chỉ tốn tiền, khổ thân.

Bạn ra đồng, phải mua tư liệu sản xuất như cuốc, cày, máy gặt, trâu bò kéo, công nông, máy móc thiết bị khác, mua phân, cây, hạt giống để gieo trồng, và các chi phí đó được tính vào trong giá thành các sản phẩm và nó đã bao gồm thuế trong giá hàng hoá. Khi được mùa thu hoạch thì bạn phải thanh toán thuế, phí, lệ phí về đất, sản vụ, các loại phí thuỷ lợi, công ích, canh tác,...khi nuôi được con gà, con vịt đẻ trứng thì tiền thuế về chăn nuôi, bảo vệ môi trường, phí kiểm dịch,...đều được tính thẳng vào giá thành số trứng đó khi bạn đem bán ra thị trường. Đắt thì khó bán, mà rẻ thì bạn lại thiệt thòi. (Người nông dân hiện tại ở nước ta phải gánh hơn 1000 loại thuế, phí, lệ phí - một con số kinh hoàng).

Mua chiếc xe máy, ô tô thì đóng đủ các loại thuế cho chúng như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí kiểm định, đăng kiểm, phí đường bộ,...muốn di chuyển thì phải mua xăng đổ vào bình, và trong giá xăng nếu tính trong 100.000 đồng thì người mua phải đóng đến gần 60.000 tiền thuế, phí mà cấu tạo nên giá thành của xăng đó.

Mua cái áo, cái quần, mua chai bia, điếu thuốc, mua cái mâm, cái bát, bó đũa, lọ tăm,...thì giá thành của chúng đều đã được tính các loại thuế, phí, lệ phí ở trong đó, mà chỉ có người tiêu dùng cuối cùng là người phải thanh toán toàn bộ các loại thuế, phí, lệ phí nếu muốn sử dụng đồ vật, thành phẩm đó trong cuộc sống hàng ngày.

Và những thứ liên quan đến giá thành hàng hoá, trong đó đã bao gồm các loại thuế, phí, lệ phí (hiện tại là 432 loại, cao nhất khu vực Asean) mà được ấn định vào trong giá bán, thì nó được quyết định bởi ai? Đó chính là nhà nước này. Và ai phải gánh chịu những thứ ấy? Đó chính là người dân.

Và mỗi người dân chúng ta đang sống mỗi phút, từng giờ là bị bủa vây bởi một ma trận những loại thuế, phí, lệ phí trên đầu trong cuộc sống hàng ngày, và nó hoàn toàn phụ thuộc vào những chính sách pháp luật ban hành ra của nhà nước này, mà chỉ có sự phản ứng và đòi hỏi của người dân thì mới có thể ngăn cản, kiểm soát hay đình bỏ được những thứ đó từ chính phủ mà thôi.

Vì vậy, trách nhiệm của bạn là nhận ra việc mình đã đóng góp những gì để nuôi sống nhà nước và phải có trách nhiệm giám sát, kiểm soát và cả đấu tranh để đòi hỏi việc sử dụng minh bạch, đúng đắn số tiền mà mỗi người dân phải cật lực đóng góp từng giờ cho nhà nước để có thể tồn tại mà làm tròn bổn phận và chức trách của mình là ổn định xã hội, bảo vệ người dân và cả tổ quốc này nữa.

Vì vậy, bất cứ ai, nhất là làm trong chính quyền, nếu có hiểu biết, đều sẽ không bao giờ dám đặt câu hỏi hỏi người dân một nước là đã làm gì được cho quốc gia hay chưa. Và chắc chắn rằng, họ phải có nghĩa vụ để sẵn sàng nghe những lời chỉ trích từ những ông chủ bỏ tiền ra để nuôi sống mình. Nhưng ở ta đang hành xử ngược lại điều văn minh hiển nhiên này.
---------------

3 nhận xét :

  1. Bà Kim Ngân có lẽ muốn bắt chước ông John Kennedy trong diễn văn nhậm chức tổng thống: "Đừng hỏi tổ quốc làm gì được cho bạn — hãy hỏi bạn làm được gì cho tổ quốc."
    Nhưng ông Kennedy không nói với cái vẻ thách thức, sỉ nhục dân chúng như bà Ngân. Ông nói như là một lời kêu gọi tất cả mọi người, trong đó có chính ông.

    Rõ là Chung Vô Diệm bắt chước Tây Thi nhăn mặt.

    Nhà em xin phép trích bài diễn văn của ông Kennedy:

    "In the long history of the world, only a few generations have been granted the role of defending freedom in its hour of maximum danger. I do not shrink from this responsibility — I welcome it. I do not believe that any of us would exchange places with any other people or any other generation. The energy, the faith, the devotion which we bring to this endeavour will light our country and all who serve it — and the glow from that fire can truly light the world.

    And so, my fellow Americans: ask not what your country can do for you — ask what you can do for your country.

    My fellow citizens of the world: ask not what America will do for you, but what together we can do for the freedom of man."


    Tạm dịch:

    "Trong lịch sử dài dằng dặc của thế giới, chỉ có một số ít thế hệ được giao cho vai trò bảo vệ tự do trong những giờ phút hiểm nghèo nhất của tự do. Tôi không trốn tránh nhiệm vụ này - tôi hoan nghênh nó. Tôi không tin bất cứ người nào trong chúng ta muốn đổi chỗ với người khác, hay với một thế hệ khác. Năng lực, lòng trung thành, và sự nhiệt thành của chúng ta trong nỗ lực này sẽ tỏa sáng trên quê hương chúng ta và trên những người phục vụ quê hương - và ánh sáng từ ngọn lửa này sẽ tỏa sáng trên toàn thế giới.
    Và vì vậy, kính thưa đồng bào Mỹ quốc: đừng hỏi tổ quốc làm gì được cho bạn — hãy hỏi bạn làm được gì cho tổ quốc.
    Kính thưa đồng bào của cả thế giới: đừng hỏi nước Mỹ sẽ làm gì cho bạn — nhưng hãy hỏi chúng ta cùng nhau sẽ làm gì được cho sự tự do của con người."

    Trả lờiXóa
  2. Lê Luân: TIỀN CỦA BẠN ĐI ĐÂU?
    Thưa luật sư Lê Luân, tiền chúng ta chẳng đi đâu mà mất cả!
    Này nhé, các quan mua nhà bên Mỹ, các cậu ấm học ở Mỹ, ở tây. Tốt thôi, điều này cho thế giới thấy rằng các quan được nhân dân yêu mến, người dân đóng tiền cho cả nhà quan sướng, ấy là biết ơn "phụ mẫu chi dân" nên mới thành tâm làm thế.
    Tiền chúng ta còn chi vào việc mua xe, mua nhà to cho các quan ở, chẳng nhẽ để các quan đi xe loại thường, ở nhà thường thì nhục quốc thể!
    Tiền chúng ta chẳng đi đâu mà mất cả!

    Trả lờiXóa
  3. Còn đi đâu được, ngoài túi lãnh đạo như thiên la đĩa vọng kia

    Trả lờiXóa