Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Lê Luân: CÓ 3 TÍN HIỆU VỀ SỰ THAY ĐỔI CẢ CHÍNH TRỊ VÀ GIÁO DỤC?


CẢI CÁCH

FB Luân Lê

Có 3 tín hiệu cho sự thay đổi của một nền chính trị và cả nền giáo dục:

1. Ông thủ tướng đến thăm giáo sư Hoàng Tuỵ, người nổi tiếng thế giới với Lát cắt Tuỵ và lĩnh vực toán học tối ưu toàn cục, một nhà bất đồng chính kiến đối với đảng cộng sản và đã ký thư ngỏ trong số 56 trí thức gửi tới Bộ chính trị cách đây không lâu; cùng trong cuộc viếng thăm này ông thủ tướng cũng gặp giáo sư toán học Phan Đình Diệu, cũng là một trong các trí thức ký vào đơn thỉnh cầu thay đổi cải cách thể chế chính trị nêu trên;


2. Giáo sư Ngô Bảo Châu vừa dự một hội nghị bàn tròn với ông Phùng Xuân Nhạ, ông Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa bàn về cải cách giáo dục Việt Nam mới được phát trên tivi mới đây, trong khi đó chính ông giáo sư Châu đã có status gây chấn động dư luận về việc nên giải thoát hình ảnh “mãi mãi trong sự nghiệp cách mạng của chúng ta”;

3. Trong một thông cáo của nhà trắng Whitehouse, Tổng thống Obama có nói về việc Việt Nam sẽ sửa đổi toàn bộ Luật lao động để phù hợp với việc gia nhập TPP cũng như cả Hiến pháp hiện hành để đảm bảo tương thích với các chế định của luật quốc tế về quyền con người, quyền chính trị và dân sự của công dân cũng như cách thức tổ chức quyền lực.

Một dấu hiệu thứ 4 rất quan trọng không kém là việc suy yếu và rạn nứt mang tính hệ thống của chủ nghĩa xã hội, một bước quá độ trung gian của chủ nghĩa cộng sản còn mơ hồ và đầy mâu thuẫn trong chủ thuyết, cộng với việc Việt Nam, Triều Tiên xung đột với Trung Quốc ngày càng lớn trong tranh chấp biển đông hay quan hệ giữa hai nước, (nên một một loạt các dự án đầu tư của Bắc Kinh đã bị huỷ bỏ – dự án ống dẫn nước sông đà, dự án cao tốc ở Quảng Ninh). Đồng thời với đó là việc Mỹ cùng các đồng minh liên tiếp gây sức ép trên bình diện quốc tế, thậm chí cô lập bất cứ ai đi ngược lại xu thế của cộng đồng quốc tế. Vịnh Cam Ranh chúng ta đã cho Nhật thuê, một bước đi tôi cho là cực kỳ tỉnh táo và khôn ngoan.

Tôi nghĩ, đây là lúc cải cách thể chế chính trị một cách triệt để, nhưng tôi hoàn toàn không đủ chắc chắn về điều này. Vì mọi người đều thấy, không ai có thể thay đổi cộng sản nếu họ không tự suy rã, về mặt kinh tế, cấu trúc xã hội và bởi chính một người tỉnh táo của cộng sản còn sót lại thực hiện.


.

11 nhận xét :

  1. Hy vọng vào một sự thay đổi (tích cực) của CSVN thì cũng hơi ảo tưởng, ảo tưởng như đường lối "tiến lên CNXH" của CSVN vậy. Bởi nếu mất chế độ thì mất đi miếng đất màu mỡ mà quan chức CSVN nào cũng đều sống phè phỡn trên đó.

    Trả lờiXóa
  2. Tác giả Lê Luân hy vọng vào sự thay đổi của chính những người cộng sản, tôi không muốn tác giả buồn vì cho rằng đó là một sự ảo tưởng.
    Kịch bản thay đổi đất nước mà tôi hy vọng hơn cả là: Những việc làm hiện nay của chính quyền cộng sản sẽ dẫn đến những hậu quả làm suy yếu ngay chính đảng cộng sản (mâu thuẫn do tranh ăn giữa các nhóm lợi ích, bè phái đấu đá diệt trừ lẫn nhau, nền kinh tế suy thoái dẫn đến không còn tiền nuôi chế độ, gây nhiều đau khổ căm giận trong dân chúng, không có năng lực chống đỡ với sự chèn ép, xâm lược của ông bạn phương bắc ....) sẽ dẫn đến mâu thuẫn nội tại phá vỡ cấu trúc bất khả xâm phạm của cộng sản. Khi đó cơ hội vubngf lên của nhân dân sẽ rõ nét hơn.
    Với kịch bản như vậy, tôi sợ rằng sự chuyển đổi thể chế chính trị ở VN ít nhiều sẽ nhuốm màu đỏ của máu.

    Trả lờiXóa
  3. Quan trọng nhất là hết tiền Ngân sách họ sẽ tỉnh ngủ và thấy ko thay đổi thì loan. Đổi mới 1986 cũng từ tiền mà ra.

    Trả lờiXóa
  4. Đảng cộng sản đang lo sợ "diễn biến hòa bình". Nhưng nếu "diễn biến hòa bình mà xẩy ra thì đó là phúc đức cho ba đời cộng sản. Chỉ sợ rằng "diễn biến hòa bình" không xảy ra mà lại có cuộc đổ máu thì mới là mối họa cho ĐCS. Chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ - đó là bản chất của những kẻ độc tài.

    Trả lờiXóa
  5. Có mỗi điều luật "biểu tình" mà mãi chẳng thông qua được thì trông mong gì "người ta tự thay đổi"? Mà lại là thay đổi về "chính trị"? Chắc phải 100 năm nữa , khi mà TG di tản hết lên hành tinh khác!

    Trả lờiXóa
  6. Sao tác giả hy vọng sớm quá thế - khi mới chỉ có tín hiệu chưa rõ ràng mà đã vội mừng? Hãy nhớ lại chủ trương cho tự do ứng cử đại biểu quốc hội đã được thực hiện trên thực tế như thế nào!

    Trả lờiXóa
  7. Ông ls này mơ hồ chính trị

    Trả lờiXóa
  8. Trước giờ tôi tin ông nhưng nay phân vân rồi đấy, ls ạ. Nhẹ dạ cả tin, chết có ngày

    Trả lờiXóa
  9. Ông Phúc đi thăm 2 GS nổi tiếng, và cũng là những nhân sĩ trí thức lớn là Hoàng Tụy và Phan Đình Diệu. Nhưng đó chỉ là "làm hàng" thôi, còn thái độ của ông ta đối với trí thức phải là cuộc đến thăm GS. Vũ Khiêu.

    Trả lờiXóa
  10. Đến bác Lê Luân mà còn giàu trí tưởng bở thì biết dân mình thế nào.

    Trả lờiXóa
  11. Chớ có ngu mà mong chờ ăn bánh... vẽ

    Trả lờiXóa