06:47 08/06/15
(GDVN) - Myanmar chưa từng sợ hãi và cũng không chấp nhận sức ép của nước khác, Trung Quốc cần thận trọng hành động, Myanmar cũng có thể tập trận khi cần.
(GDVN) - Myanmar chưa từng sợ hãi và cũng không chấp nhận sức ép của nước khác, Trung Quốc cần thận trọng hành động, Myanmar cũng có thể tập trận khi cần.
Trung Quốc sẽ không dám vượt biên sang Myanmar, nhưng dùng máy bay tấn công Không quân Trung Quốc mang Su-27UBK "đề phòng bất trắc" Myanmar Trung Quốc “bày trận chờ địch”, biên giới Trung Quốc-Myanmar căng thẳng
Không có gì phải sợ Trung Quốc
Tờ “Phượng Hoàng” Hồng Kông ngày 6 tháng 6 đăng bài viết “Myanmar bất mãn với việc Quân đội Trung Quốc tập trận: Không sợ sức ép của bất cứ nước nào”.
Binh sĩ Trung Quốc (nguồn Đài tiếng nói Đức)
Theo bài viết, tại một cuộc họp báo, Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar U Wunna Maung Lwin cho biết, Quân đội Trung Quốc tiến hành diễn tập quân sự ở biên giới Trung Quốc-Myanmar có khả năng gây hoang mang, sợ hãi cho người dân hai nước, trong đó có quân đội và nhân dân Myanmar. Ông đã nói với Trung Quốc rằng, cần cân nhắc thận trọng vấn đề này.
Bộ trưởng Tuyên truyền kiêm người phát ngôn Tổng thống Myanmar tuyên bố, Myanmar chưa từng sợ hãi và cũng không chấp nhận sức ép của nước khác.
Ngày 2 tháng 6, Quân khu Thành Đô - một đại quân khu lớn của Quân đội Trung Quốc bắt đầu tiến hành diễn tập quân sự liên hợp lục-không quân ở tỉnh Vân Nam - khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar.
Tại Rangoon, Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar cho rằng, mặc dù Trung Quốc thông báo cuộc diễn tập quân sự lần này là diễn tập thường lệ, nhưng Myanmar vẫn lo ngại.
Bộ trưởng Tuyên truyền kiêm người phát ngôn Tổng thống Myanmar tuyên bố: Myanmar không cho rằng, Trung Quốc tổ chức diễn tập quân sự là đang gây sức ép.
Theo ông, hai nước Trung Quốc và Myanmar thực hiện 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bất cứ nước nào cũng đều có quyền tiến hành diễn tập quân sự trên lãnh thổ của mình.
Ông cho hay, nếu có nhu cầu, Myanmar cũng tiến hành diễn tập quân sự trên lãnh thổ của mình. Còn về chiến sự Kokang là kế hoạch tác chiến cần thiết do Myanmar tiến hành nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, chiến sự lúc lúc nào kết thúc còn chưa biết.
Tín hiệu cảnh cáo cao nhất
Theo hãng tin Reuters Anh, Trung Quốc nhiều lần đòi Myanmar có biện pháp ngăn chặn ngọn lửa chiến tranh tràn vào lãnh thổ Trung Quốc. Xung đột giữa Quân đội Myanmar và phiến quân Kokang luôn mở rộng tới cách biên giới chỉ vài trăm m. Tháng trước, Quốc hội Myanmar còn quyết định kéo dài lệnh giới nghiêm ở Kokang thêm 3 tháng.
Máy bay chiến đấu Trung Quốc tham gia tập trận sát biên giới với Myanmar
Theo hãng tin AP Mỹ, khu vực diễn tập của Quân đội Trung Quốc đối diện với chiến trường xung đột giữa Quân đội Myanmar và phiến quân Kokang. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai tổ chức diễn tập ở khu vực này kể từ sau khi bom từ phía Myanmar gây thiệt hại cho dân biên giới Trung Quốc. Trung Quốc có ý đồ khẳng định họ có năng lực quân sự để ứng phó với bất cứ vấn đề gì ở khu vực này.
Theo báo Thụy Sĩ, “Trung Quốc đang chuẩn bị can thiệp”; cho rằng, máy bay chiến đấu Trung Quốc tuần tra ở biên giới, hiện nay còn tiến hành diễn tập – đây là một tín hiệu cảnh cáo cao nhất.
Tăng cường năng lực tác chiến liên hợp lục – không quân
Trong thời gian diễn tập, các loại máy bay chưa được phép thì không được tiến vào vùng trời khu vực này. Tuy nhiên, Trung Quốc không cho biết lúc nào thì cuộc diễn tập này kết thúc.Trước đó, trang mạng CCTV Trung Quốc ngày 1 tháng 6 đưa tin, cùng ngày Quân khu Thành Đô thông báo, bắt đầu từ ngày 2 tháng 6, đại quân khu này tổ chức diễn tập thực binh, bắn đạn thật liên hợp lục-không quân ở khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar.
Theo mạng “Quan sát” Trung Quốc ngày 1 tháng 6, tham gia cuộc diễn tập này có hàng nghìn binh sĩ và dân quân, máy bay chiến đấu không quân, vài trăm trang bị hạng nặng. Tiến hành cuộc diễn tập nhằm kiểm tra toàn diện năng lực thực hiện nhiệm vụ phòng không biên giới, xử trí các sự kiện bất ngờ ở biên giới.
Ngoài ra, không quân, tập đoàn quân – lục quân và lực lượng biên phòng sẽ tham gia diễn tập thực binh, bắn đạn thật, nghiên cứu phương pháp hiệp đồng lục-không quân, đi sâu tổ chức và thực hiện lập kế hoạch liên hợp, chỉ huy liên hợp.
Tân Hoa xã ngày 2 tháng 6 cho biết thêm, tham gia cuộc diễn tập gồm có các đơn vị binh chủng như lực lượng hàng không (không quân), pháo binh, lực lượng phòng không, hàng không lục quân cùng các cơ quan đảng, chính quyền địa phương. Theo mạng “Quan sát”, cuộc diễn tập quân sự này tổ chức ở khu vực lân cận khu vực Kokang của Myanmar.
Máy bay trực thăng vũ trang Z-9 Trung Quốc tấn công các mục tiêu còn sót lại trong cuộc diễn tập ở khu vực biên giới với Myanmar
Hoa Xuân Oánh - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cùng ngày cho rằng, tình hình miền bắc Myanmar có liên quan đến hoà bình và an ninh khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar.
Bà Oánh nói: Trung Quốc nhiều lần thúc giục các bên ở Myanmar giữ kiềm chế, ngăn chặn xung đột leo thang, nhanh chóng để tình hình dịu đi, tránh gây thiệt hại cho an ninh và trật tự khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar. Trung Quốc muốn Myanmar cùng Trung Quốc nỗ lực, bảo vệ tốt an ninh khu vực biên giới, thúc đẩy phát triển lành mạnh, ổn định quan hệ Trung Quốc-Myanmar.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Tống Trung Bình cho rằng, thời gian và khoa mục diễn tập được sắp xếp theo kế hoạch 1 năm trước, nhưng cũng không loại trừ có thêm một số khoa mục diễn tập lâm thời, nó tùy thuộc vào tình hình. Những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường diễn tập để nâng cao năng lực tác chiến liên hợp các quân binh chủng.
Theo tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 3 tháng 6, cuộc diễn tập lần này tập trung kiểm nghiệm năng lực tác chiến liên hợp lục quân-không quân, tấn công chính xác hỏa lực, hình thành sức chiến đấu của trang bị mới và huấn luyện hiệp đồng ở khu vực núi cao-rừng cây.
Trong cuộc diễn tập lần này, máy bay chiến đấu do Trung Quốc tự sản xuất sử dụng bom tấn công chính xác các mục tiêu mặt đất; máy bay trực thăng vũ trang Z-9 bay ở tầng trời thấp, tiến hành tấn công chính xác đối với các mục tiêu còn lại trên mặt đất.
Còn cụm phòng không mặt đất (như tên lửa đất đối không) đề phòng các mục tiêu trên không, tiêu diệt các mục tiêu tấn công từ trên không.
Tham diễn còn có xe chiến đấu bộ binh mới, lực lượng thiết giáp, phân đội pháo cối – chúng được sử dụng sau khi tấn công hỏa lực đường không. Các loại hỏa lực hiệp đồng với nhau.
Theo bài báo, radar dò tìm ụ súng chỉ 8 giây đã có thể dò tìm chính xác tọa độ mục tiêu, cụm lựu pháo nhanh chóng triển khai áp chế hỏa lực.
Theo chỉ huy của cụm tấn công hỏa lực mặt đất Biện Hiểu Minh, cuộc diễn tập xoay quanh các năng lực như cơ động nhanh, trinh sát lập thể, tấn công chính xác và bảo đảm tổng hợp. Cuộc diễn tập đã kiểm nghiệm toàn diện tình hình hình thành năng lực tác chiến của các vũ khí trang bị mới, nghiên cứu ứng dụng tác chiến của vũ khí trang bị mới trong điều kiện rừng núi, địa hình phức tạp, khí tượng thường xuyên thay đổi, đã nâng cao năng lực chiến đấu thực tế cho lực lượng tham diễn – Biện Hiểu Minh cho biết thêm.
Cụm tác chiến mặt đất của lực lượng bọc thép
Cụm lựu pháo tham gia diễn tập
Việt Dũng
Đúng,chính xác,có gì phải sợ quân xâm lược chứ? chỉ có những tên bán nước thì mới sợ giặc thôi !
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaVô cùng khâm phục lãnh đạo Philippines và Myanmar!
Giá như Việt Nam có được dàn lãnh đạo như Myanma thì Việt Nam đã không mất Mục Nam quan,thác Bản giốc,hòn Lão sơn,Hoàng Trường Sa.Quá đau xót và nhục nhã vì bọn phản động quốc gia này
Trả lờiXóaCác bậc tiền nhân anh hùng VN từng dành cho Tàu chạy te tua và giữ được độc lập cho Đất Nước hơn 10 tk cơ sở gì Tàu đâu . Vậy mà các nhà Lđ csVN vẫn cứ sợ Tàu . Có phải Tàu Cộng đỡ đầu cho cái ghế của họ ngồi không ?
Trả lờiXóaNước Việt Nam ta nhiều thời cũng đã có những nhà lãnh đạo ngẩng cao dầu làm giặc phương Bắc khiếp sợ.
Trả lờiXóaMyanmar có bà Aung San Suu Kyi, nước ta có bà Ngân; đó là hai hình ảnh tương phản! Nước ta nhục thì Myanmar vinh. Vinh nhục là do con người cả thôi! Mạnh yếu không thành vấn đề!
Trả lờiXóa