Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

CON MỤ NÀY ĐỘC ÁC, THẤT NHÂN THẤT ĐỨC QUÁ!

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh cho rằng, hàm lượng 0,037mg/kg Phenol có trong cá nục là rất nhỏ, hoàn toàn chưa ảnh hưởng đến sức khỏe con người (ảnh: Nguyễn Dương) 

Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản: 
“Mỗi ngày ăn 1,5 tấn cá chứa Phenol mới bị ảnh hưởng”

Dân trí 
Thứ năm, 16/06/2016 - 04:38
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản (nay bộ này đã sáp nhập vào Bộ NN&PTNT), cho biết, với hàm lượng 0,037 mg/kg Phenol có trong cá nục, thì một người dân bình thường phải ăn tới khoảng 1,5 tấn cá này trong 1 ngày mới bị ảnh hưởng.

Liên quan đến sự việc Chi Cục An toàn thực phẩm tỉnh Quảng Trị mới đây đã công bố thông tin phát hiện phenol là chất cực độc tuyệt đối cấm không có trong thực phẩm trong mẫu cá nục, ngày (15/6), PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản (nay bộ này đã sáp nhập vào Bộ NN&PTNT).

Tiến sĩ Minh cho biết: “Hàm lượng 0,037 mg/kg Phenol có trong cá nục mà Chi Cục An toàn thực phẩm tỉnh Quảng Trị phát hiện tại lô hàng gần 30 tấn cá nục tại kho đông lạnh của 1 hộ dân trên địa bàn tỉnh này là rất nhỏ, nếu người tiêu dùng ăn phải cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Các nước châu Âu theo tôi được biết là họ đưa ra giới hạn với chất Phenol này là 5mg/kg.

Do đó, nếu căn cứ theo giới hạn của châu Âu thì người bình thường phải ăn tới khoảng 1,5 tấn cá nục có chứa chất Phenol mới bị ảnh hưởng đến sức khỏe”.

Cũng theo Tiến sĩ Minh, hàm lượng chất Phenol có trong cá nục mà cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị phát hiện là do nhiễm tự nhiên, trong thực tế người dân không dùng Phenol để tẩm, ướp cá vì chúng không có tác dụng.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh cũng đưa ra khuyến cáo là người tiêu dùng, dư luận xã hội không nên quá hoang mang, lo lắng trước thông tin cá nục chứa chất Phenol mà cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị công bố mới đây. 


Ngành chức năng đã kiểm nghiệm và phát hiện chất Phenol cực độc trong cá nục tại kho đông lạnh được mua ngay sau thời điểm cá chết

Cũng liên quan đến nội dung này, trước đó, ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: Phenol hoàn toàn có mặt tự nhiên trong một số loại thực phẩm phổ biến. Theo đó, Phenol có thể tìm thấy trong xúc xích, thịt hun khói, ba chỉ rán, gà rán và một số loại trái cây như cà chua, táo lạc, chuối, cam, ca cao, nho đỏ, một số loại quả có màu sẫm đều sẵn có phenol, với hàm lượng khá cao. Vì thế, con người có thể bị tiếp xúc với Phenol qua rất nhiều đường khác nhau qua không khí, đất, nước, trong môi trường làm việc sản xuất các nilong, nhựa… và ăn một số thực phẩm trên đều có thể có phenol.

Tuy nhiên, theo ông Long, các nghiên cứu hiện tại chưa có bằng chứng Phenol gây ra ung thư. Viện nghiên cứu ung thư quốc tế, cơ quan quản lý môi trường của Mỹ không xếp Phenol vào nhóm hóa chất gây ung thư ở người. Liều gây chết cho khoảng 50% sinh vật thử nghiệm ở trên loài ngặm nhấm là dùng Phenol ở ngưỡng 300 - 600mg/1kg thể trọng.

Nhận định về khả năng nguồn cá nục nhiễm Phenol, ông Long cho biết có thể có tự nhiên trong cá, nhiễm tự nhiên từ môi trường và Phenol chưa được đưa ra về giới hạn. “Nhưng nếu uống phải phenol có hàm lượng rất cao có thể phá hủy đường ruột, gây tử vong, phá hủy da…Tuy nhiên liều rất cao là bao nhiêu thì trong các tài liệu chuyên môn chúng tôi tham khảo họ không công bố”, ông Long nói.

Nguyễn Dương

23 nhận xét :

  1. Ồ,tiến sĩ giấy,đầu tro đầu đất biết gì đâu,tha nó đi bà con,trách chi ! nó nói thế được chúng cho bao nhiêu không biết ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hãy cho cả nhà nó ăn thử xem, loại TS đầu bò...

      Xóa
  2. cứ cho mụ ăn....

    Trả lờiXóa
  3. Hàm lượng thấp lại an toàn thế sao không đem xuất khẩu bán cho Mỹ, Nhật hay Tây Âu xem họ có nhập giúp ngư dân ta thì có phải tốt bao nhiêu không?

    Trả lờiXóa
  4. Mụ này chắc không con cái,anh chị em nên mới nói bất nhân,bất trí như vậy ? còn nếu có chắc cũng sắp tiệt..

    Trả lờiXóa
  5. Phenol có ảnh hưởng xấu rồi, vào chính con mẹ này, qua lời nói năng đần độn của nó.

    Trả lờiXóa
  6. người dân chúng tôi không biết đâu mà...lần!

    Trả lờiXóa
  7. Trí thức chuồng bò

    Trả lờiXóa
  8. Hiện nay lực lượng an ninh và cảnh sát môi trường đi đến tất cả các đơn vị có chức năng về đánh giá môi trường yêu cầu khi có người mang mẫu cá bất kỳ nguồn gốc nào yêu cầu xét nghiệm đánh giá các chất độc hại thì các đơn vị đều phải công bố không được vượt quá ngưỡng cho phép và báo ngay cho cơ quan công an. Thật 100% xin được dấu danh tính

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đóng thuế nuôi các ông bà làm khoa học để chúng phản lại dân.

      Xóa
  9. Theo trang Khoahoc.TV thì "Phenol là một loại hóa chất độc hại, cấm dùng trong thực phẩm. Đây là chất rắn, tinh thể không màu, có mùi đặc trưng, nóng chảy ở 43°C, rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da.
    Phenol và các dẫn xuất của phenol là các chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người và mọi sinh vật sống."

    Trả lờiXóa
  10. Con này nó nói thế thì bắt nó phải ăn! Xem cả nhà nó có chết không thì lúc đó nó to mồm cũng vừa!

    Trả lờiXóa
  11. bằng tiến sĩ của nguyễn hồng minh mua với giá bao nhiêu và đã thu được bổng lộc gì từ lời phát biểu này???

    Trả lờiXóa
  12. Để đọc giả hiểu rõ hơn về Phenol
    Đây là bản dịch của Google trong Wikipedia và đây là đường link :
    https://en.wikipedia.org/wiki/Phenol

    Độc tính [sửa]

    Phenol và hơi của nó là ăn mòn cho đôi mắt, da và đường hô hấp. [41] tác dụng ăn mòn của nó trên da và niêm mạc là do hiệu ứng protein bị thoái hóa. [28] Lặp đi lặp lại hoặc kéo dài tiếp xúc da với phenol có thể gây ra viêm da, hoặc thậm chí thứ hai và độ ba bỏng. [42] Hít hơi phenol có thể gây phù phổi. [41] các chất có thể gây ra các tác hại trên hệ thống thần kinh trung ương và trái tim, dẫn đến dysrhythmia, co giật và hôn mê. [ 43] thận có thể bị ảnh hưởng là tốt. Dài hạn hoặc tiếp xúc lặp đi lặp lại của các chất có thể gây hại cho gan và thận. [44] Không có bằng chứng rằng phenol gây ung thư ở người. [45] Bên cạnh tác kỵ nước, một cơ chế độc tính của phenol có thể sự hình thành của các gốc tự phenoxyl. [46]

    Kể từ phenol được hấp thụ qua da tương đối nhanh chóng, nhiễm độc toàn thân có thể xảy ra ngoài các vết bỏng ăn da địa phương. [28] Resorptive ngộ độc bởi một số lượng lớn các phenol có thể xảy ra ngay cả với chỉ một khu vực nhỏ của da, nhanh chóng dẫn đến bại liệt của hệ thống thần kinh trung ương và giảm nghiêm trọng trong nhiệt độ cơ thể. Các LD50 cho độc tính đường miệng là 300-500 mg / kg cho chó, thỏ, chuột hoặc; liều nhân gây chết tối thiểu đã được trích dẫn là 140 mg / kg. [28] Cơ quan cho các chất độc hại và Registry bệnh (ATSDR), Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh nói liều gây tử vong cho việc nuốt phenol là 1-32 g. [47]

    bỏng hóa chất do phơi nhiễm da có thể được khử trùng bằng cách rửa với polyethylene glycol, [48] isopropyl alcohol, [49] hoặc có lẽ một lượng thậm chí nhiều nước. [50] Loại bỏ quần áo bị ô nhiễm là cần thiết, cũng như điều trị bệnh viện ngay lập tức cho splashes lớn . Điều này đặc biệt quan trọng nếu các phenol được trộn lẫn với chloroform (một hỗn hợp thường được sử dụng trong sinh học phân tử DNA và RNA lọc). Phenol cũng là một chất độc sinh sản gây tăng nguy cơ sẩy thai và cân nặng sơ sinh thấp chỉ phát triển chậm trong tử cung

    Trả lờiXóa
  13. Is phenol dangerous?

    Phenol can be very dangerous and the hazards are not just those of a typical corrosive. The hazards of phenol are 2 fold. It is both a corrosive (can cause severe burns) and toxic (absorbed phenol acts as a systemic toxin). In one case, death resulted from ingestion of as little as 15 mL.

    Is phenol toxic to humans?

    Phenol is highly irritating to the skin, eyes, and mucous membranes in humans after acute (short-term) inhalation or dermal exposures. Phenol is considered to be quite toxic to humans via oral exposure.

    Trả lờiXóa
  14. Đúng,nhà ngươi ăn trước đi rồi hẳn nói,rõ là loài cây cỏ thì có khác !

    Trả lờiXóa
  15. Phenol được Hitler dùng để giết người Do Thái!
    Con ngố này nói nhăng cuội gì vậy?

    Trả lờiXóa
  16. FDA qui định nước đóng chai không quá 0.001 mg/L. Tuy nhiên EPA cho rằng nếu trẻ em uống nước có hàm lượng Phenol 6 mg/L trong 10 ngày, thì không gây ra tác hại nào, và nếu dùng nước suốt đời với hàm lượng phenol 2 mg/L cũng không gây ra tác hại nào. Đây là đường link để mọi người tham khảo: https://www.atsdr.cdc.gov/toxprofiles/tp115-c1.pdf

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - Vì rẻ tiền, dễ điều chế, gây ra cái chết nhanh chóng và êm dịu chỉ với 1 gram, phenol được sử dụng như một phương tiện giết người của Đức quốc xã trong thế chiến thứ hai (Wikipedia)
      - Các nhà khoa học đã chứng minh phenol có thể gây ra tổn thương cấu trúc não bộ. Tăng động, tăng hung hãn, suy giảm khả năng học tập; Dậy thì sớm, kích thích sự phát triển tuyến vú, rối loạn chu kỳ sinh sản, bất thường buồng trứng, vô sinh. Kích thích những tế bào ung thư tiền liệt tuyến. Tăng kích thước tiền liệt tuyến, giảm sản xuất tinh trùng. Biến đổi chức năng miễn dịch và đái đường loại 2, béo phì.
      Phenol đi vào trong cơ thể người chủ yếu thông qua ăn uống, bao gồm có ăn và uống thực phẩm, nước bị ô nhiễm chất này. Vấn đề là phenol cực kỳ dễ hòa tan vào trong các loại thực phẩm, và một khi đã vào được cơ thể thì sẽ rất khó để đẩy ra ngoài. (PGS Trần Hồng Côn)

      Xóa
  17. Con mụ này lại nhận cái bằng TS ở nơi mà ai cũng biết rồi!

    Trả lờiXóa
  18. Nào thị loan (tạ b loan), thị ninh (tôn nữ) lại đến thị hồng toàn lại hại dân Việt. Ta đóng thuế để được nghe chúng bịp.

    Trả lờiXóa
  19. "nhà khoa học" cỡ như TS Nguyễn Thị Hồng Minh nó vừa dốt nát, vừa dối trá bịp bợm, thì thật là vô liêm sỉ và đáng khinh bỉ tới tận cùng.

    Trả lờiXóa