Hoa Kỳ-Việt Nam cùng bắt tay chống Trung Quốc
Chuyến
công du của tổng thống Mỹ Barack Obama từ ngày 23-25/05/2016 được hai
nhật báo Pháp Le Figaro và La Croix đề cập trong số ra ngày 23/05 với
cùng một nhận định : « Hoa Kỳ-Việt Nam, bắt tay nhau chống Trung Quốc ».
Cả
hai nhật báo Pháp đều nhấn mạnh rằng chuyến công du đầu tiên của ông
Obama tại Việt Nam đánh dấu mong muốn xích lại gần nhau giữa Hoa Kỳ với
cựu thù Việt Nam tại vùng Biển Đông nơi Bắc Kinh không ngừng tăng cường
ảnh hưởng. La Croix và Le Figaro cùng điểm lại những chuyến công du
trước đây của cựu tổng thống Bill Clinton, người đã mở đầu cho thời kỳ
bình thường hóa quan hệ giữa hai cựu thù, tiếp theo là tổng thống George
W. Bush.
Theo La Croix, chưa bao giờ Trung Quốc lại đẩy Việt Nam và Hoa Kỳ gần nhau hơn như bây giờ. Còn Le Figaro thì nhận định, tổng thống Obama có ba ngày để vận động cho chiến dịch tái cân bằng tại châu Á của Washington.
Trước những hành vi ngày càng hung hăng của Bắc Kinh tại khu vực Biển Đông, Nhà Trắng đã liên tục đưa ra những cử chỉ thân hữu với chế độ cộng sản, được đánh giá là nước đi đầu để đối phó với Trung Quốc. Trong chuyến công du lần này, ngoài tinh thần tăng cường mối quan hệ thương mại và chiến lược với Hà Nội, tổng thống Obama còn quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, bất chấp các chỉ trích từ phía các tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền.
Nhận định về mối quan hệ giữa hai cựu thù, nhật báo La Croix trích phát biểu của giáo sư Jonathan London, chuyên gia về Việt Nam tại đại học Hồng Kông, khẳng định : « Cả hai Nhà nước đã trở thành những đối tác cần thiết của nhau ». Còn Le Figaro trích phát biểu của nhà sử học Dương Trung Quốc : « Quá trình hòa giải ngày có nhiều tiến triển. Chúng tôi nhìn nhận Hoa Kỳ như một yếu tố tích cực mà chúng tôi có chung lợi ích, đặc biệt là để chống lại Trung Quốc ».
Trong chuyến công du của tổng thống Mỹ, hàng loạt hợp đồng thương mại cũng được ký kết, như hợp đồng mua máy bay Boeing của hãng hàng không Vietjet.
Về lĩnh vực quân sự, cả La Croix và Le Figaro có chung quan điểm rằng Hà Nội đang muốn đa dạng hóa các đồng minh của mình để tránh bị phụ thuộc vào vũ khí của Nga. Theo Le Figaro, từ tuần trước, rất nhiều tập đoàn quốc phòng Hoa Kỳ đã đến Hà Nội, như Lockheed Martin, để đàm phán các hợp đồng với Việt Nam. Trên bàn đàm phán là các hợp đồng về việc bán máy bay trinh sát P3-Orion mà Hà Nội muốn trang bị để theo dõi tầu ngầm của Trung Quốc ngoài khơi Biển Đông.
Ngoài các tập đoàn Mỹ, nhiều nhà sản xuất vũ khí châu Âu cũng nỗ lực hiện diện tại Việt Nam. Hà Nội đang nghiên cứu một số khả năng mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp hay Griffin của Thụy Điển.
Giải thích về khuynh hướng ngả sang Mỹ để đối phó với những hành vi bồi đắp và quân sự hóa khu vực Biển Đông của Trung Quốc, ông Nguyễn Ngọc Trương, chủ tịch Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quốc tế, nhận định với Le Figaro : « Trong nội bộ (đảng Cộng sản Việt Nam) đã có nhiều cuộc tranh luận căng thẳng. Chúng tôi phải tìm ra một điểm cân bằng giữa Bắc Kinh và Washington. Để thúc đẩy trọng lược chiến lược của mình, chúng tôi phải có mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ ».
Sự thay đổi quan điểm cũng được ghi nhận trong giới lãnh đạo Việt Nam, thông qua nhận định của ông Murray Hiebert, thuộc Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies), được nhật báo công giáo La Croix trích dẫn : « Dĩ nhiên giới tinh hoa Việt Nam vẫn nghi ngờ Hoa Kỳ, nhưng quyết tâm bành trướng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Biển Đông đã làm thay đổi thật sự quan điểm của họ và đẩy họ xích lại gần Hoa Kỳ ngày càng nhanh hơn ».
Ngư dân Việt Nam dưới sức ép của Trung Quốc
Vẫn liên quan đến Việt Nam, Le Figaro đề cập đến chủ đề ngư dân Việt Nam liên tục bị tầu của Trung Quốc tấn công ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa, khu vực tranh chấp chủ quyền giữa hai nước.
Mở đầu bài phóng sự « Ngư dân Việt Nam dưới sức ép của Trung Quốc », đặc phái viên của Le Figaro thuật lại sự kiện tối ngày 03/05 khi một tầu thép không rõ nguồn gốc do trời tối đen tấn công một chiếc tầu cá của Việt Nam đang chờ những chiếc thuyền thúng nhỏ đánh bắt trở về. Thuyền trưởng Phạm Phú Thanh và hai người trên tầu chỉ còn biết nhảy xuống nước để tránh chiếc tầu thép mở hết tốc lực đâm thẳng vào con tầu của ông. Chỉ trong vòng vài phút, con tầu chìm nghỉm và tầu thép tấn công biến mất trong màn đêm giữa đại dương.
Ba mươi tư ngư dân được lực lượng tuần duyên Việt Nam cứu vớt vào sáng hôm sau. Với những ngư dân này, vụ tấn công chắc chắn là do tầu của Trung Quốc. Vì, theo chủ tịch Ủy ban Nhân dân quần đảo Hoàng Sa, « hàng tháng vẫn xảy ra nhiều cuộc tấn công như vậy. Tôi chắc chắn đó không phải là do ngư dân. Họ có vũ khí trên tầu. Hơn nữa, ngư dân không bao giờ bỏ rơi người gặp nguy ở ngoài khơi ».
Theo phóng viên của Le Figaro, vụ tấn công đêm ngày 03/05 khiến người ta nhớ lại một vụ tấn công bí ẩn khác cũng vào tháng Năm, năm 2014 nhưng ngay giữa ban ngày. Con tầu bằng gỗ dài 19,5 mét của ông Trần Văn Lợi, bỗng nhiên bị một quái vật thép dài gấp đôi tông trực diện và sau đó chìm nghỉm, theo như đoạn video mà các ngư dân kịp ghi lại.
Lực lượng tuần duyên Việt Nam chuẩn bị đối phó với hành động gây hấn ngoài khơi của Trung Quốc, đồng thời nhận thấy rằng lực lượng của nước láng giềng ngày càng hùng hậu và hiếu chiến. Đại tá Trần Văn Dũng phát biểu với phóng viên của Le Figaro : « Họ tăng cường hoạt động đánh bắt và tuần duyên. Hàng ngày, chúng tôi đều gặp ngư dân Trung Quốc, đôi khi là những nhóm từ 15 đến 20 tầu cá. Chúng tôi dùng loa phóng thanh yêu cầu họ ra khỏi vùng biển, nhưng họ quay lại ngay khi chúng tôi trở về căn cứ ».
Tờ báo kết luận, từ khi chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền, Bắc Kinh thực hiện chính sách "việc đã rồi" để mở rộng lãnh hải. Theo một bản báo cáo của Lầu Năm Góc, chỉ trong vòng hai năm, Trung Quốc đã chiếm được khoảng 1.300 ha ngoài quần đảo Trường Sa, nhờ các hoạt động bồi đắp đảo tại khu vực này. Đại tá Trần Văn Dũng kết luận : « Trung Quốc có tham vọng xâm chiếm biển. Việt Nam thật sự mệt mỏi làm bạn với một đất nước như vậy ».
Bắc Kinh "dằn mặt" Hồng Kông và Đài Loan
Sau bài diễn văn nhậm chức của tân tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, Bắc Kinh cảnh cáo Đài Loan trước mọi ý định độc lập. Nhật báo kinh tế Les Echos đề cập chủ đề này dưới dòng tựa : « Bắc Kinh quở trách Hồng Kông và Đài Loan ».
Tân tổng thống Đài Loan, thuộc đảng Dân Tiến, luôn tỏ rõ quan điểm duy trì hiện trạng và từng kêu gọi một "cuộc đối thoại tích cực" với giọng điệu ôn hòa đối với chính quyền Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc và luôn khẳng định « một nước Trung Hoa duy nhất ».
Bắc Kinh nhanh chóng đưa ra phản ứng với lời cảnh cáo : « Trong trường hợp (Đài Bắc) tiến tới độc lập, sự ổn định sẽ là điều không tưởng bên hai bờ eo biển Đài Loan ». Chưa bao giờ, Trung Quốc lại tỏ ra cảnh giác đối với Đài Loan như hiện nay. Chiến thắng áp đảo của bà Thái Anh Văn, thuộc đảng Dân Tiến, trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 01/2016, như một hồi chuông cảnh báo của người dân hòn đảo này. Đối với Bắc Kinh, làn sóng ngày càng lớn mạnh của đảng ủng hộ độc lập có thể đánh dấu mối quan hệ căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan như dưới thời tổng thống Trần Thủy Biền (Chen Shui Bian).
Có thể cũng vì lo ngại làn sóng đòi độc lập tăng nhanh, mà chủ tịch Quốc Hội Trung Quốc Trương Đức Giang (Zhang Dejiang) đã sang Hồng Kông thăm dò dư luận, chỉ vài tháng trước kì bầu cử lập pháp và chưa đầy một năm bổ nhiệm lãnh đạo đặc khu Hồng Kông. Ông là lãnh đạo đầu tiên của Bắc Kinh tới vùng tự trị kể từ 4 năm vừa qua.
Theo ông Jean-Pierre Cabestan, thuộc đại học Hồng Kông, mục đích chính chuyến công du của ông Trương Đức Giang là nhằm khẳng định : « Bắc Kinh mới là ông chủ của Hồng Kông ». Chủ tịch Quốc Hội Trung Quốc còn nhấn mạnh : « Chúng ta cùng hội cùng thuyền. Nếu Hồng Kông ổn định, mọi người đều có lợi. Ngược lại, nếu Hồng Kông bất ổn, mỗi bên đều phải trả giá ».
Lời tuyên bố được đưa ra đúng thời điểm các phong trào ủng hộ độc lập ngày càng dâng cao tại hòn đảo, sau khi « Quốc Hội Trung Quốc vào năm 2014 đã quyết định thay đổi nguyên tắc bầu cử tại Hồng Kông. Và chính Bắc Kinh là phải là người chịu trách nhiệm về những chia rẽ và bất ổn hiện nay tại hòn đảo », theo kết luận của giáo sư đại học Hồng Kông.
Thu Hằng
Theo La Croix, chưa bao giờ Trung Quốc lại đẩy Việt Nam và Hoa Kỳ gần nhau hơn như bây giờ. Còn Le Figaro thì nhận định, tổng thống Obama có ba ngày để vận động cho chiến dịch tái cân bằng tại châu Á của Washington.
Trước những hành vi ngày càng hung hăng của Bắc Kinh tại khu vực Biển Đông, Nhà Trắng đã liên tục đưa ra những cử chỉ thân hữu với chế độ cộng sản, được đánh giá là nước đi đầu để đối phó với Trung Quốc. Trong chuyến công du lần này, ngoài tinh thần tăng cường mối quan hệ thương mại và chiến lược với Hà Nội, tổng thống Obama còn quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, bất chấp các chỉ trích từ phía các tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền.
Nhận định về mối quan hệ giữa hai cựu thù, nhật báo La Croix trích phát biểu của giáo sư Jonathan London, chuyên gia về Việt Nam tại đại học Hồng Kông, khẳng định : « Cả hai Nhà nước đã trở thành những đối tác cần thiết của nhau ». Còn Le Figaro trích phát biểu của nhà sử học Dương Trung Quốc : « Quá trình hòa giải ngày có nhiều tiến triển. Chúng tôi nhìn nhận Hoa Kỳ như một yếu tố tích cực mà chúng tôi có chung lợi ích, đặc biệt là để chống lại Trung Quốc ».
Trong chuyến công du của tổng thống Mỹ, hàng loạt hợp đồng thương mại cũng được ký kết, như hợp đồng mua máy bay Boeing của hãng hàng không Vietjet.
Về lĩnh vực quân sự, cả La Croix và Le Figaro có chung quan điểm rằng Hà Nội đang muốn đa dạng hóa các đồng minh của mình để tránh bị phụ thuộc vào vũ khí của Nga. Theo Le Figaro, từ tuần trước, rất nhiều tập đoàn quốc phòng Hoa Kỳ đã đến Hà Nội, như Lockheed Martin, để đàm phán các hợp đồng với Việt Nam. Trên bàn đàm phán là các hợp đồng về việc bán máy bay trinh sát P3-Orion mà Hà Nội muốn trang bị để theo dõi tầu ngầm của Trung Quốc ngoài khơi Biển Đông.
Ngoài các tập đoàn Mỹ, nhiều nhà sản xuất vũ khí châu Âu cũng nỗ lực hiện diện tại Việt Nam. Hà Nội đang nghiên cứu một số khả năng mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp hay Griffin của Thụy Điển.
Giải thích về khuynh hướng ngả sang Mỹ để đối phó với những hành vi bồi đắp và quân sự hóa khu vực Biển Đông của Trung Quốc, ông Nguyễn Ngọc Trương, chủ tịch Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quốc tế, nhận định với Le Figaro : « Trong nội bộ (đảng Cộng sản Việt Nam) đã có nhiều cuộc tranh luận căng thẳng. Chúng tôi phải tìm ra một điểm cân bằng giữa Bắc Kinh và Washington. Để thúc đẩy trọng lược chiến lược của mình, chúng tôi phải có mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ ».
Sự thay đổi quan điểm cũng được ghi nhận trong giới lãnh đạo Việt Nam, thông qua nhận định của ông Murray Hiebert, thuộc Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies), được nhật báo công giáo La Croix trích dẫn : « Dĩ nhiên giới tinh hoa Việt Nam vẫn nghi ngờ Hoa Kỳ, nhưng quyết tâm bành trướng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Biển Đông đã làm thay đổi thật sự quan điểm của họ và đẩy họ xích lại gần Hoa Kỳ ngày càng nhanh hơn ».
Ngư dân Việt Nam dưới sức ép của Trung Quốc
Vẫn liên quan đến Việt Nam, Le Figaro đề cập đến chủ đề ngư dân Việt Nam liên tục bị tầu của Trung Quốc tấn công ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa, khu vực tranh chấp chủ quyền giữa hai nước.
Mở đầu bài phóng sự « Ngư dân Việt Nam dưới sức ép của Trung Quốc », đặc phái viên của Le Figaro thuật lại sự kiện tối ngày 03/05 khi một tầu thép không rõ nguồn gốc do trời tối đen tấn công một chiếc tầu cá của Việt Nam đang chờ những chiếc thuyền thúng nhỏ đánh bắt trở về. Thuyền trưởng Phạm Phú Thanh và hai người trên tầu chỉ còn biết nhảy xuống nước để tránh chiếc tầu thép mở hết tốc lực đâm thẳng vào con tầu của ông. Chỉ trong vòng vài phút, con tầu chìm nghỉm và tầu thép tấn công biến mất trong màn đêm giữa đại dương.
Ba mươi tư ngư dân được lực lượng tuần duyên Việt Nam cứu vớt vào sáng hôm sau. Với những ngư dân này, vụ tấn công chắc chắn là do tầu của Trung Quốc. Vì, theo chủ tịch Ủy ban Nhân dân quần đảo Hoàng Sa, « hàng tháng vẫn xảy ra nhiều cuộc tấn công như vậy. Tôi chắc chắn đó không phải là do ngư dân. Họ có vũ khí trên tầu. Hơn nữa, ngư dân không bao giờ bỏ rơi người gặp nguy ở ngoài khơi ».
Theo phóng viên của Le Figaro, vụ tấn công đêm ngày 03/05 khiến người ta nhớ lại một vụ tấn công bí ẩn khác cũng vào tháng Năm, năm 2014 nhưng ngay giữa ban ngày. Con tầu bằng gỗ dài 19,5 mét của ông Trần Văn Lợi, bỗng nhiên bị một quái vật thép dài gấp đôi tông trực diện và sau đó chìm nghỉm, theo như đoạn video mà các ngư dân kịp ghi lại.
Lực lượng tuần duyên Việt Nam chuẩn bị đối phó với hành động gây hấn ngoài khơi của Trung Quốc, đồng thời nhận thấy rằng lực lượng của nước láng giềng ngày càng hùng hậu và hiếu chiến. Đại tá Trần Văn Dũng phát biểu với phóng viên của Le Figaro : « Họ tăng cường hoạt động đánh bắt và tuần duyên. Hàng ngày, chúng tôi đều gặp ngư dân Trung Quốc, đôi khi là những nhóm từ 15 đến 20 tầu cá. Chúng tôi dùng loa phóng thanh yêu cầu họ ra khỏi vùng biển, nhưng họ quay lại ngay khi chúng tôi trở về căn cứ ».
Tờ báo kết luận, từ khi chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền, Bắc Kinh thực hiện chính sách "việc đã rồi" để mở rộng lãnh hải. Theo một bản báo cáo của Lầu Năm Góc, chỉ trong vòng hai năm, Trung Quốc đã chiếm được khoảng 1.300 ha ngoài quần đảo Trường Sa, nhờ các hoạt động bồi đắp đảo tại khu vực này. Đại tá Trần Văn Dũng kết luận : « Trung Quốc có tham vọng xâm chiếm biển. Việt Nam thật sự mệt mỏi làm bạn với một đất nước như vậy ».
Bắc Kinh "dằn mặt" Hồng Kông và Đài Loan
Sau bài diễn văn nhậm chức của tân tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, Bắc Kinh cảnh cáo Đài Loan trước mọi ý định độc lập. Nhật báo kinh tế Les Echos đề cập chủ đề này dưới dòng tựa : « Bắc Kinh quở trách Hồng Kông và Đài Loan ».
Tân tổng thống Đài Loan, thuộc đảng Dân Tiến, luôn tỏ rõ quan điểm duy trì hiện trạng và từng kêu gọi một "cuộc đối thoại tích cực" với giọng điệu ôn hòa đối với chính quyền Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc và luôn khẳng định « một nước Trung Hoa duy nhất ».
Bắc Kinh nhanh chóng đưa ra phản ứng với lời cảnh cáo : « Trong trường hợp (Đài Bắc) tiến tới độc lập, sự ổn định sẽ là điều không tưởng bên hai bờ eo biển Đài Loan ». Chưa bao giờ, Trung Quốc lại tỏ ra cảnh giác đối với Đài Loan như hiện nay. Chiến thắng áp đảo của bà Thái Anh Văn, thuộc đảng Dân Tiến, trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 01/2016, như một hồi chuông cảnh báo của người dân hòn đảo này. Đối với Bắc Kinh, làn sóng ngày càng lớn mạnh của đảng ủng hộ độc lập có thể đánh dấu mối quan hệ căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan như dưới thời tổng thống Trần Thủy Biền (Chen Shui Bian).
Có thể cũng vì lo ngại làn sóng đòi độc lập tăng nhanh, mà chủ tịch Quốc Hội Trung Quốc Trương Đức Giang (Zhang Dejiang) đã sang Hồng Kông thăm dò dư luận, chỉ vài tháng trước kì bầu cử lập pháp và chưa đầy một năm bổ nhiệm lãnh đạo đặc khu Hồng Kông. Ông là lãnh đạo đầu tiên của Bắc Kinh tới vùng tự trị kể từ 4 năm vừa qua.
Theo ông Jean-Pierre Cabestan, thuộc đại học Hồng Kông, mục đích chính chuyến công du của ông Trương Đức Giang là nhằm khẳng định : « Bắc Kinh mới là ông chủ của Hồng Kông ». Chủ tịch Quốc Hội Trung Quốc còn nhấn mạnh : « Chúng ta cùng hội cùng thuyền. Nếu Hồng Kông ổn định, mọi người đều có lợi. Ngược lại, nếu Hồng Kông bất ổn, mỗi bên đều phải trả giá ».
Lời tuyên bố được đưa ra đúng thời điểm các phong trào ủng hộ độc lập ngày càng dâng cao tại hòn đảo, sau khi « Quốc Hội Trung Quốc vào năm 2014 đã quyết định thay đổi nguyên tắc bầu cử tại Hồng Kông. Và chính Bắc Kinh là phải là người chịu trách nhiệm về những chia rẽ và bất ổn hiện nay tại hòn đảo », theo kết luận của giáo sư đại học Hồng Kông.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét