Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Hà Nội: SẼ MỜI NHỮNG NGƯỜI CÓ KIẾN NGHỊ LÊN ĐỂ GIẢI ĐÁP

Người tự ứng cử đề nghị cho luật sư dự lấy ý kiến cử tri 

Tuổi trẻ
06/04/2016 15:32 GMT+7

TTO - Ông Vũ Hồng Khanh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, cho biết như vậy tại hội nghị giao ban giữa Thường trực Thành ủy Hà Nội với các sở, ngành, quận, huyện về việc chuẩn bị bầu cử. 

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết có người
tự ứng cử đề nghị cho luật sư dự hội nghị lấy ý kiến cử tri - Ảnh: Xuân Thành

“Liên quan đến một số người tự ứng cử, hiện nay có người có văn bản kiến nghị mấy nội dung, họ cũng đề nghị cho luật sư vào, tức là đề nghị cho luật sư dự hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú” - ông Vũ Hồng Khanh nói.


Theo ông Khanh, ngày 12-4 là thời hạn cuối cùng phải hoàn tất việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với những người ứng cử đại biểu Quốc hội.

Tuy nhiên, ông Khanh cũng cho biết trong số những người tự ứng cử đại biểu Quốc hội, có ứng viên đã gửi văn bản kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú.

Ông Khanh cho biết nội dung đầu tiên được kiến nghị là về thành phần tham gia lấy ý kiến cử tri.

“Về thành phần hội nghị đã được quy định trong luật, cũng đã có hướng dẫn nêu rất rõ. Chúng ta phân ra hai địa bàn dân cư. Nếu địa bàn dân cư nào có dưới 100 cử tri thì sẽ tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải đảm bảo trên 50 cử tri tham gia. Nếu có trên 100 cử tri thì hội nghị mời đại diện, nhưng phải đảm bảo từ 55 cử tri trở lên. Chiếu theo quy định của luật, hướng dẫn của thành phố thì kiến nghị của ứng cử viên này không thể giải quyết được” - ông Khanh nói.

Kiến nghị thứ hai, theo ông Khanh là người tự ứng cử kiến nghị về việc giới thiệu người phát biểu.

“Kiến nghị thứ ba là đề nghị cho luật sư vào dự. Tức là đề nghị cho luật sư dự cùng. Việc này cũng phải theo quy định của luật, thành phần dự hội nghị cử tri là các đoàn thể và những người có giấy mời. Còn nếu ai có nhu cầu về thông tin, ngoài một số cơ quan báo chí được mời, thì thông tin ngắn gọn là cuộc tiếp xúc cử tri này có bao nhiêu ứng cử viên, mỗi ứng cử viên đạt tỷ lệ bao nhiêu phần trăm” - ông Khanh cho hay.

Theo ông Khanh, văn bản của người tự ứng cử đại biểu Quốc hội cũng đặt vấn đề đối thoại với người phát biểu, tạo điều kiện cho họ trình bày chương trình hành động của họ.

Ông Khanh lý giải đây là bước tiếp theo. “Sau hội nghị hiệp thương lần 3 sẽ có bước tiếp xúc cử tri để họ công bố chương trình hành động của ứng cử viên” - ông Khanh cho hay.

Trước những kiến nghị nêu trên, ông Khanh không nêu cụ thể bao nhiêu người tự ứng cử đại biểu Quốc hội đã kiến nghị như vậy, chỉ cho biết, “những kiến nghị này họ gửi nhiều nơi, nơi cao nhất là Hội đồng bầu cử Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.

Đặt vấn đề giải đáp những kiến nghị này thế nào, ông Khanh cho biết “chúng tôi cũng đã báo cáo Ủy ban bầu cử thành phố và thống nhất sẽ mời ứng viên có kiến nghị này lên để giải đáp trực tiếp. Thẩm quyền thay đổi luật là của Quốc hội, còn việc kiến nghị là quyền của công dân. Khi luật đang có hiệu lực thì chúng ta thực hiện theo quy định của luật”.

Xuân Long

Ý kiến của bạn đọc báo Tuổi trẻ:

Lê Tri Điền 
16:29 06/04/2016

Tôi ủng hộ. Cử tri đang theo dõi sát sao những diễn biến bất lợi, vô lý mà người tự ứng cử đang đối mặt...

Quốc Tuấn 
16:20 06/04/2016

"Đại biểu trong qui hoạch không trúng cử thì không bố trí được" vậy phải làm gì để chứng tỏ họ xứng đáng được bầu. Đây là bầu cử chứ không phải thủ tục hành chính hóa. Không có anh A sẽ có anh B. Còn làm như thế nào để có đại biểu chất lượng là trách nhiệm của hội đồng bầu cử. Nếu thấy cách làm hiện nay chưa phù hợp dễ bị bỏ sót người tài mà quốc gia đang cần thì phải cải tiến thôi. Nói như ông này là không ổn tí nào.

Võ Luân 
16:52 06/04/2016

Theo tôi không nên hạn chế đại biểu tham dự hội nghị cử tri vì quyền công dân ai cũng như nhau. Ai có nhu cầu tham dự thì đến tham dự, người không có nhu cầu lại có giấy mời người ta không muốn tham gia thì sao, không lẽ bắt buộc họ tới tham gia?

Bản thân tôi sống gần người ứng cử ĐBQH nên cũng muốn tham gia đóng góp và lắng nghe người ứng cử có chương trình hành động thế nào để sau này khi bầu còn biết mà chọn người thay mình vào QH chứ.

Nên cho LS tham dự vì LS biết luật và hiểu rõ nếu ban tổ chức làm sai thì sao? LS sẽ góp ý luôn để khắc phục sự cố này và không để điều đáng tiếc xảy ra, LS còn có thể tham gia khau kiếm phiếu nữa cho khách quan.

Những góp ý của người tự ứng cử nêu lên như vậy là đúng với thời đại hôm nay nên cho phép.
______________

Ý kiến của Ứng cử viên Nguyễn Xuân Diện: 

Chúng tôi gửi Kiến nghị bằng văn bản, đề nghị cũng phải trả lời bằng Văn bản. Chúng tôi hỏi bằng giấy, thì lại trả lời chúng tôi bằng mồm là sao? Chúng tôi hỏi bằng đơn từ, kiến nghị, thì cần trả lời bằng công văn chứ không thể trả lời trên báo chí, nhất là báo mạng.

Mời chúng tôi lên để giải đáp ư? Chúng tôi là công dân, muốn gánh vác việc dân việc nước, chứ chúng tôi không cầu cạnh mà phải lên hầu các quan. Luật sai thì sửa ngay, để kịp cho chúng tôi bước vào Hội nghị.

11 nhận xét :

  1. Có luật nào mời cử tri ngoài địa bàn cư trú của ứng viên đến dự rồi nói láo, vu cáo? Có người chưa hề gặp mặt ứng cử viên bao giờ sao dám lên án, bôi nhọ? Hành vi này có phạm điều 258 không? Có luật nào mà người tự ứng cử không được mời đến hội nghị cử tri để nghe cử tri nhận xét về mình? Có luật nào quy định hội nghị cử tri nhất nhất phải có công an, an ninh đến dò xét, ngăn cản? Một người tự ứng cử nguy hiểm như những kẻ khủng bố của nhà nước hồi giáo IS hay sao mà phải làm như vậy? Dân chủ mà không cho người ta mở mồm ra nói thì còn gì là dân chủ, mà cái này thì Cụ Hồ Cũng đã nói rồi. "dân chủ đến thế là cùng" là dân chủ kiểu gì?
    Đến nước giàu có, đông dân nhưn nước Mỹ mà Tổng thống của họ còn trả lời người dân bang văn bản, sao ở cái nước VN dân chủ "gấp vạn lần" nước Mỹ mà người có trách nhiệm chỉ mở mien trong hộ nghị, không trả lời người kiến nghị bang văn bản. Phải trả lời bang văn bản mới thấy được các ông vận dung luật như thế nào để phản bác kiến nghị của người dân chứ! Hay đó là luật im lặng không thành văn của người cầm quyền.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đã sống với nhà nước này trên 60 năm, có kinh nghiẹm nhiều nên chẳng hỏi những câu thừa thãi như trên.

      Xóa
  2. nếu cán bộ thực sự vì dân, vì sự tốt đẹp của đất nước thì việc ủng hộ, tạo điều kiện cho những người Tự Ứng Cử là cần thiết! bởi họ (người tự ứng cử) được dân bầu và cũng bị dân phế bỏ khi họ không làm được việc! dân đã quá mệt mỏi với cán bộ loại 'cõng nhau lên' thay nhau đục khoét ... chẳng ai làm gì được. cán bộ rõ, cuộc sống hàng ngày của dân đã quá vất vả mới có được 2 bữa ăn. không thể tiếp tục có những thằng nghị gật do chính tay chọn lựa của cán bộ, cốt ngồi đấy để thông qua các chính sách có lợi cho cán bộ mà không hề mảy may cho dân. Dù thế nào thì, những buổi hiệp thương vừa qua có tính 'quán triệt' từ trên xuống. Thể hiện cái gì đó mang tính côn đồ, bẩn thỉu, không ai có thể diễn tả được... nếu thật sự vì dân thì phải tìm đến dân, để nghe và hiểu được họ. hành xử như vậy làm sao dân tin được. Những điều tối thiểu ấy cũng không hiểu được còn làm được cái gì???

    Trả lờiXóa
  3. Nhiều đại biểu hiện hữu đang dự kỳ họp cuối cùng, suốt 5 năm nhiệm kỳ không mở mồm phát hiểu. Những đại biểu đó là do đảng cử đấy, cơ quan tổ chức giới thiệu đấy. Họ có ích gì cho dân cho nước không? đơn cử như cô Tâm - vợ ông Nông Đức Mạnh, khí đọc lời phát biểu viết sẵn thì miệng cứ như bị dính nhựa sung ấy, câu chữ, văn vẻ thì lôm côm, ý nghĩa thì trống rỗng. Biết bbao giờ thì mới khá lên được. Chỉ giỏi lòe thiên hạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cô Tâm dốt khi đọc bài phát biểu viết sẵn nhưng bù lại có nhiều"kinh nghiệm",nhiều hoa tay để gánh vác"nhiệm vụ nặng nề"

      Xóa
  4. các nhà họp dân ( nhà văn hóa) ở thôn, xóm, phường bé con chỉ đủ cho 30, 40 người ngồi, nên phải tổ chức nhiều lần để cho ngườidân đến dự chứ sao lại qui định số lượng tới dự phải có giấy mời, có phải các đối tượng được mời tới dự kia là những cánh hẩu với ban tổ chức không.Những người được giới thiệu phát biểu kia có phải đã được mồi nội dung phát biểu trước rồi và được mớm tiền rồi không. Những trò này cũ quá rồi, dân biết hết rồi. Muốn đất nước phát triển thì nên thay cung cách tiếp xúc cử tri đi, thay đổi cách tiếp xúc dân đi..

    Trả lờiXóa
  5. Đúng vậy. Không thể trả lời băng mồm.
    Ông Khanh nên nhớ, đây là Hội nghị cử tri ch]s không phải là Hội nghị đại diện cử tri nhá. Đại diện cử tri phải do cử tri bầu chứ không phải là các ông chỉ định

    Trả lờiXóa
  6. Hôm qua tôi đi dự 'xin ý kiến cử tri...' của tổ dân phố. Ngồi từ đầu đến cuối, quan sát và không nói một câu nào, không giơ tay 1 lần nào.... Kết quả là các ứng viên được 'đồng ý 100%'. Hết Hài Kịch!

    Trả lờiXóa
  7. NGHỊ QUYẾT số 1134/2016/UBTVQH13 ngày 18/01/2016
    Điều 1. Tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác
    3. Số lượng cử tri tham dự hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc để lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ở những nơi có dưới một trăm cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm ít nhất là hai phần ba tổng số cử tri tham dự.
    Nơi có từ một trăm cử tri trở lên thì có thể tổ chức hội nghị đại diện cử tri nhưng phải bảo đảm ít nhất là bảy mươi cử tri tham dự. Tùy đặc điểm, tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban chấp hành Công đoàn phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phân bổ số lượng người để các tổ chức công đoàn trực thuộc cử đại diện tham dự; trường hợp không có tổ chức Công đoàn thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phân bổ số lượng người để các đơn vị trực thuộc cử đại diện tham dự.
    4. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được mời tham dự hội nghị.
    Điều 2. Tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú
    1. Việc lấy ý kiến của hội nghị cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (gồm người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) được tổ chức ở nơi người ứng cử cư trú thường xuyên tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố) không phân biệt có hộ khẩu thường trú hay tạm trú dài hạn.
    2. Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì hội nghị.
    Thành phần dự hội nghị do Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để mời cử tri đến dự.
    3. Số lượng cử tri tham dự hội nghị cử tri nơi cư trú để lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân nơi có dưới một trăm cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm trên 50% số cử tri tham dự. Nơi có từ một trăm cử tri trở lên thì phải bảo đảm ít nhất là năm mươi lăm cử tri tham dự.
    4. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp, NGƯỜI ỨNG CỬ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố đã giới thiệu người ứng cử được mời tham dự hội nghị.
    Như vậy, chỉ có hội nghị cử tri ở nơi công tác mới có “đại diện cử tri”. Còn hội nghị cử tri ở nơi cư trú thì lag hội nghị toàn thể, ít nhất cũng phải trên 50% cử tri tham dự và không có cái gọi là “đại diện cử tri” ở hội nghị này
    THÔNG TƯ số 02/2016/TT-BNV, ngày 01/2/2016
    Điều 10. Các công việc thực hiện trong ngày bầu cử của Tổ bầu cử
    1. Các thành viên Tổ bầu cử phải đến trước giờ khai mạc để kiểm tra công tác chuẩn bị, bảo đảm thời gian khai mạc đúng giờ quy định. Việc bỏ phiếu bắt đầu từ 7 giờ sáng và kết thúc vào 7 giờ tối cùng ngày. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước 5 giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá 9 giờ tối cùng ngày. Sau khi đã kiểm tra đầy đủ các điều kiện cần thiết cho ngày bầu cử, Tổ bầu cử mới tổ chức lễ khai mạc và tiến hành việc bỏ phiếu.
    2. Tổ chức lễ khai mạc
    a) Thành phần tham dự lễ khai mạc:

    - Đại diện cử tri là người cao tuổi, người có công với cách mạng và chức sắc tôn giáo trong khu vực (nếu có);
    Xin trích dẫn các quy định của luật, thông tư để các ông/bà được giao trách nhiệm tổ chức hội nghị này hiểu để đừng ngồi xổm trên PL, để ngăn cản mọi người nhá.
    TM

    Trả lờiXóa
  8. Cần dẹp ngay thủ tục nhiêu khê này. Tại sao phải qua vòng ngồi im "xin ý kiến cử tri" rồi sau mới đến vòng phát biểu chương trình hành động? Toàn làm chuyện ngược đời. Obama mà ứng cử kiểu VN cũng thua mấy thằng bán mắm tôm.

    Trả lờiXóa
  9. tức là người ta tìm cách loại bỏ,đấu tố những ai người ta không ưa từ 2 vòng đầu,đến vòng 3 nếu còn được mời dự thì ứng viên tự ứng cứ đã sứt đầu mẻ trán, đã bị bôi bẩn rồi,lúc đó nếu có được trình bày chương trình hành động gì cũng thất thế với ứng viên của họ được lăng xê đủ cách.Tôi đố các vị đăng công khai chương trình hành động của ứng viên tự do lên báo đảng địa phương,thành phố.Ông Khanh nói hội nghị mời đại diện,ai bầu cho họ là đại diện,tại sao không phát loa mời tất cả,có chứng mimh yh] là người ở đó thì cho vào.nếu có giấy mời mới cho vào họp là sai,là thủ đoạn chọn lọc cử tri nhằm gây bất lợi cho người tự ứng cử.Nhiều kẻ được mời toàn phát biểu ngu dốt không so với tiêu chuẩn đại biểu.Ví dụ nói không ủng hộ chủ trương.Xin thưa tôi ủng hộ chủ trương láng giềng tốt với Trung quốc,nhưng tôi phản đối hành động xâm phạm chủ quyền của họ.Tôi ủng hộ chủ trương chống tham nhũng nhưng tôi không đồng tình cách làm(thí dụ kê khai tài sản xong đút gầm tủ).

    Trả lờiXóa