Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

CHUYÊN GIA PHẢN BÁC KẾT LUẬN CỦA BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG


Chuyên gia phản bác nguyên nhân thuỷ triều đỏ làm chết cá

VNExpress
Thứ năm, 28/4/2016 | 00:10 GMT+7

Hiện tượng tảo nở hoa thường làm chết cá tầng mặt, dễ phát hiện bằng mắt thường trong khi ở miền Trung cá lại chết ở tầng đáy, không có biểu hiện rõ ràng, nhiều chuyên gia phân tích.

Bộ Tài nguyên: Thuỷ triều đỏ và độc tố hoá học gây cá chết hàng loạt


Một mảnh tảo hiếm hoi trên bờ biển Hà Tĩnh những ngày qua. Ảnh: Đức Hùng. 
Tối 27/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra sơ bộ nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung. Theo đó, độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người và hiện tượng tảo nở hoa được khoanh vùng. Tuy nhiên, hướng điều tra này lại khiến một số nhà khoa học không tin tưởng.

"Không thể có hai nguyên nhân này một lúc, bởi có chất độc thì không có tảo và ngược lại", một chuyên gia 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu thủy sản nói.

Theo ông, nếu do tác động của độc tố hóa học khiến cá to chết nghĩa là cá nhỏ cũng vậy, trong đó có sinh vật phù du, tức là tảo cũng sẽ chết. "Tảo chết rồi thì làm gì nở hoa được", ông nói và khẳng định hiện tượng này đúng ra gây hại với cá tầng mặt chứ không phải tầng đáy.

Vẫn theo chuyên gia này, nếu tảo nở hoa nước sẽ có màu đỏ rực hoặc màu xanh chủ đạo trên cả vùng biển. Khi dạt vào bờ nó sẽ gây mùi hôi thối khó chịu, trong khi các biểu hiện này không có ở khu vực ven biển miền Trung. 

Thủy triều đỏ từng xuất hiện bờ biển Bình Thuận. Ảnh: Viện Hải dương học Nha Trang.

Đồng tình quan điểm trên, tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, từng làm ở Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, tảo nở hoa không thể khiến cá chết đột ngột, tức thời như vừa qua mà không có dấu hiệu rõ ràng. Nó thường xảy ra gần bờ chứ không ở ngoài xa và sẽ gây cá chết tầng mặt chứ không phải tầng đáy. "Làm gì có chuyện tảo nở hoa trong cả sinh khối nước từ đáy lên mặt", ông Dũng nói.

Về lý do độc tố từ nước thải con người, ông Dũng đề nghị làm rõ đó là độc tố là gì, "chứ không thể công bố chung chung như thế".

Phát hiện thủy triều đỏ không khó, mọi người đều có thể nhìn bằng mắt thường. Các tỉnh có nhiều cá chết chưa tỉnh nào báo cáo có thủy triều đỏ, đó cũng là băn khoăn của Viện trưởng Y học biển Việt Nam Nguyễn Trường Sơn. Ông cho rằng nguyên nhân nước biển bị ô nhiễm do hoạt động của nhà máy, khu công nghiệp... cần được chú ý nghiên cứu càng sớm càng tốt. 

Chia sẻ kinh nghiệm khi gặp thủy triều đỏ, một chuyên gia thuỷ sản cho hay người nuôi thường dìm lồng bè sâu xuống đáy hoặc di chuyển đến nơi khác để tránh lớp nước mặt. Nếu là do tảo thì người dân sẽ phát hiện nó dạt vào bờ hoặc có mùi khó chịu.

Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những đợt tảo biển sinh sôi nảy nở mạnh, tích tụ ở cửa sông, biển khiến mặt nước đục hoặc chuyển màu khác nhau tùy loại tảo như tím, hồng, xanh hoặc đỏ.

Thủy triều đỏ nguy hiểm như thế nào?

Đầu tháng 4, cá nuôi lồng bè của người dân gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đồng loạt chết. Hiện tượng này sau đó lan dọc hơn 200 km bờ biển từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tới Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế). Thống kê đến ngày 25/4, bốn tỉnh ven biển phát hiện gần 70 tấn cá tự nhiên chết dạt bờ, chủ yếu là các loài cá sống ở tầng đáy. 


Ngày 25/4, những nguyên nhân bệnh dịch, động đất, tràn dầu bị loại trừ. Các mũi điều tra khẳng định có độc tố rất mạnh từ môi trường tự nhiên, tuy nhiên, độc tố đó là gì thì chưa được xác định.

Phạm Hương

8 nhận xét :

  1. NẾU LÀ...
    - Nếu là Thủy triều đỏ thì có gì mà "tổn hại cho Đất nước". Vì gần đây,ở tỉnh Bình Thuận đã xảy ra 3 lần rồi và có tổn hại gì đâu?
    - Nếu không có liên can gì đến Formosa thì tại sao họ nói buộc phải "đổi cá lấy thép"
    Không mấy ai tin là Thủy triều đỏ. Nhưng, rất nhiều người tin đây là "Thảm họa đỏ"

    Trả lờiXóa
  2. http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160428_formosa_opinions

    Trả lờiXóa
  3. https://petitions.whitehouse.gov/petition/help-vietnamese-people-prevent-environmental-disaster-ha-tinh-province-central-vietnam

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhanh thật, 2 ngày mà được hơn 100000 người rồi

      Xóa
  4. Bộ tài nguyên môi trường đang ngụy biện nhằm bao che cho tội ác của Formosa, đồng thời để trốn tránh trách nhiệm liên đới về việc cấp phép cho Formosa đặt đường ống nước thải ngầm trong lòng đất để dẫn nước thải chưa qua xử lý xuống đáy biển. Trốn trách trách nhiệm về việc thiếu kiểm tra giám sát ...Không làm tròn chức trách nhiệm vụ được giao về kiểm soát nước thải của Formosa.
    Chúng xả hơn 30 tấn Hóa chất (chất thải độc hại) được nhập khẩu vào Việt nam xong và đã tẩy rửa sạch sẽ xóa dấu vết, bây giờ muốn lấy mẫu để phân tích cũng không phải chuyện dễ.
    Vì vậy cần kiểm tra lượng hóa chất độc mà Formosa xin nhập vào VN với lý do để làm mát cho nhà máy còn lại bao nhiêu? Hóa chất đó là loại hóa chất gì?. Hiện tại có trong nước biển ở vũng áng không?
    Chừng đó là đủ để kết luận về cá chết.

    Trả lờiXóa
  5. mời các bạn đón xem phản bác của Nhà Khoa Học có tên tuổi ở link dưới đây:
    http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/video-nha-khoa-hoc-noi-gi-ve-ket-luan-ca-chet-cua-bo-tn-mt-20160428095227694.htm

    Trả lờiXóa
  6. Cái thằng Võ Bất Nhân nói bừa chứ khoa học gì!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. VTN, ông ấy chỉ là ngành Xã hội học thôi! chứ có học về môi trường-tài nguyên đâu?

      Xóa