Vòm ngực của đời
Trầm Ngư
Trầm Ngư
.
1. Từ trước tới nay, khi bàn về sáng tạo thi ca, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng, không có giới hạn cho việc lựa chọn đề tài và chất liệu trong sáng tạo nghệ thuật. Nói lí thuyết là như vậy, nhưng trên thực tế, không phải người cầm bút nào cũng dám động vào những chất liệu “xương xẩu”, “nhạy cảm”...hay nói thẳng ra hơn nữa là những chất liệu mang sắc thái tục. Tuy thế, những yếu tố tục vẫn có mặt trong mọi ngôn ngữ như một tất yếu và vẫn được những “cao thủ” đưa vào thi ca một cách nhuần nhuyễn. Bên cạnh những yếu tố tục, chúng tôi còn cho rằng có những đơn vị lấp lửng, nằm ở giữa cái tục và thanh. Biết diễn đạt khéo và hay thì không tục, còn sự vụng về hoặc non kém về kỹ thuật sẽ mang hậu quả ngược lại. Bài viết này sẽ bàn về một yếu tố lấp lửng giữa tục và thanh mà tôi cho là có tính điển hình cao nhất, đã xuất hiện không ít trong hành trình thi ca của Việt Nam và nhiều dân tộc khác, đó là hình ảnh bầu vú của người phụ nữ.
.
.
Trong nền văn học truyền miệng của người Việt, những
câu tục ngữ ca dao có hình ảnh bầu vú đã xuất hiện không phải là ít, nhưng thật
hiếm mà tìm được những câu có tính chất ca ngợi hình ảnh này. Xuất hiện nhiều
nhất là những câu tục ngữ thể hiện những quan sát có tính chất kinh nghiệm sống
hoặc nhân tướng học, chẳng hạn: Lớn vú bụ
con, Lưng chữ cụ vú chữ tâm, Vú bánh dầy, má bánh đúc, Thâm dưa thì khú thâm vú
thì nghén, Đau bụng cỏ ngú đau vú diếp nồng, Con gái chơi với con trai/Về sau
cái vú bằng hai quả dừa...Tiếp đến, vú xuất hiện theo bút pháp tả thực, dĩ
nhiên có thể sẽ hơi cường điệu, về những vất vả nhọc nhằn của người phụ nữ, được
biểu hiện qua chính bầu vú: Chưa chồng yếm
thắm đeo hoa/Chồng rồi hai vú bỏ ra tày giành, Một ngày ba bận trèo đèo/Vì ai
vú ếch lưng eo hở chàng, Gái một con trông mòn con mắt/Gái hai con vú quặt đằng
sau. Sau những câu có tính chất tả thực như vừa kể, vú cũng ít nhiều được sử
dụng để truyền tải những ý nghĩa ẩn dụ, chẳng hạn: Cả vú lấp miệng em, Con ấp vú mẹ, Con đỏ ấp vú bà lão hoặc có lần
trái vú còn xuất hiện trong một tinh thần phê phán tố cáo ách nặng của chế độ
phong kiến: Bộ Binh bộ Hộ bộ Hình/Ba bộ đồng
tình bóp vú con tôi. Trong một vài câu khác, trái vú có khi được nhìn nhận
như một “đặc sản” mang tính chất vùng miền, chẳng hạn: Gà Văn Cú, vú Đồ Sơn hay câu tục ngữ nói về con gái xã Liễu Đôi,
huyện Thanh Liêm, tỉnh Hả Nam: Chưa động
vú đã mỏi rời tay. Những câu ca mang tính chất tán tỉnh yêu đương, thể hiện
sự bạo dạn với hình ảnh trái vú như sau đây là rất hiếm theo sự tra cứu của
chúng tôi trong Tục ngữ ca ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan hay Kho tàng
tục ngữ người Việt (02 tập, Nguyễn Xuân Kính chủ biên): Sáng trăng vằng vặc/Vác cặc đi chơi/Gặp đàn vịt trời/Giương cung anh bắn/Gặp
cô yếm thắm/Đội gạo lên chùa/Thò tay bóp vú/Khoan khoan đã chú/Đổ thúng gạo
tôi.
Nhìn chung, người bình dân Việt Nam trong kho tàng ca dao tục ngữ của mình chủ yếu thể hiện những kinh nghiệm quan sát, sự tri nhận mang tính chất dân gian, bước đầu cho ta một bức tranh miêu tả bề mặt của trái vú với các định dạng: vú bánh dầy, vú tày giành, vú ếch, vú chữ tâm, vú quặt, vú mẹ, vú bà lão, vú quả dừa... Trong trường hợp cần nói giảm nói tránh để thể hiện nhã ngữ, người Việt gọi vú là oản: Gió nam đánh tốc yếm đào/Anh nghĩ oản trắng anh vào thắp nhang...
Trong hệ thống ngôn ngữ chung của người Việt, còn có vài cách diễn đạt lịch sự khác để biểu hiện trái vú như cặp tuyết lê, gò Bồng Đảo hay một định danh chung chung là ngực. Cặp tuyết lê và gò Bồng Đảo đều đã từng xuất hiện trong những câu thơ của các nhà thơ nổi tiếng: Cặp tuyết lê hồi hộp trước tình yêu (Sóng Hồng), Đôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm/Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông (Hồ Xuân Hương).
2. Những hạn chế trong miêu tả trái vú của thời kỳ văn học truyền miệng theo tôi là một tất yếu mang tính lịch sử, khi mà ý thức cá nhân, sự giải phóng cá nhân còn chưa được đề cao ở xứ sở này, mà phải chờ đến khi có làn gió phương Tây thổi tới. Câu thơ của Hồ Xuân Hương trong bài Thiếu nữ ngủ ngày mà tôi vừa trích ở đoạn trên có thể xem là một phá cách mạnh mẽ về mặt thi pháp xét trong dòng chảy của văn học trung đại. Nữ sĩ được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm không chỉ ca ngợi vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ mà thậm chí còn miêu tả nó trong một cái nhìn tràn trề, quyến rũ, khiêu gợi và ít nhiều đậm nét nhục cảm. Phải chăng câu thơ của Hồ Xuân Hương từ thế kỷ XIX đã góp phần khơi nguồn cho những cảm xúc của các thi sĩ lãng mạn thời kỳ 1932 – 1945, mạnh dạn miêu tả yếu tố nhạy cảm này từ góc nhìn của cái đẹp: Hai vú nàng, hai vú nàng chao ôi/Cho tôi nút một dòng sâm ngọt lộng (Bích Khê), Những vú nõn đồi cong thon nho nhỏ/Với đôi dòng suối sữa trắng như tinh (Bích Khê) hay Trong tay Nàng ta ngả mình ngây ngất/Nghe rõ ràng trên thịt ấm da xuân/Ngực dâng cao, hơi thở đã mau dần/Mùi cỏ lá bỗng thoảng hồn mong nhớ (Đinh Hùng), Nhài đàn rót nguyệt vú đôi thơm (Nguyễn Xuân Sanh). Một người viết văn xuôi cùng thời với Xuân Diệu và Đinh Hùng là Nam Cao cũng không ngần ngại gọi tên chính danh trái vú trong một cảm thức về cái đẹp, khi ông so sánh với vầng trăng trong một truyện ngắn nổi tiếng của mình: Trăng ôi trăng, cái vú mộng tràn đầy mà thi sĩ muôn đời mơn man... (Giăng sáng).
Về Kinh Bắc của Hoàng Cầm là một trường hợp đặc biệt nữa, được ra đời vào cuối năm 59, đầu năm 60 của thế kỷ trước. Tập thơ như một giấc mơ kỳ lạ trong đời thơ Hoàng Cầm, vừa liên tục vừa đứt quãng với nhiều khoảng trắng và dấu lặng. Tính sắc dục với nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng, trong đó có yếm và vú, là một trong những điểm nhấn quan trọng của tập thơ: Nghe nghìn muôn năm sau xoa nắn đôi bầu vú lửa (Nắng phù sa), Ngực yếm phập phồng bưởi ngọt (Hội vật), Giật yếm đào túm vội đôi bầu (Hội Vân Hà), Vú xuân đường phèn căng bưởi Nga Mi (Vợ liệt sĩ), Ấp vú mình trần con dế trũi/Cành tre trải áo nép thân hình (Tắm đêm).
Khép lại một giai đoạn văn học thời chiến, thơ Việt Nam sau 1975 mới lại bắt gặp nhiều câu thơ hay về hình ảnh vòm ngực – trái vú, hiện lên với những cảm xúc và cung bậc đa chiều, lúc thì đắm say hạnh phúc, lúc lại tủi phận bẽ bàng: Môi mềm ngực nõn vòng tay xiết/Anh là đá tảng cũng tan thôi (Nguyễn Trọng Tạo), Sau giây phút êm đềm trên ghế đá/Anh quên cài khuy áo ngực cho em (Dư Thị Hoàn).
Vòm ngực của người yêu còn gắn với nỗi nhớ khó nguôi ngoai trong tâm hồn thi sĩ. Đó có thể là nỗi nhớ về những ngày tháng cũ: Áo trắng là áo trắng à/Một hôm ta thấy bạn ta ngượng ngùng/Vờ che ngực áo căng phồng/Ta run rẩy ngó má hồng hây hây (Áo trắng má hồng – Nguyễn Duy). Đó lại cũng có thể là nỗi nhớ khi hai người xa cách nhau: Nỗi nhớ dâng đầy trong anh. Khuôn mặt em nụ cười em vòm ngực trắng (Nỗi nhớ - Nhạc và lời: Phú Quang). Và nỗi nhớ ấy có khi nghẹn ngào xót xa bởi sự chia cắt phũ phàng và tàn nhẫn của chiến tranh: Trả cho anh cát bụi/Những đêm hành quân xa/Trả lại em nước mắt/Lăn ngang ngực đàn bà (Hoàng Nhuận Cầm).
Một nhà thơ nữ mới xuất hiện gần đây là Đặng Hà My đã tỏ ra khá “nặng tình” với chất liệu nhạy cảm mà chúng tôi đang bàn ở đây. Tập thơ Nhiên sơ của chị có tới hàng chục bài thơ xuất hiện hình ảnh bầu vú, tất cả đều rạo rực nồng nàn và tràn trề nhục cảm khát khao: Buổi chiều bừng lên sắc thắm/Buổi chiều loang trên vú trắng/Hoàng hôn thủng đáy/Đêm đa tình trôi (Giấc đỏ), Anh vò muối mặn gừng cay/Em xé vỏ tình rao bán/Ngầy ngật một đêm thái giám/Khóc ròng bên vú mỹ nhân (Đêm thái giám), Em váy ngắn, lưng anh dài vô tận/Em ngực trần, anh bật khố mùa yêu (Khát). Nhưng tôi còn yêu hơn sau đây là những câu thơ đằm sâu bởi độ chín của cảm xúc , của tháng năm mà nhà thơ Hồng Thanh Quang đã viết: Đóng cửa hờ thôi em/Giời trao mình hơi mát/Trái tim mệt vì yêu/Nhưng vẫn còn cơn khát.../Mặc tiếng sấm rền vang/Mặc lập loè chớp nháy/Vồng ngực trắng ngời lên/Phập phồng như lửa cháy... (Ngẫu hứng mưa). Một nhà thơ trẻ khác cũng có cách diễn đạt hết sức tình tứ và kín đáo về bầu vú: Diều cong sừng trâu tuổi mùa thơ nhỏ/Ta lại ngờ đêm nhu nhú búp măng (Gọi về lối cũ – Nguyễn Quang Hưng).
3. Giờ xin bàn đến hình ảnh bầu vú trong thi ca của một số dân tộc khác, với những câu mà tôi từng được đọc. Các thi sĩ phương Tây như Baudelaire hay Valery đã đưa cặp vú vào thơ một cách rất tự nhiên: La femme qui est dans mon lit/ N’ a plus vingt ans depuis longtemps/Les seins si lourds/De trop d’amour (Tạm dịch: Người con gái đã từng nằm bên tôi/Đã lâu rồi, hai mươi năm qua không còn nữa/Ôi vòm ngực tràn đầy/Nhiều như tình yêu em dành cho tôi) hay L’instant d’un seins nu entre deux chemises (Tạm dịch: Ôi khoảnh khắc bầu vú em lộ giữa hai bờ áo)...Một bộ phim kinh điển của điện ảnh Pháp là “Fan fan la tulipe” (1952) cũng có một cách diễn đạt độc đáo, hài hước về bầu vú qua lời nói của nhân vật chính: “Cảnh đẹp thật! Tôi thấy có một thung lũng xinh đẹp lượn giữa hai quả đồi trọc. Ở đó câu cá được không?” Còn Kinh Cựu Ước của người Do Thái có một câu thơ thật ấn tượng ca ngợi người tình nhân của vua Salomon: Ôi cặp vú em như hai con nai sinh đôi. Người Malaisia trong những bài dân ca của mình lại có cách diễn tả bầu vú rất riêng: Dẫm phải gai đau chân/Lá gai mọc giữa đầm/Nhìn thấy vú đau lòng/Vú dưới yếm đầy căng/Ó làm tổ ở đâu?/Nơi lũng sâu góc núi/Người tình muốn ngủ đâu/Gối đầu trên đôi vú...Trường ca Đam San của người Ê đê cũng có đoạn tả cảnh nhộn nhịp đông vui sau khi Đam San thắng trận và mở đại tiệc: Các chàng trai đi lại, ngực chạm ngực. Các cô gái đi lại, vú chạm vú...
Nhà văn Mạc Ngôn (Trung Quốc, Nobel văn học 2012) đã chọn hình ành bầu vú như một biểu tượng quan trọng để đặt tên cho bộ tiểu thuyết trường thiên của mình là Phong nhũ phì đồn (Vú to mông nở). Người phụ nữ - nhân vật chính trong tác phẩm hiện lên như một hình mẫu lí tưởng về người mẹ nhẫn nại, vừa giàu sức sinh nở vừa giàu sức chịu thương chịu khó, cả đời hy sinh vì các con. Hình ảnh bầu vú trở đi trở lại trong tác phẩm, cho đến khi khép lại cuộc đời của nhân vật chính – Thượng Quan Lỗ Thị, thì những bông hoa nở rộ sau mộ của bà và những bầu vú hiện lên dồn dập trong ảo tưởng của Kim Đồng, đứa con trai duy nhất của Lỗ Thị. Người đọc cũng không thể quên được những hình ảnh mang tính nghịch dị về bầu vú, qua hình tượng nhân vật Kim Một Vú trong tác phẩm...
4. Nhà thơ Thế Hùng đã từng viết một bài thơ cực ngắn chỉ với hai câu, mà ở đó, ông đặt một phép đối xứng giữa mẹ và người yêu: Anh lớn khôn dưới bầu vú mẹ/Và dại khờ trước vòm ngực của em (Romance 1). Theo tôi, nếu như vòm ngực của người yêu – người tình có thể trở thành một biểu tượng về sự đắm say trong hạnh phúc lứa đôi thì chỉ duy có bầu vú mẹ mãi mãi gợi về cho ta sự hy sinh thầm lặng, sự bao bọc nhân từ và yêu thương không điều kiện: Đôi làn môi con nghiêng về vú mẹ/Như cây lúa nhỏ nghiêng về phù sa/Như hương hoa thơm nghiêng về ngọn gió/Đôi làn môi con ngậm bầu vú mẹ/Như búp hoa huệ ngậm tia nắng trời/Như búp hoa huệ ngậm tia nắng trời/Sữa mẹ trắng trong con ơi hãy uống/Sữa mẹ trắng trong con ơi hãy uống/Rồi mai khôn lớn con ơi hãy nghĩ/Hãy nghĩ những điều trắng trong...(Khúc hát ru những ngưởi mẹ trẻ, Nhạc: Phạm Tuyên, Thơ: Lâm Thị Mỹ Dạ).
Nhìn chung, người bình dân Việt Nam trong kho tàng ca dao tục ngữ của mình chủ yếu thể hiện những kinh nghiệm quan sát, sự tri nhận mang tính chất dân gian, bước đầu cho ta một bức tranh miêu tả bề mặt của trái vú với các định dạng: vú bánh dầy, vú tày giành, vú ếch, vú chữ tâm, vú quặt, vú mẹ, vú bà lão, vú quả dừa... Trong trường hợp cần nói giảm nói tránh để thể hiện nhã ngữ, người Việt gọi vú là oản: Gió nam đánh tốc yếm đào/Anh nghĩ oản trắng anh vào thắp nhang...
Trong hệ thống ngôn ngữ chung của người Việt, còn có vài cách diễn đạt lịch sự khác để biểu hiện trái vú như cặp tuyết lê, gò Bồng Đảo hay một định danh chung chung là ngực. Cặp tuyết lê và gò Bồng Đảo đều đã từng xuất hiện trong những câu thơ của các nhà thơ nổi tiếng: Cặp tuyết lê hồi hộp trước tình yêu (Sóng Hồng), Đôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm/Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông (Hồ Xuân Hương).
2. Những hạn chế trong miêu tả trái vú của thời kỳ văn học truyền miệng theo tôi là một tất yếu mang tính lịch sử, khi mà ý thức cá nhân, sự giải phóng cá nhân còn chưa được đề cao ở xứ sở này, mà phải chờ đến khi có làn gió phương Tây thổi tới. Câu thơ của Hồ Xuân Hương trong bài Thiếu nữ ngủ ngày mà tôi vừa trích ở đoạn trên có thể xem là một phá cách mạnh mẽ về mặt thi pháp xét trong dòng chảy của văn học trung đại. Nữ sĩ được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm không chỉ ca ngợi vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ mà thậm chí còn miêu tả nó trong một cái nhìn tràn trề, quyến rũ, khiêu gợi và ít nhiều đậm nét nhục cảm. Phải chăng câu thơ của Hồ Xuân Hương từ thế kỷ XIX đã góp phần khơi nguồn cho những cảm xúc của các thi sĩ lãng mạn thời kỳ 1932 – 1945, mạnh dạn miêu tả yếu tố nhạy cảm này từ góc nhìn của cái đẹp: Hai vú nàng, hai vú nàng chao ôi/Cho tôi nút một dòng sâm ngọt lộng (Bích Khê), Những vú nõn đồi cong thon nho nhỏ/Với đôi dòng suối sữa trắng như tinh (Bích Khê) hay Trong tay Nàng ta ngả mình ngây ngất/Nghe rõ ràng trên thịt ấm da xuân/Ngực dâng cao, hơi thở đã mau dần/Mùi cỏ lá bỗng thoảng hồn mong nhớ (Đinh Hùng), Nhài đàn rót nguyệt vú đôi thơm (Nguyễn Xuân Sanh). Một người viết văn xuôi cùng thời với Xuân Diệu và Đinh Hùng là Nam Cao cũng không ngần ngại gọi tên chính danh trái vú trong một cảm thức về cái đẹp, khi ông so sánh với vầng trăng trong một truyện ngắn nổi tiếng của mình: Trăng ôi trăng, cái vú mộng tràn đầy mà thi sĩ muôn đời mơn man... (Giăng sáng).
Về Kinh Bắc của Hoàng Cầm là một trường hợp đặc biệt nữa, được ra đời vào cuối năm 59, đầu năm 60 của thế kỷ trước. Tập thơ như một giấc mơ kỳ lạ trong đời thơ Hoàng Cầm, vừa liên tục vừa đứt quãng với nhiều khoảng trắng và dấu lặng. Tính sắc dục với nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng, trong đó có yếm và vú, là một trong những điểm nhấn quan trọng của tập thơ: Nghe nghìn muôn năm sau xoa nắn đôi bầu vú lửa (Nắng phù sa), Ngực yếm phập phồng bưởi ngọt (Hội vật), Giật yếm đào túm vội đôi bầu (Hội Vân Hà), Vú xuân đường phèn căng bưởi Nga Mi (Vợ liệt sĩ), Ấp vú mình trần con dế trũi/Cành tre trải áo nép thân hình (Tắm đêm).
Khép lại một giai đoạn văn học thời chiến, thơ Việt Nam sau 1975 mới lại bắt gặp nhiều câu thơ hay về hình ảnh vòm ngực – trái vú, hiện lên với những cảm xúc và cung bậc đa chiều, lúc thì đắm say hạnh phúc, lúc lại tủi phận bẽ bàng: Môi mềm ngực nõn vòng tay xiết/Anh là đá tảng cũng tan thôi (Nguyễn Trọng Tạo), Sau giây phút êm đềm trên ghế đá/Anh quên cài khuy áo ngực cho em (Dư Thị Hoàn).
Vòm ngực của người yêu còn gắn với nỗi nhớ khó nguôi ngoai trong tâm hồn thi sĩ. Đó có thể là nỗi nhớ về những ngày tháng cũ: Áo trắng là áo trắng à/Một hôm ta thấy bạn ta ngượng ngùng/Vờ che ngực áo căng phồng/Ta run rẩy ngó má hồng hây hây (Áo trắng má hồng – Nguyễn Duy). Đó lại cũng có thể là nỗi nhớ khi hai người xa cách nhau: Nỗi nhớ dâng đầy trong anh. Khuôn mặt em nụ cười em vòm ngực trắng (Nỗi nhớ - Nhạc và lời: Phú Quang). Và nỗi nhớ ấy có khi nghẹn ngào xót xa bởi sự chia cắt phũ phàng và tàn nhẫn của chiến tranh: Trả cho anh cát bụi/Những đêm hành quân xa/Trả lại em nước mắt/Lăn ngang ngực đàn bà (Hoàng Nhuận Cầm).
Một nhà thơ nữ mới xuất hiện gần đây là Đặng Hà My đã tỏ ra khá “nặng tình” với chất liệu nhạy cảm mà chúng tôi đang bàn ở đây. Tập thơ Nhiên sơ của chị có tới hàng chục bài thơ xuất hiện hình ảnh bầu vú, tất cả đều rạo rực nồng nàn và tràn trề nhục cảm khát khao: Buổi chiều bừng lên sắc thắm/Buổi chiều loang trên vú trắng/Hoàng hôn thủng đáy/Đêm đa tình trôi (Giấc đỏ), Anh vò muối mặn gừng cay/Em xé vỏ tình rao bán/Ngầy ngật một đêm thái giám/Khóc ròng bên vú mỹ nhân (Đêm thái giám), Em váy ngắn, lưng anh dài vô tận/Em ngực trần, anh bật khố mùa yêu (Khát). Nhưng tôi còn yêu hơn sau đây là những câu thơ đằm sâu bởi độ chín của cảm xúc , của tháng năm mà nhà thơ Hồng Thanh Quang đã viết: Đóng cửa hờ thôi em/Giời trao mình hơi mát/Trái tim mệt vì yêu/Nhưng vẫn còn cơn khát.../Mặc tiếng sấm rền vang/Mặc lập loè chớp nháy/Vồng ngực trắng ngời lên/Phập phồng như lửa cháy... (Ngẫu hứng mưa). Một nhà thơ trẻ khác cũng có cách diễn đạt hết sức tình tứ và kín đáo về bầu vú: Diều cong sừng trâu tuổi mùa thơ nhỏ/Ta lại ngờ đêm nhu nhú búp măng (Gọi về lối cũ – Nguyễn Quang Hưng).
3. Giờ xin bàn đến hình ảnh bầu vú trong thi ca của một số dân tộc khác, với những câu mà tôi từng được đọc. Các thi sĩ phương Tây như Baudelaire hay Valery đã đưa cặp vú vào thơ một cách rất tự nhiên: La femme qui est dans mon lit/ N’ a plus vingt ans depuis longtemps/Les seins si lourds/De trop d’amour (Tạm dịch: Người con gái đã từng nằm bên tôi/Đã lâu rồi, hai mươi năm qua không còn nữa/Ôi vòm ngực tràn đầy/Nhiều như tình yêu em dành cho tôi) hay L’instant d’un seins nu entre deux chemises (Tạm dịch: Ôi khoảnh khắc bầu vú em lộ giữa hai bờ áo)...Một bộ phim kinh điển của điện ảnh Pháp là “Fan fan la tulipe” (1952) cũng có một cách diễn đạt độc đáo, hài hước về bầu vú qua lời nói của nhân vật chính: “Cảnh đẹp thật! Tôi thấy có một thung lũng xinh đẹp lượn giữa hai quả đồi trọc. Ở đó câu cá được không?” Còn Kinh Cựu Ước của người Do Thái có một câu thơ thật ấn tượng ca ngợi người tình nhân của vua Salomon: Ôi cặp vú em như hai con nai sinh đôi. Người Malaisia trong những bài dân ca của mình lại có cách diễn tả bầu vú rất riêng: Dẫm phải gai đau chân/Lá gai mọc giữa đầm/Nhìn thấy vú đau lòng/Vú dưới yếm đầy căng/Ó làm tổ ở đâu?/Nơi lũng sâu góc núi/Người tình muốn ngủ đâu/Gối đầu trên đôi vú...Trường ca Đam San của người Ê đê cũng có đoạn tả cảnh nhộn nhịp đông vui sau khi Đam San thắng trận và mở đại tiệc: Các chàng trai đi lại, ngực chạm ngực. Các cô gái đi lại, vú chạm vú...
Nhà văn Mạc Ngôn (Trung Quốc, Nobel văn học 2012) đã chọn hình ành bầu vú như một biểu tượng quan trọng để đặt tên cho bộ tiểu thuyết trường thiên của mình là Phong nhũ phì đồn (Vú to mông nở). Người phụ nữ - nhân vật chính trong tác phẩm hiện lên như một hình mẫu lí tưởng về người mẹ nhẫn nại, vừa giàu sức sinh nở vừa giàu sức chịu thương chịu khó, cả đời hy sinh vì các con. Hình ảnh bầu vú trở đi trở lại trong tác phẩm, cho đến khi khép lại cuộc đời của nhân vật chính – Thượng Quan Lỗ Thị, thì những bông hoa nở rộ sau mộ của bà và những bầu vú hiện lên dồn dập trong ảo tưởng của Kim Đồng, đứa con trai duy nhất của Lỗ Thị. Người đọc cũng không thể quên được những hình ảnh mang tính nghịch dị về bầu vú, qua hình tượng nhân vật Kim Một Vú trong tác phẩm...
4. Nhà thơ Thế Hùng đã từng viết một bài thơ cực ngắn chỉ với hai câu, mà ở đó, ông đặt một phép đối xứng giữa mẹ và người yêu: Anh lớn khôn dưới bầu vú mẹ/Và dại khờ trước vòm ngực của em (Romance 1). Theo tôi, nếu như vòm ngực của người yêu – người tình có thể trở thành một biểu tượng về sự đắm say trong hạnh phúc lứa đôi thì chỉ duy có bầu vú mẹ mãi mãi gợi về cho ta sự hy sinh thầm lặng, sự bao bọc nhân từ và yêu thương không điều kiện: Đôi làn môi con nghiêng về vú mẹ/Như cây lúa nhỏ nghiêng về phù sa/Như hương hoa thơm nghiêng về ngọn gió/Đôi làn môi con ngậm bầu vú mẹ/Như búp hoa huệ ngậm tia nắng trời/Như búp hoa huệ ngậm tia nắng trời/Sữa mẹ trắng trong con ơi hãy uống/Sữa mẹ trắng trong con ơi hãy uống/Rồi mai khôn lớn con ơi hãy nghĩ/Hãy nghĩ những điều trắng trong...(Khúc hát ru những ngưởi mẹ trẻ, Nhạc: Phạm Tuyên, Thơ: Lâm Thị Mỹ Dạ).
Trầm Ngư
Vú em chum chúm chõm cau,
Trả lờiXóaCho anh bóp cái có đau anh đền,
Vú em chỉ đáng một quan,
Cho anh bóp cái anh đền năm quan .
Ca Dao