Ông Kim Jong Un
trước nguy cơ bị quân đội chống đối
Dân trí
Thứ Ba, 23/02/2016 - 14:00
Chính phủ của ông Kim Jong Un sẽ đứng trước nguy cơ vấp phải sự chống đối từ quân đội nếu như các chính sách kinh tế của Triều Tiên không được cải thiện.
>> Triều Tiên xác nhận có Tổng tham mưu trưởng mới
>> Tổng thống Mỹ phê chuẩn các lệnh trừng phạt mới áp lên Triều Tiên
Theo đặt hàng của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, Quỹ Hợp tác Công nghiệp -Học thuật và ĐH Giáo dục Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa đảng Lao động Triều Tiền và quân đội nước này dưới thời ông Kim Jong Un. Bản báo cáo cảnh báo rằng nếu như tình hình kinh tế Triều Tiên không tiến triển tốt, tính chính danh của đảng Lao động Triều Tiên của ông Kim Jong Un sẽ bị suy yếu.
Theo bản báo cáo này, tăng trưởng kinh tế được đánh giá là có ý nghĩa rất quan trọng đối với chính quyền Triều Tiên để giữ được sự ủng hộ của nhân dân và củng cố tính chính danh của chính quyền ông Kim Jong Un.
>> Tổng thống Mỹ phê chuẩn các lệnh trừng phạt mới áp lên Triều Tiên
Theo đặt hàng của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, Quỹ Hợp tác Công nghiệp -Học thuật và ĐH Giáo dục Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa đảng Lao động Triều Tiền và quân đội nước này dưới thời ông Kim Jong Un. Bản báo cáo cảnh báo rằng nếu như tình hình kinh tế Triều Tiên không tiến triển tốt, tính chính danh của đảng Lao động Triều Tiên của ông Kim Jong Un sẽ bị suy yếu.
Theo bản báo cáo này, tăng trưởng kinh tế được đánh giá là có ý nghĩa rất quan trọng đối với chính quyền Triều Tiên để giữ được sự ủng hộ của nhân dân và củng cố tính chính danh của chính quyền ông Kim Jong Un.
Ông Kim Jong Un đến thăm núi Trường Bạch (Paektu) - ngọn núi cao nhất Triều Tiên.
Bản báo cáo cũng chỉ ra rằng chính sự “đồng thuận của quân đội” đã giúp quá trình chuyển giao lên nắm quyền của ông Kim Jong Un được diễn ra suôn sẻ. Cũng nhờ sự đồng thuận này, dưới thời ông Kim Jong Un quyền lực trung ương của Triều Tiên dịch chuyển từ quân đội về lại đảng cầm quyền Lao động Triều Tiên.
Tuy nhiên, quân đội Triều Tiên vẫn có khả năng thay đổi trật tự chính trị nước này có lợi hơn cho mình. Điều này có khả năng xảy ra nếu như ông Kim không thể giúp cho nền kinh tế đất nước khởi sắc và duy trì các chi tiêu quốc phòng hiện nay.
Sự chuyển giao quyền lực cho ông Kim Jong Un diễn ra suôn sẻ là do có được
sự đồng thuận của quân đội Triều Tiên (Ảnh: AFP)
“Sự ổn định của chính quyền ông Kim và mối quan hệ Đảng - Quân đội phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế và việc duy trì các chi tiêu cho quân đội” - bản báo cáo cho biết. “Trong trường hợp chính sách kinh tế thất bại, chính quyền của ông Kim sẽ có sự chuyển biến. Quân đội có thể yêu cầu tập trung quyền lực về phía quân đội”.
Dưới chính quyền của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, quân đội Triều Tiên được xem là trụ cột sức mạnh trong chính trị nước này. Nhà cố lãnh đạo trao nhiều quyền hơn cho quân đội nhằm dễ dàng huy động lực lượng cho các dự án quan trọng cấp nhà nước, đặc biệt trong giai đoạn Triều Tiên lâm vào cảnh nghèo đói vì thiên tai và cấm vận.
Nếu như kinh tế Triều Tiên sụp đổ, các chi tiêu cho quân đội không được tiếp tục,
sự ủng hộ dành cho ông Kim Jong Un từ quân đội sẽ mất đi.
Theo hãng tin Yonhap News, kể từ khi trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên vào năm 2011, ông Kim Jong Un đã tăng cường vai trò của đảng Lao động Triều Tiên trong các vấn đề quốc gia. Ông cũng đồng thời bổ nhiệm nhiều quan chức cấp cao của đảng vào các vị trí lãnh đạo quân đội. Các động thái này được đánh giá nhằm tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với quân đội Triều Tiên.
Bản báo cáo của Hàn Quốc cũng đánh giá bài toán “hồi sinh” nền kinh tế Triều Tiên cũng đặc biệt quan trọng đối với ông Kim Jong Un khi nước này đang chuẩn bị tổ chức đại hội đảng toàn quốc lần thứ 7 - đại hội đầu tiên của Triều Tiên sau 36 năm qua.
Theo Thiên Anh
Pháp luật TPHCM
Năm 1989, Trần Xuân Bách nhận định: chế độ Triều tiên "vững trên tảng băng".
Trả lờiXóaÔng Trần Xuân Bách quê ở làng Tương Nam, Nam Định là bạn với ông cậu của tôi, bị Tây bắt lúc 17 tuổi ngay trong trường học bên cạnh chùa Đồng, khi đang học lớp 10 ( học trình bây giờ ), nhưng lại là một trong những người có học nhất trong bộ chính trị. Nhờ có khả năng đọc được tiếng Pháp, nên ông đã có cái nhìn khai phóng mở ngõ bí cho đảng, nhưng thành phần giáo điều đã gạt ông ra ngoài và mãi đến đại hội 6 thì đảng mới nhin ra, Vietnam mất đi một thời gian trong việc canh tân đất nước. Tiếc thay những thành phần it học thì không giám thay đổi, giống hệt như ngày nay.
Xóa