Quan điểm giáo dục tại Đông Dương
năm 1926
năm 1926
Đọc lại báo xưa từ năm 1926 triết lý đã rất rõ ràng:
…Mục đích sơ học và và cao đẳng tiểu học là cốt dạy dỗ cho trẻ con ngày sau có đủ học thức mà đối phó với đời, và ngày sau biết quyến luyến xứ sở và chức nghiệp của mình, chớ không phải là đào tạo một hạng người cứ tưởng mình là giỏi giang xa hẳn khác đồng bào, vì biết giăm bảy chữ tây, không nhớ cổ tục là gì và không có giây liên lạc với nòi giống nữa.
…nói về đường thực nghiệp. Sự dạy dỗ trẻ con, trước là rèn đúc lấy phẩm hạnh, mở mang lấy trí thức, tức là học để làm người, như lời của các bậc hiền triết đời xưa thường nói. Rồi lại phải học lấy một nghề để làm cách mưu sinh…Than ôi! Một hạng người dở ông dở thằng, muốn theo học thì không đủ sức, muốn kiếm ăn thì không có nghề, thật là một cái hiểm tượng to cho xã hội Việt Nam sau này đó (số người ấy lại cứ một ngày một thêm mãi ra).
…nói về đường thực nghiệp. Sự dạy dỗ trẻ con, trước là rèn đúc lấy phẩm hạnh, mở mang lấy trí thức, tức là học để làm người, như lời của các bậc hiền triết đời xưa thường nói. Rồi lại phải học lấy một nghề để làm cách mưu sinh…Than ôi! Một hạng người dở ông dở thằng, muốn theo học thì không đủ sức, muốn kiếm ăn thì không có nghề, thật là một cái hiểm tượng to cho xã hội Việt Nam sau này đó (số người ấy lại cứ một ngày một thêm mãi ra).
Bài: Một tin mừng cho nền sơ học xứ ta.
Trung Bắc Tân Văn, thứ ba ngày 7/9/1926.
90 NĂM SAU...NHƯ THẾ NÀY Ư!
Trả lờiXóaVỏn ven 10 dòng chữ mà chứa đựng một triết lý, một quan điểm, một hướng đi rất cụ thể và rõ ràng cho nền một Giáo dục.
Làm sao cho 10 dòng này "lọt" được vào trong đầu của mấy ông lãnh đạo giáo dục VN là Phước - Đức của Nước nhà
Một quan điểm rất thực tế , rất triết lý đâu cứ phải tìm tòi
Trả lờiXóacao xa.
Xin Quý vị, cái gì ở quá khứ thì cho nó về với dĩ vãng. Nhắc làm gì cho hậu thế đau lòng. Tôi không khóc nhưng sao nước mắt cứ tuôn trào khi đọc những dòng này. Chắc vận nước nó thế.
Trả lờiXóaPhải chăng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cần phải có có con người ... xã hội chủ nghĩa như Quang lùn, Phan Hùng, Nguyễn Trọng Nghĩa?!
Trả lờiXóaBài báo từ 90 năm trước mà cứ ngỡ cứ ngỡ như mới ngày hôm nay .
Trả lờiXóaBao giờ cho đến ...ngày xưa ?
KHÂM PHỤC TƯ DUY CÁC CỤ
Trả lờiXóa"Thực học không đử sức
Kiếm ăn không có nghề
Đành dựa vào bằng - cấp
Hiểm tượng to, sau này"
Rất hiện thực! Xã hội VN đang dựa vào bằng cấp để phân công lao động chứ không dựa vào thực lực.
Như vậy, Đất nước chỉ có lùi chứ không tiến được.
Tôi cũng vậy, đọc những dòng chữ này không khóc mà nước mắt cứ chảy. Thương cho ông bà mình quá! Chỗ mình ngồi hôm nay, ông bà Tổ tiên mình đã từng ngồi. Thế mà nhiều người không hiểu được.
Trả lờiXóaTriết lý giáo dục này lại xuất phát từ ý tưởng của tầng lớp trí thức Việt dưới ách đô hộ và kìm kẹp của thực dan Pháp đang thống trị.Than ôi các trí tuệ siêu việt của Đảng đi ẩn cư tại Mỹ hết sao mà để nền giáo dục nước nhà như ri?
Trả lờiXóa