bàn về chuyển giao quyền lực
VNExpress
Thứ tư, 11/11/2015 | 15:58 GMT+7
Tổng thống U Thein Sein nhất trí gặp bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng đối lập, để bàn việc chuyển giao quyền lực, sau khi kết quả chính thức cuối cùng được công bố.
Đảng của Suu Kyi tố chính phủ Myanmar nhỏ giọt kết quả bầu cử
.
"Như chúng ta đã biết từ tín hiệu sớm, Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) chiếm đa số trong quốc hội sắp tới", CNN dẫn lời Ye Htut, phát ngôn viên của Tổng thống U Thein Sein, hôm nay nói.
"Tôi, thay mặt Tổng thống U Thein Sein, muốn chúc bà Aung San Suu Kyi và NLD thành công trong cuộc bầu cử và mong rằng họ có thể thực hiện mong muốn của nhân dân Myanmar, vì thay đổi lớn trong tương lai".
Chính phủ sẽ chấp nhận kết quả bầu cử và tiến hành chuyển giao quyền lực một cách hòa bình vào thời điểm thích hợp, ông Ye Htut tuyên bố. Chính phủ sẽ chỉ làm việc với NLD một khi kết quả chính thức được công bố, thông cáo cho biết.
Ông Ye Htut nói với ABC News rằng tổng thống đã nhất trí thảo luận, nhưng không rõ thời điểm.
Xem thêm: Cuộc chiến giữa 'Quý bà' Myanmar và các tướng lĩnh quân đội
Theo Reuters, trong thư gửi tổng thống và tổng tư lệnh quân đội hôm qua và được NLD công bố hôm nay, bà Suu Kyi yêu cầu được gặp mặt để thảo luận về cơ sở "hòa giải đất nước" trong thời hạn một tuần. "Điều đó rất quan trọng đối với phẩm giá của đất nước và nhằm đem lại hòa bình trong tâm tưởng cho người dân", bà Suu Kyi viết trong thư.
Đảng NLD đã thắng hơn 90% số ghế đến nay được thông báo trong Hạ viện và được dự đoán tiếp tục thắng tại thượng viện cùng các hội đồng lập pháp địa phương.
Ủy ban Bầu cử cũng vừa công bố với 54.676 phiếu bầu, bà Suu Kyi thắng một ghế trong quốc hội từ khu vực bầu cử quận Kawhmu ở Yangon. Tuy vậy, nữ chính trị gia từng được giải Nobel Hòa bình này không thể trở thành tổng thống. Theo hiến pháp sửa đổi của Myanmar, bất cứ người nào có thành viên gia đình là người nước ngoài đều không thể trở thành tổng thống. Chồng quá cố của bà Suu Kyi là người Anh, trong khi các con bà cũng có hộ chiếu Anh.
Xem thêm: Bà Aung San Suu Kyi liệu có đứng 'trên cả tổng thống' Myanmar
.
Tổng thống Myanmar U Thein Sein và lãnh đạo đảng NLD Aung San Suu Kyi. Ảnh:AFP, AP
"Như chúng ta đã biết từ tín hiệu sớm, Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) chiếm đa số trong quốc hội sắp tới", CNN dẫn lời Ye Htut, phát ngôn viên của Tổng thống U Thein Sein, hôm nay nói.
"Tôi, thay mặt Tổng thống U Thein Sein, muốn chúc bà Aung San Suu Kyi và NLD thành công trong cuộc bầu cử và mong rằng họ có thể thực hiện mong muốn của nhân dân Myanmar, vì thay đổi lớn trong tương lai".
Chính phủ sẽ chấp nhận kết quả bầu cử và tiến hành chuyển giao quyền lực một cách hòa bình vào thời điểm thích hợp, ông Ye Htut tuyên bố. Chính phủ sẽ chỉ làm việc với NLD một khi kết quả chính thức được công bố, thông cáo cho biết.
Ông Ye Htut nói với ABC News rằng tổng thống đã nhất trí thảo luận, nhưng không rõ thời điểm.
Xem thêm: Cuộc chiến giữa 'Quý bà' Myanmar và các tướng lĩnh quân đội
Theo Reuters, trong thư gửi tổng thống và tổng tư lệnh quân đội hôm qua và được NLD công bố hôm nay, bà Suu Kyi yêu cầu được gặp mặt để thảo luận về cơ sở "hòa giải đất nước" trong thời hạn một tuần. "Điều đó rất quan trọng đối với phẩm giá của đất nước và nhằm đem lại hòa bình trong tâm tưởng cho người dân", bà Suu Kyi viết trong thư.
Đảng NLD đã thắng hơn 90% số ghế đến nay được thông báo trong Hạ viện và được dự đoán tiếp tục thắng tại thượng viện cùng các hội đồng lập pháp địa phương.
Ủy ban Bầu cử cũng vừa công bố với 54.676 phiếu bầu, bà Suu Kyi thắng một ghế trong quốc hội từ khu vực bầu cử quận Kawhmu ở Yangon. Tuy vậy, nữ chính trị gia từng được giải Nobel Hòa bình này không thể trở thành tổng thống. Theo hiến pháp sửa đổi của Myanmar, bất cứ người nào có thành viên gia đình là người nước ngoài đều không thể trở thành tổng thống. Chồng quá cố của bà Suu Kyi là người Anh, trong khi các con bà cũng có hộ chiếu Anh.
Xem thêm: Bà Aung San Suu Kyi liệu có đứng 'trên cả tổng thống' Myanmar
Trọng Giáp
VOA
Steve Herman
11.11.2015
Tổng thống Myanmar, ông Thein Sein, đã chúc mừng lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi và Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc của bà về thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử quốc hội.
Một phát ngôn viên của Liên minh Dân chủ Toàn quốc cho biết Bộ trưởng Thông tin U Ye Htut đã chuyển cho cho đảng ông lời chúc mừng của Tổng thống Thein Sein, trong đó có một lời hứa hẹn là “chính phủ sẽ thực hiện một cuộc chuyển giao quyền hành êm thắm” sau khi Uỷ ban Bầu cử xác nhận Liên minh Dân chủ Toàn quốc thắng cử.
Những kết quả mới nhất từ Uỷ ban Bầu cử cho thấy Liên minh Dân chủ chiếm 135 ghế tại Hạ viện, tức là gần 90% của những kết quả được công bố cho tới giờ này. Trong số những người đắc cử có bà Aung San Suu Kyi, là người tái đắc cử tại đơn vị Kawhmu thuộc tiểu bang Yangon.
Trước đó trong ngày hôm nay, Bộ trưởng U Ye Htut cho biết trên trang Facebook chính thức của ông rằng Tổng thống Thein Sein đã chấp nhận đề nghị hội đàm của bà Suu Kyi, nhưng chỉ sau khi uỷ ban bầu cử hoàn tất quá trình kiểm phiếu.
Bên cạnh Tổng thống Thein Sein, bà Suu Kyi còn gởi thư mời họp tới Chủ tịch Quốc hội Shwe Mann và Tư lệnh Quân đội Min Aung Hlaing trong một diễn tiến mà bà gọi là thể hiện tinh thần “hoà giải dân tộc”.
Các chuyên gia về chính trị Myanmar cho biết Liên minh Dân chủ cần chiếm 2/3 số ghế tại quốc hội để vượt qua quyền phủ quyết của quân đội tại cơ quan lập pháp gồm hai viện và có nhiệm vụ bầu ra tổng thống.
Theo một qui định của hiến pháp hiện hành, bà Suu Kyi, 70 tuổi, từng đoạt giải Nobel Hoà bình, không được giữ chức tổng thống vì người chồng quá cố của bà và hai người con của bà là công dân Anh. Nhưng trong cuộc phỏng vấn dành cho đài BBC hôm qua, bà cho biết bất kể ai là người lên làm tổng thống, thì bà vẫn sẽ tiếp tục thực hiện mọi quyết định trong tư cách là lãnh tụ của Đảng Liên minh Dân chủ.
Quân đội tự động nắm quyền kiểm soát 25% tổng số ghế đại biểu quốc hội dựa theo hiến pháp ban hành năm 2008, và tiếp tục kiểm soát nhiều bộ then chốt trong chính phủ, bao gồm quốc phòng, nội vụ và an ninh biên giới.
Quân đội cùng với các đảng có nhiều ghế nhất tại quốc hội sẽ đề cử ứng viên cho chức vụ tổng thống và các đại biểu quốc hội sẽ bỏ phiếu vào tháng 2 sang năm. Người chiếm nhiều phiếu nhất sẽ làm tổng thống, và hai người về hạng nhì và hạng ba sẽ giữ chức phó tổng thống.
Đây là cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ở Myanmar kể từ khi tập đoàn quân nhân cầm quyền thành lập một chính phủ trên danh nghĩa là chính phủ dân sự vào năm 2011, sau khi cầm quyền gần 50 năm, và một năm sau khi bà Aung San Suu Kyi được trả tự do và lệnh cấm đối với đảng của bà được thu hồi.
Hơn 30 triệu người đã bỏ phiếu trong cuộc đầu phiếu hôm chủ nhật. Hầu hết các quan sát viên quốc tế cho rằng đây là một cuộc bầu cử thành công, nhưng họ cũng nêu ra những mối quan tâm về việc người Hồi giáo và những khối dân thiểu số khác bị tước đoạt quyền bầu cử ứng cử và về sự thiếu minh bạch trong việc kiểm kê những lá phiếu được bỏ trước ngày bầu cử.
____________
Tiền Phong:
Aung San Suu Kyi
- Bóng hồng dân chủ của Myanmar
TPO - Bà Aung San Suu Kyi, chủ tịch Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Myanmar từng nhận giải Nobel Hòa bình năm 1991. Bà là người được người dân kì vọng sẽ mở ra kỉ nguyên mới cho quốc gia Đông Nam Á này.
.
____________
Tổng thống Thein Sein
chúc mừng bà Aung San Suu Kyi thắng cử
Tổng thống Thein Sein
chúc mừng bà Aung San Suu Kyi thắng cử
VOA
Steve Herman
11.11.2015
Tổng thống Myanmar, ông Thein Sein, đã chúc mừng lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi và Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc của bà về thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử quốc hội.
Một phát ngôn viên của Liên minh Dân chủ Toàn quốc cho biết Bộ trưởng Thông tin U Ye Htut đã chuyển cho cho đảng ông lời chúc mừng của Tổng thống Thein Sein, trong đó có một lời hứa hẹn là “chính phủ sẽ thực hiện một cuộc chuyển giao quyền hành êm thắm” sau khi Uỷ ban Bầu cử xác nhận Liên minh Dân chủ Toàn quốc thắng cử.
Những kết quả mới nhất từ Uỷ ban Bầu cử cho thấy Liên minh Dân chủ chiếm 135 ghế tại Hạ viện, tức là gần 90% của những kết quả được công bố cho tới giờ này. Trong số những người đắc cử có bà Aung San Suu Kyi, là người tái đắc cử tại đơn vị Kawhmu thuộc tiểu bang Yangon.
Trước đó trong ngày hôm nay, Bộ trưởng U Ye Htut cho biết trên trang Facebook chính thức của ông rằng Tổng thống Thein Sein đã chấp nhận đề nghị hội đàm của bà Suu Kyi, nhưng chỉ sau khi uỷ ban bầu cử hoàn tất quá trình kiểm phiếu.
Bên cạnh Tổng thống Thein Sein, bà Suu Kyi còn gởi thư mời họp tới Chủ tịch Quốc hội Shwe Mann và Tư lệnh Quân đội Min Aung Hlaing trong một diễn tiến mà bà gọi là thể hiện tinh thần “hoà giải dân tộc”.
Các chuyên gia về chính trị Myanmar cho biết Liên minh Dân chủ cần chiếm 2/3 số ghế tại quốc hội để vượt qua quyền phủ quyết của quân đội tại cơ quan lập pháp gồm hai viện và có nhiệm vụ bầu ra tổng thống.
Theo một qui định của hiến pháp hiện hành, bà Suu Kyi, 70 tuổi, từng đoạt giải Nobel Hoà bình, không được giữ chức tổng thống vì người chồng quá cố của bà và hai người con của bà là công dân Anh. Nhưng trong cuộc phỏng vấn dành cho đài BBC hôm qua, bà cho biết bất kể ai là người lên làm tổng thống, thì bà vẫn sẽ tiếp tục thực hiện mọi quyết định trong tư cách là lãnh tụ của Đảng Liên minh Dân chủ.
Cảnh sát Myanmar đọc báo 'Dân chủ hôm nay' tại Yangon, Myanmar, ngày 11/11/2015.
Quân đội tự động nắm quyền kiểm soát 25% tổng số ghế đại biểu quốc hội dựa theo hiến pháp ban hành năm 2008, và tiếp tục kiểm soát nhiều bộ then chốt trong chính phủ, bao gồm quốc phòng, nội vụ và an ninh biên giới.
Quân đội cùng với các đảng có nhiều ghế nhất tại quốc hội sẽ đề cử ứng viên cho chức vụ tổng thống và các đại biểu quốc hội sẽ bỏ phiếu vào tháng 2 sang năm. Người chiếm nhiều phiếu nhất sẽ làm tổng thống, và hai người về hạng nhì và hạng ba sẽ giữ chức phó tổng thống.
Đây là cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ở Myanmar kể từ khi tập đoàn quân nhân cầm quyền thành lập một chính phủ trên danh nghĩa là chính phủ dân sự vào năm 2011, sau khi cầm quyền gần 50 năm, và một năm sau khi bà Aung San Suu Kyi được trả tự do và lệnh cấm đối với đảng của bà được thu hồi.
Hơn 30 triệu người đã bỏ phiếu trong cuộc đầu phiếu hôm chủ nhật. Hầu hết các quan sát viên quốc tế cho rằng đây là một cuộc bầu cử thành công, nhưng họ cũng nêu ra những mối quan tâm về việc người Hồi giáo và những khối dân thiểu số khác bị tước đoạt quyền bầu cử ứng cử và về sự thiếu minh bạch trong việc kiểm kê những lá phiếu được bỏ trước ngày bầu cử.
____________
Tiền Phong:
Aung San Suu Kyi
- Bóng hồng dân chủ của Myanmar
TPO - Bà Aung San Suu Kyi, chủ tịch Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Myanmar từng nhận giải Nobel Hòa bình năm 1991. Bà là người được người dân kì vọng sẽ mở ra kỉ nguyên mới cho quốc gia Đông Nam Á này.
.
.
Chúng tôi phục sát đất các nhà lãnh đạo cấp cao Myanmar ! thế mới gọi là thương dân yêu nước chứ ! kính chúc quí vị dẫn đất nước của mình đến bến bờ hạnh phúc !
Trả lờiXóaNếu lãnh đạo VN vì dân, vì nước, dám từ bỏ quyền lợi cá nhân thì chuyện chuyển đổi cũng sẽ êm dịu không tiếng súng thế này. Song ở VN thì khó lắm, vì lãnh đạo VN làm gì có người như ông Thein Sein? Người như bà Aung San Suu Kyi, VN không hề hiếm. Song lại cần có những người lãnh đạo trong Bộ CT dám đứng ra quyết định cho phép dân thành lập Đảng đói lập như Myamar, mới có cơ hội.
Trả lờiXóaCó 2 điều quan trọng khác nhau giữa Miến và Việt hiện nay:
Trả lờiXóa- Văn hoá Miến khác biệt văn hoá Hoa, người Miến vận xà rong, mặc áo bà ba, ngay lãnh tụ cũng mặc Quốc Phục như dân chúng, 90% dân chúng là Phật Giáo Theravada
- Quân đội Miến tuy độc tài quân phiệt nhưng tinh hần Quốc Gia Dân Tộc của họ vẫn còn mạnh, họ vẫn bảo vệ đất nước MĐ trước mọi sự xâm lấn nào
Trong khi đó, VN về văn hoá giáo dục bị Hán hoá theo TQ. Đại đa số người VN ghi phần dân tộc Kinh trong CMND. Trong khi sự thật không cần phải ghi như vậy. Trên thế giới, không có dân chúng nuóc nào ghi phần sắc tộc vào ID như VN và TQ cả. Phần sắc tộc chỉ là để khảo sát mặt xã hội thôi. Người VN vào QT Hoa Kỳ thì là dân Hoa Kỳ, trong giấy tờ chẳng ai gọi là sắc dân Vietnamese.
Và, trong khi có sự nhập nhằng về dân tộc Kinh tại TQ, đã được TQ ban hành nghị định công nhận là sắc tộc thiểu số vào năm 1958.
Thứ hai, quân đội VN hiện nay bị mua chuộc và tha hoá trầm trọng. Tinh thần bảo vệ biên cương bảo vệ dân tộc đã bị tiêu huỷ. Cửa ngõ biên giới gần như bỏ trống hoặc hợp tác với TQ.
Như Myanmar mới là tiến nhanh tiến mạnh lên Dân Chủ ! Những người như TT Thein Sein, Bà Aung San Su Ki mới là những bậc anh hùng vì Dân vì Nước . Còn VN . Tiếc thay ! Các nhà LĐ csVN cứ loay hoay chần chừ . Cứ bị cái bóng BK níu kéo , TCB đe dọa . Chính BK kềm hãm không cho VN tiến lên để muôn đời làm nô lệ cho chúng !
Trả lờiXóaBạn nói đúng đó.
Xóa