PHÁC THẢO TÍNH CÁCH QUAN THAM
Mạc Văn Trang
Chiều qua ngồi bia bọt với mấy ông bạn, tự nhiên một lão bảo: Các cậu toàn nghiên cứu vớ vẩn, ăn hại! Cái cần nghiên cứu thì không nghiên cứu, ví dụ nghiên cứu về tâm lý bọn tham nhũng xem nó thế nào? Mình bảo, ai cho tiền và cho phép nghiên cứu đề tài ấy? Tôi mà phát phiếu điều tra hay phỏng vấn là công an tóm cổ rồi! Hồi chưa nghỉ hưu mình có đề nghị nghiên cứu về những nét tâm lý tích cực và tiêu cực của “CCCC”, giúp họ phát triển lành mạnh, nhưng chả ai dám duyệt.
Mạc Văn Trang
Chiều qua ngồi bia bọt với mấy ông bạn, tự nhiên một lão bảo: Các cậu toàn nghiên cứu vớ vẩn, ăn hại! Cái cần nghiên cứu thì không nghiên cứu, ví dụ nghiên cứu về tâm lý bọn tham nhũng xem nó thế nào? Mình bảo, ai cho tiền và cho phép nghiên cứu đề tài ấy? Tôi mà phát phiếu điều tra hay phỏng vấn là công an tóm cổ rồi! Hồi chưa nghỉ hưu mình có đề nghị nghiên cứu về những nét tâm lý tích cực và tiêu cực của “CCCC”, giúp họ phát triển lành mạnh, nhưng chả ai dám duyệt.
Thực ra vẫn có một Viện nghiên cứu Dư luận xã hội, trực thuộc Ban Khoa Giáo TƯ, nhưng nghiên cứu thì kín kín, hở hở, kết quả điều tra trước đây thường cung cấp đến UVTƯ Đảng, coi là tài liệu MẬT! Nghe nói gần đây nâng lên tầm TỐI MẬT, chỉ UVBCT và Ban BT mới được biết!! Chỉ thỉnh thoảng nhờ các cơ quan quốc tế đánh giá về chỉ số phát triển, chỉ số tham nhũng, chỉ số chất lượng cuộc sống, chỉ số tự do báo chí, nhân quyền ... thì mới biết mình đang đứng ở gần cuối bảng, để dài cổ ngó lên!...
Máu tự ái nghề nghiệp nổi lên, mình bảo mấy ông bạn, tớ chả cần nghiên cứu, chỉ quan sát thực tế cũng khái quát được tính cách các quan tham, mà TBT nguyễn Phú Trọng gọi “bộ phận không nhỏ”, còn Chủ tịch Trương Tấn Sang gọi là “một bầy sâu”... Trong Tâm lý học, tính cách được xem là tổng hợp những đặc điểm tâm lý độc đáo, điển hình đặc trưng của cá nhân hay một nhóm xã hội nào đó. Tính cách của nhóm xã hội (dân tộc, giai tầng xã hội, nghề nghiệp, vùng miền …) thường phải trải qua một quá trình lịch sử khá lâu dài mới định hình. Nhưng tính cách cách quan tham ngày nay, chỉ chừng ba thập niên mà đã hiện hình khá rõ nét khiến ta có thể dễ dàng nhận diện. Tại sao chỉ một thời gian tương đối ngắn mà những nét tính cách của “bộ phận không nhỏ này” lại hiển hiện rõ ràng, là hiện tượng đặc biệt, của một hoàn cảnh rất điển hình. Ở đây chỉ xin dùng phương pháp quan sát cũng phác thảo được chân dung tâm lý các quan tham, đại thể có một số nét tính cách điển hình sau:
1. Lòng tham vô độ (tiền, vàng, nhà, đất, chức quyền, bổng lộc, bằng cấp, danh vọng, gái ngon, số đẹp... “Không gì là không ăn”!)
2. Vụ lợi mù quáng (coi lợi ích cá nhân phe nhóm trên hết.)
3. Gian dối, (Kê khai tài sản gian dối, chối bay chối biến, đùn đẩy trách nhiệm)
4. Thực dụng trắng trợn (tranh thủ trong nhiệm kỳ, vơ vét, cướp đoạt, bòn rút được càng nhiều càng tốt, chẳng nể, chẳng sợ ai, bất chấp đạo lý, vô cảm trước dân oan ...)
5. Hoang phí (Hoang phí của công, làm vội, làm ẩu, “tiền chùa” chi tiêu vô tội vạ, công trình nào cũng “phát sinh”, “đội giá”...).
6. Đạo đức giả (Trước dân nói như nhà đạo đức, nhà cách, mạng, nhưng sau lưng dân, làm đủ trò đồi bại).
7. Tranh công, đổ tội (Báo cáo thành tích ghê gớm, nhưng bao nhiêu vụ đổ bể, bê bối thì đổ cho trách nhiệm tập thể, lý do khách quan và cấp dưới, chẳng dám nhận trách nhiệm cá nhân, từ chức là không thể!).
8. Nịnh trên, nạt dưới (hầu hạ, đút lót cấp trên, chiều lòng trên, nạt dưới để tỏ uy quyền và trục lợi...).
9. Sùng bái cường quyền, bạo lực (Sợ pháp luật và dư luận công khai, minh bạch, sợ báo chí, sợ đối thoại, chỉ muốn dùng thủ đoạn và cường quyền, bạo lực, đe dọa...)
10. Ngoan cố, xảo quyệt (Phê tự phê, đấu tranh ở chi bộ, đảng bộ chả phát hiện được tham nhũng. Chủ yếu nhờ báo chí, dư luận và áp lực từ nước ngoài khi họ phát hiện...)
11. Hưởng lạc (Kiếm tiền quá dễ, giàu nhanh quá, nên cuồng, xây lầu son, gác tía, cung vàng, điện ngọc, ăn chơi toàn của “độc”, càng đắt tiền, càng chứng tỏ đẳng cấp!)
12. Bất an, mê tín mù quáng (Biết là bất lương nên bất an, tiền của phân tán, che giấu; nhiều tay chuẩn bị sẵn phương án “chuồn”... Đặc biệt bất an nên mê tín mù quáng, làm gì cũng mời thầy phong thủy, tướng, số... Cho vợ con cầu cúng khắp nơi, có khi hiến tiền tỉ cho cũng lễ... Xây nhà thờ, mả tổ rõ hoành tráng... Có anh Cục trưởng chuyển đến phòng làm việc mới, mời thầy cúng đến làm lễ “nhập trạch” cả buổi chiều, đốt hàng đống vàng mã!...
13. Mặt dạn mày dầy (Cứ quan sát mặt quan tham mà xem, mặt dầy lên, bì bì ra, trơ trẽn, lì lợm... Cái tâm lý bên trong hiện ra cái mặt. Dân gian chả nói “Trông mặt mà bắt hình dong” là gì!
Đại khái, chỉ bằng quan sát cũng thấy “một bộ phận không nhỏ” quan tham lộ rõ “chân dung tâm lý” như phác thảo. Xin các bạn bổ sung thêm cho bức chân dung tính cách quan tham được hoàn hảo!
10/7/2015
Máu tự ái nghề nghiệp nổi lên, mình bảo mấy ông bạn, tớ chả cần nghiên cứu, chỉ quan sát thực tế cũng khái quát được tính cách các quan tham, mà TBT nguyễn Phú Trọng gọi “bộ phận không nhỏ”, còn Chủ tịch Trương Tấn Sang gọi là “một bầy sâu”... Trong Tâm lý học, tính cách được xem là tổng hợp những đặc điểm tâm lý độc đáo, điển hình đặc trưng của cá nhân hay một nhóm xã hội nào đó. Tính cách của nhóm xã hội (dân tộc, giai tầng xã hội, nghề nghiệp, vùng miền …) thường phải trải qua một quá trình lịch sử khá lâu dài mới định hình. Nhưng tính cách cách quan tham ngày nay, chỉ chừng ba thập niên mà đã hiện hình khá rõ nét khiến ta có thể dễ dàng nhận diện. Tại sao chỉ một thời gian tương đối ngắn mà những nét tính cách của “bộ phận không nhỏ này” lại hiển hiện rõ ràng, là hiện tượng đặc biệt, của một hoàn cảnh rất điển hình. Ở đây chỉ xin dùng phương pháp quan sát cũng phác thảo được chân dung tâm lý các quan tham, đại thể có một số nét tính cách điển hình sau:
1. Lòng tham vô độ (tiền, vàng, nhà, đất, chức quyền, bổng lộc, bằng cấp, danh vọng, gái ngon, số đẹp... “Không gì là không ăn”!)
2. Vụ lợi mù quáng (coi lợi ích cá nhân phe nhóm trên hết.)
3. Gian dối, (Kê khai tài sản gian dối, chối bay chối biến, đùn đẩy trách nhiệm)
4. Thực dụng trắng trợn (tranh thủ trong nhiệm kỳ, vơ vét, cướp đoạt, bòn rút được càng nhiều càng tốt, chẳng nể, chẳng sợ ai, bất chấp đạo lý, vô cảm trước dân oan ...)
5. Hoang phí (Hoang phí của công, làm vội, làm ẩu, “tiền chùa” chi tiêu vô tội vạ, công trình nào cũng “phát sinh”, “đội giá”...).
6. Đạo đức giả (Trước dân nói như nhà đạo đức, nhà cách, mạng, nhưng sau lưng dân, làm đủ trò đồi bại).
7. Tranh công, đổ tội (Báo cáo thành tích ghê gớm, nhưng bao nhiêu vụ đổ bể, bê bối thì đổ cho trách nhiệm tập thể, lý do khách quan và cấp dưới, chẳng dám nhận trách nhiệm cá nhân, từ chức là không thể!).
8. Nịnh trên, nạt dưới (hầu hạ, đút lót cấp trên, chiều lòng trên, nạt dưới để tỏ uy quyền và trục lợi...).
9. Sùng bái cường quyền, bạo lực (Sợ pháp luật và dư luận công khai, minh bạch, sợ báo chí, sợ đối thoại, chỉ muốn dùng thủ đoạn và cường quyền, bạo lực, đe dọa...)
10. Ngoan cố, xảo quyệt (Phê tự phê, đấu tranh ở chi bộ, đảng bộ chả phát hiện được tham nhũng. Chủ yếu nhờ báo chí, dư luận và áp lực từ nước ngoài khi họ phát hiện...)
11. Hưởng lạc (Kiếm tiền quá dễ, giàu nhanh quá, nên cuồng, xây lầu son, gác tía, cung vàng, điện ngọc, ăn chơi toàn của “độc”, càng đắt tiền, càng chứng tỏ đẳng cấp!)
12. Bất an, mê tín mù quáng (Biết là bất lương nên bất an, tiền của phân tán, che giấu; nhiều tay chuẩn bị sẵn phương án “chuồn”... Đặc biệt bất an nên mê tín mù quáng, làm gì cũng mời thầy phong thủy, tướng, số... Cho vợ con cầu cúng khắp nơi, có khi hiến tiền tỉ cho cũng lễ... Xây nhà thờ, mả tổ rõ hoành tráng... Có anh Cục trưởng chuyển đến phòng làm việc mới, mời thầy cúng đến làm lễ “nhập trạch” cả buổi chiều, đốt hàng đống vàng mã!...
13. Mặt dạn mày dầy (Cứ quan sát mặt quan tham mà xem, mặt dầy lên, bì bì ra, trơ trẽn, lì lợm... Cái tâm lý bên trong hiện ra cái mặt. Dân gian chả nói “Trông mặt mà bắt hình dong” là gì!
Đại khái, chỉ bằng quan sát cũng thấy “một bộ phận không nhỏ” quan tham lộ rõ “chân dung tâm lý” như phác thảo. Xin các bạn bổ sung thêm cho bức chân dung tính cách quan tham được hoàn hảo!
10/7/2015
M.V.T
qua hay
Trả lờiXóaCác ông cứ trích dẫn tổng bí thư NPT và chủ tịch TTS nói lời hay ý đẹp, vậy các ông có nghĩ là các vị ấy hoàn toàn chỉ sống bằng đồng lương khoảng 18 triệu đồng tháng không?
Trả lờiXóaBác Mạc vẽ chân dung quan tham mà dừng lại ở 13 điểm ? Sao không 12, hay 14 lại là 13? Ấy là số chúng nó chết vì tham chăng?
Trả lờiXóaĐúng vậy, có quan tham chỉ thêm cái bằng giả mà chết ? Lại có quan tham muốn hưởng gái non một chút mà về vườn? Cũng có quan tham muốn thêm một nấc địa vị và quyền lực mà toi sớm?
Người đời nói rồi: Tham thì thâm mà lị ! Chẳng có sai bao giờ ?
Nghe 13 ngón nghề của các quan tham, ND VN đã thấy ngán ngẩm . Còn thêm nữa chắc ói ra luôn !
Trả lờiXóaXin bổ sung: 14. Dây thần kinh tự trọng hoàn toàn bị đứt!
Trả lờiXóa