Trưng cầu ý dân phải xem lòng Đảng
VietNamnet
03/06/2015 20:15 GMT+7
ĐB Đỗ Kim Tuyến (Hà Nội) lưu ý cơ chế của ta là Đảng lãnh đạo, sau khi trưng cầu ý dân rồi thì Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng phải xem ý dân thế nào, lòng Đảng ra sao, trên cơ sở đó mà quyết định.
'Dân trí thấp, không thể tùy tiện trưng cầu'
Thảo luận tại tổ về luật Trưng cầu dân ý chiều nay, Phó chủ tịch Hội Nhà báo VN Hà Minh Huệ muốn làm rõ những vấn đề hệ trọng với sinh mệnh đất nước cần trưng cầu ý dân.
VietNamnet
03/06/2015 20:15 GMT+7
ĐB Đỗ Kim Tuyến (Hà Nội) lưu ý cơ chế của ta là Đảng lãnh đạo, sau khi trưng cầu ý dân rồi thì Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng phải xem ý dân thế nào, lòng Đảng ra sao, trên cơ sở đó mà quyết định.
'Dân trí thấp, không thể tùy tiện trưng cầu'
Thảo luận tại tổ về luật Trưng cầu dân ý chiều nay, Phó chủ tịch Hội Nhà báo VN Hà Minh Huệ muốn làm rõ những vấn đề hệ trọng với sinh mệnh đất nước cần trưng cầu ý dân.
Phó chủ tịch Hội Nhà báo VN Hà Minh Huệ
Theo ông, dự thảo luật quy định chung chung có thể khiến "những người to mồm thành thiểu số". "Dân chủ của ta có hạn, dân trí còn rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số, trưng cầu có khi gây hại, không thể tùy tiện", ĐB Huệ phát biểu.
ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) cũng đặt câu hỏi những chế định lớn như bộ luật Dân sự, Hình sự, các dự án kinh tế xã hội đặc biệt quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì có nên đặt ra trưng cầu ý dân không? Đồng thời ông gợi ý luật cần quy định cụ thể luôn những nội dung như Hiến pháp, tuổi nghỉ hưu, đồng tiền chung, bỏ toàn bộ sử dụng tiền mặt để chống tham nhũng, trộm cướp; liên minh liên kết nước khác... cần trưng cầu ý dân.
Quy định rõ 'vùng cấm'
Cùng lo ngại sự chung chung, Chủ tịch HĐ Dân tộc QH Ksor Phước cho rằng luật phải quy định rõ những điều thuộc vùng cấm, không đưa ra trưng cầu ý dân.
Câu hỏi "việc gì cần đưa ra trưng cầu ý dân" được ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) nhận thức rất đơn giản: Hiến pháp ghi rõ là QH quyết định trưng cầu ý dân về, thứ nhất là Hiến pháp, thứ hai là những vấn đề thuộc thẩm quyền của QH nhưng QH không yên tâm khi quyết.
"Nên chúng ta không thể nào ngồi kê ra việc này việc kia vì đã thuộc thầm quyền của QH hết rồi", ông Lịch nói.
Về kết quả trưng cầu ý dân, ĐB băn khoăn giữa tỉ lệ 50% hay 2/3 đồng ý là thông. ĐB Phạm Xuân Thường cho rằng, được 50% cử tri trong danh sách đi bỏ phiếu và 50% trong đó đồng ý là "tốt rồi".
"Những việc cần có thể bị lỡ mất chỉ vì chờ cho được tỉ lệ 2/3, vì một số người không quan tâm, không đi bỏ phiếu. Mà để được 2/3 có khi lại có vấn đề khác, bỏ phiếu thay chẳng hạn", ông Thường nói. ĐB Lê Đắc Lâm, phó đoàn ĐBQH Bình Thuận cũng cho rằng tỉ lệ 2/3 không khả thi, "không khéo là chạy theo thành tích, không đúng ý dân".
Trong khi đó ĐB Cao Sĩ Kiêm lại cho rằng, chỉ một nửa thì phạm vi trưng cầu hẹp lại, mất đi tính chính xác. Phó chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Phúc, ĐB Hà Tĩnh cũng lập luận chỉ một nửa cử tri đi bỏ phiếu, sau đó chỉ một nửa trong đó đồng ý, có nghĩa chỉ 25%, nói là ý chí của toàn dân là khó thuyết phục. Ở các nước khác là bất ổn vì đồng thuận không cao.
Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm Bộ Công an Đỗ Kim Tuyến (ĐB Hà Nội) lưu ý thể chế chính trị của ta khác các nước, vấn đề quốc gia đại sự đều do Trung ương quyết định.
ĐB Đỗ Kim Tuyến
"Cơ chế của ta là Đảng lãnh đạo, sau khi trưng cầu ý dân rồi thì Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng phải xem ý dân thế nào, lòng Đảng ra sao, trên cơ sở đó mà quyết định" - ông Tuyến phát biểu .
Bày biện hoành tráng dân không đồng ý
Phạm vi trưng cầu ý dân ở toàn quốc hay địa phương, khu vực cũng khiến các ĐB tranh luận. Nhiều ví dụ được viện dẫn cho thấy dù là việc xảy ra ở một địa phương nhưng cũng cần lấy ý kiến phạm vi toàn quốc như vấn đề an toàn hồ đập thủy điện, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, lấp sông Đồng Nai.
Ông Nguyễn Văn Phúc cho hay trưng cầu ý dân ở các nước phần lớn ở địa phương, cơ sở, với những vấn đề đơn giản, phù hợp với yêu cầu của người dân.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị phân tích nhà máy điện hạt nhân đặt ở nơi nào thì nơi đấy và vùng xung quanh sẽ bị ảnh hưởng. Ta chủ trương đặt ở đâu mà hỏi ý kiến người dân nơi ấy thì gần như không bao giờ đặt được nhà máy điện nguyên tử nào trên quốc gia cả. Nước ta cũng thế mà nước khác cũng vậy.
"Ở Hà Nội nếu đi hỏi ý kiến nhân dân thì tôi xin đảm bảo gần như không bao giờ triển khai được dự án môi trường về rác thải và nghĩa trang. Không có nơi nào đi hỏi ý kiến nhân dân mà họ đồng ý cho đặt nghĩa trang hay chôn rác thải ở địa bàn xã mình", ông nói.
ĐB Nguyễn Phước Lộc (TP.HCM) cho rằng, làm cấp nào thì trưng cầu ý dân cũng phải gọn, tiết kiệm, hiệu quả. "Bày biện hoành tráng quá dân không đồng ý đâu, vì đó cũng là tiền của của dân", ông Lộc nói.
C.Hoàng - T.Hằng - H.Nhì - H.Sang - T.Lý - L.A.Dũng - X.Quý
___
Tễu: Chỉ một bài tường thuật, đã hiện ra khuôn mặt của thể chế và thực chất của Quốc hội Việt Nam!
Dân trí thấp nhưng thời đại HCM là rực rỡ nhất. Vậy là rực rỡ về dân trí thấp chăng ? VN bây giờ hài vãi !
Trả lờiXóaHa...ha...!!! đồ...đồ... ngu? lòng đảng chắc...chắc không xuất phát từ lòng con người chăng!?
Trả lờiXóaThế người dân có...lòng gì!? hổng lẽ là lòng...lợn tiết canh chắc!? một lũ...vô học!
Bản thân mình...ngu mà cứ đi đổ vấy cho dân!? rồi bảo dân trí thấp...!?
Chính xác!
XóaHay quá
Đã gọi là "trưng cầu ý dân" mà còn phải chờ đảng duyệt nữa thì trưng cầu cái con khỉ gì! Đúng là chỉ có chế độ CSVN mới trái khoáy như vậy. Khi đưa một hoặc nhiều vấn đề nào đó ra hỏi ý kiến dân mà đa số dân không tán thành thì phải theo ý kiến dân, chứ không thể hỏi lại đảng được. Nực cười lắm.
Trả lờiXóaKhông ngờ QH khóa này của ông Hùng lại có nhiều ông nghị mắc bệnh tâm thần đến thế, trong đó có ông Hà Mịnh Huệ. Trí của ông còn thấp hơn dân nhiều.
Hoan hô QH khóa này,
Điểm mặt đã thấy lắm tay khùng khùng!
Lòng dân? Theo khảo sát khách quan của quốc tế thì 95% dân Việt Nam tin tưởng vào CNTB!
Trả lờiXóaXin lỗi các bác cho em chửi một cái: ĐM. Trưng cầu ý dân mà còn phải xem lòng Đảng vậy thì trưng cầu ý Đảng cho rồi. Ôi Việt Nam quê hương tôi.
Trả lờiXóaHà Minh Huệ PCT cái Hội nhà Báo Cô,Báo Hại ơi.Phải chăng HN mùa này nắng quá do bị chặt hết cây nên bị khùng,bị điên sao mà nói vậy.Nếu thế thì Huệ cứ chiu vào tận cùng"lòng đảng" chỗ đại tràng mà xem có gì nhiều trong đó nhé,chứ cần đếch gì trưng cầu dân ý làm gì nữa,tốn tiền.QH cũng cần đưa ngay Huệ sang Trâu Quỳ mà họp với nhóm người đang được điều hành bởi các bác sỹ,đừng để nó ngồi đấy mà làm mất uy danh của mình vốn dĩ đã không còn mấy trong"lòng dân"nữa
Trả lờiXóaNày Huệ híp, mày là thớ gì mà dám ăn nói hỗn hào bảo cả dân tộc Việt nam này "dân trí rất thấp". Mày thử nghĩ lại hồi học cấp 3 của tỉnh mày học giỏi cỡ nào và được cô Hà dậy toán khen là toán giỏi đứng thứ nhất từ dưới lên? Còn chúng tao vẫn khen mày là khỏe nhất lớp, đội trên đầu được cả con Liên hâm. Nhớ chứ? Mày nên hạ bớt giọng đi đừng để chúng tao phải bóc mẽ.
Trả lờiXóaMột người cùng lớp 9.
Trình Ngu đã đạt mức tiến sỹ!
Trả lờiXóa"Ngoảnh mặt đi đâu cũng phải ghìm cơn mửa, Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi". Đọc bài trên vnn hôm qua mà tức không chịu được, đúng là mấy ông còn đảng còn mình phát biểu. Buồn quá! Đề nghị mấy ông nghị xem lại định nghĩa Trưng cầu ý dân. Quan nhất thời, dân vạn đại nhé!
Trả lờiXóaXin lỗi các vị tổng lãnh đạo của đảng, các vị mà đòi làm được bằng dân, nghĩ được bằng dân thì đất nước này đã chẳng bét thế giới.
Trả lờiXóaDân đẻ ra đảng mà đảng đòi trứng khôn hơn rận. bố khỉ.
là người lãnh đạo cầm quyền một quốc gia, chỉ có lãnh đạo Vn mới bố láo khi nói "dân trí thấp"-khác nào nó bảo mẹ nó: sao mẹ ngu thế?-có nước dân chủ nào mà người lãnh đạo có những ngôn từ miệt thị như vậy đối với dân không?
Nhìn mấy cái hình thì biết ngay khái niệm "Dân trí thấp" lè tè là thế nào! Rất cụ thể!
Trả lờiXóaQuan ngôn bây giờ lạ thật!!!
Trả lờiXóaVì đâu? Vì đâu? Vì đâu?