Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

ĐỪNG ĐỂ QUỐC HỘI CÓ NHỮNG KẺ BỊ BỆNH TÂM THẦN




05/11/2014 15:29 GMT+7 

TTO - Nhiều đại biểu Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM đã dành thời gian thảo luận việc khám sức khỏe đại biểu tại buổi thảo luận dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội chiều 5-11.

"Tâm thần không ổn định sẽ khó lường" 

Đại biểu Trần Du Lịch bắt đầu vấn đề này bằng đánh giá: “Tôi thấy tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội đơn giản quá, nếu cứ chung chung thế này thì một người mới từ bệnh viện tâm thần cũng ứng cử được”.

Ngay lúc đó, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM) xin cắt lời: “Tôi đề nghị ứng viên phải khám sức khỏe. Đặc biệt là sức khỏe tâm thần”.

Câu chuyện bàn về dự án luật này càng trở nên rôm rả khi đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị phải luật hóa về tiêu chuẩn sức khỏe và lý lịch tư pháp.

“Khám sức khỏe để ứng cử ĐBQH không phải như khám để thi bằng lái xe. Tôi để nghị phải trắc nghiệm về trình độ, thần kinh, tâm lý. Sau đó đạt chuẩn mới cho ứng cử” - đại biểu Nghĩa nói.

Lý giải cho quy định “ngặt nghèo” này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói nhiệm kỳ Quốc hội 5 năm là rất dài. Nếu thần kinh, tâm thần không ổn định thì sẽ rất khó lường.

Ngoài vấn đề này, các đại biểu TP.HCM cũng đề nghị loại bỏ việc đi bầu giùm. Đại biểu Trần Du Lịch đề nghị người đi bầu phải trình thẻ cử tri và giấy tờ tùy thân chứng minh đó là mình. Tránh việc, sắp hết giờ bầu cử đi gõ cửa từng nhà, một người bầu chung cho cả xóm.

“99, 100% chẳng để làm gì nếu bầu giùm, bầu kém chất lượng”, đại biểu Trần Du Lịch nói.

Đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương) đề xuất đối với đại biểu Quốc hội trước khi tham gia nghị trường phải có giấy khám sức khỏe, để làm sao chứng minh đại biểu đó có đủ điều kiện tham gia các hoạt động ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

“Anh phải có đủ sức khỏe để ngồi trường kỳ khi thực hiện nhiệm vụ của mình chứ” - ông Khanh nói. 

Cần có Hội đồng bầu cử quốc gia 

Đại biểu Ngô Đức Mạnh (Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội) cho biết một trong những điểm mới của dự thảo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND là quy định việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia.

Theo ông Mạnh, Hiến pháp cũng đã quy định Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp. Đồng tình với việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, tuy nhiên ông Mạnh băn khoăn dự thảo Luật chưa quy định rõ Hội đồng này hoạt động thường xuyên hay kiêm nhiệm?

“Theo tôi đã đến lúc chúng ta cần có một cơ quan bầu cử chuyên môn, độc lập. Có ý kiến nói là 5 năm chỉ bầu cử một lần, nếu thành lập cơ quan chuyên trách thì lãng phí. Tuy nhiên việc tổ chức bầu cử 5 năm một lần chỉ là một trong những nhiệm vụ của Hội đồng, ngoài ra Hội đồng còn có các nhiệm vụ khác” - ông Mạnh nói.

Ông Mạnh giải thích Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ chính là tổ chức bầu cử 5 năm một lần, ngoài ra hàng năm xuất hiện những đơn vị bầu cử bị khuyết đại biểu do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như bị Quốc hội bãi miễn, không đủ sức khỏe để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đại biểu,… chính vì vậy cần có Hội đồng để đứng ra tổ chức bầu cử ở những đơn vị khuyết đại biểu.

Việc bầu cử bổ sung đó sẽ giúp cử tri ở các đơn vị khuyết đại biểu tiếp tục có người đại diện cho mình ở cơ quan dân cử, tạo sự công bằng giữa các đơn vị bầu cử.

Một lý do cần thiết khác có Hội đồng bầu cử quốc gia hoạt động chuyên trách theo ông Mạnh là để tuyên truyền thường xuyên cho cử tri về quyền bầu cử của mình.

Đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương) cho rằng dự thảo Luật quy định số lượng thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia từ 15-21 thành viên là hơi nhiều và khoảng cách rộng, chỉ nên từ 15-17 thành viên.

Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) đề nghị tránh việc một ứng cử viên đại biểu Quốc hội phải “gánh” quá nhiều cơ cấu, vì “gánh” quá nhiều cơ cấu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu.

Bà Trương Thị Mai (Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội) nói với đặc thù nước ta thì không thể không có việc cơ cấu đại biểu, nhưng phải quy định sao để cơ cấu chỉ là một trong những tiêu chí, trong cơ cấu đó phải lựa chọn người tốt nhất thì mới thỏa được yêu cầu của cử tri. 

VIỄN SỰ - V.V.THÀNH


20 nhận xét :

  1. Như vậy không bằng thú nhận có đại biểu bị thần kinh. Ai cũng biết ai là ai đó. He he

    Trả lờiXóa
  2. Theo tôi...chuẩn đoán thì bệnh lý tâm thần phân liệt ở thể hoang tưởng bị...khá nhiều ở nơi này!

    Trả lờiXóa
  3. Hoàng Hữu Phước là ông nghị đang bị tâm thần nặng. Đề nghị cơ quan chức năng đưa ông này đi chữa bệnh ngay cho cử tri nhờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ủng hộ ý kiến sáng suốt này !

      Xóa
    2. Vậy mà đi gặp mặt cử tri hắn lại ngồi cùng "mâm" với anh "Tư" mới ghê chứ.

      Xóa
    3. Hành nghề bác sĩ tâm thần lâu năm, chỉ cần nhìn qua tôi đã đoán biết ông Phước này bị bệnh hoang tưởng kiểu vĩ cuồng. Với người thường thì thật ra cũng vô hại, nhưng làm ĐB trong cái QH này thì thật là...đúng chỗ quá!!! Không cần chữa, phí tiền!

      Xóa
  4. Stalin : "Người bỏ phiếu không quan trọng,quan trọng là người kiểm phiếu"
    Trong chế độ ưu việt của ta,đi bỏ phiếu là góp phần làm cho trò hề thêm vui mà thôi

    Trả lờiXóa
  5. Đại biểu Trần Du Lịch-ĐB Trương Trọng Nghĩa và tôi tin nhiều ĐB khác cũng thừa biết hoặc mới biết có vài ba ông Nghị có biểu hiện tâm thần(tâm thần thật ,chứ không phải theo nghĩa bóng).Nhưng cử tri đã nhận ra từ lâu.Riêng cá nhân tôi ở cách ông Hoàng Hữu Phước khoảng 2ngàn km,không quen biết,chưa gặp mặt bao giờ.Nhưng khi đọc những bài viết,cách hành văn,cũng như kiểu lên"võ đài"để đấu ông Dương Trung Quốc,ông Trương Trọng Nghĩa,thì tôi cảm giác như ông Phước tâm thần có vấn đề.Về phần cần giám định tâm thần khi ứng cử ĐBQH là cần thiết,nhưng phải có Hội đồng giám định Y khoa độc lập và Hội đồng đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật để tránh việc"mua-bán sức khỏe".Nếu Quốc Hội không làm nghiêm,cữ để trường hợp như Nghị Phước tiếp diễn,thì QH khồng khác chi một" phường chèo"vô thưởng,vô phạt.
    Chấn Phong

    Trả lờiXóa
  6. Để tiên phong trong đợt...khám bệnh đầu tiên! tôi xin đề xuất 3 vị nặng ký nhất đó là:
    1/ Hoàng Hữu Phước! thánh nổ...chửi!?(tự lăng xê mình là người tài, can thiệp cả chiến tranh ở Irắc...!?)
    2/ Đỗ Văn Đương! thánh nhìn...không giống ai!?( rau muống Việt Nam...rẻ nhất thế giới, quyền được...sủa là quyền của loài...chó!?)
    3/ Thích Thanh Quyết! thánh game...bạo lực!?(thân tu hành nhưng lại thích quân đội kiểu...bắc Triều Tiên...!?)

    Trả lờiXóa
  7. bầu hay không họ vẫn cứ trúng mà.! nên họ nhờ nhau bỏ dùm đỡ mất thời gian... còn cần gì phải hội đồng bỏ phiếu ..? nếu minh bạch để nhân dân lựa chọn. thì tổ chức ngay đại biểu nhân dân đứng ra giám sát đảm bảo tuyệt đối luôn .

    Trả lờiXóa
  8. ĐẢNG CỬ DÂN BẦU.
    HẦU HẾT DẢNG VIÊN, LỚN CŨNG NHƯ NHỎ, CHẮC CÓ BỆNH "THẦN TRÍ BẤN AN" NÊN ĐẠI BIỂU QH CÓ BỆNH TÂM THẦN LÀ HỆ QUẢ TẤT NHIÊN.
    CẦN NÓI RÕ "TÂM THẦN" Ở ĐÂY LÀ GÌ? KHỞI PHÁT TỪ LÚC NÀO.?
    TIỀN ĐANG CẠN DẦN, GIẶC Ồ ẠC TỪ PHƯƠNG BẮC V.V.
    LVĐ
    LVD

    Trả lờiXóa
  9. Bác Tễu cho hỏi:
    Theo "Dư địa chí" (輿地誌) của Nguyễn Trãi, "Đại Việt sử ký toàn thư" và "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" thì nước Văn Lang được phân thành 15 bộ là:
    1. Giao Chỉ (交趾): "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" chú là nay 2. thuộc ba tỉnh Hà Nội (河內), Nam Định (南定) và Hưng Yên (興安)
    3. Chu Diên (朱鳶): "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" chú là nay thuộc tỉnh Sơn Tây (山西)
    4. Vũ Ninh (武寧): "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" chú là nay thuộc tỉnh Bắc Ninh (北寧)
    5. Phúc Lộc (福祿): "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" chú là nay thuộc tỉnh Sơn Tây
    6. Việt Thường (越裳): "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" chú rằng nay là vùng đất từ phủ Hải Lăng (海陵) tỉnh Quảng Trị (廣治) đến phủ Điện Bàn (奠盤) tỉnh Quảng Nam (廣南). Đào Duy Anh căn cứ theo tên huyện Việt Thường quận Cửu Đức (九德) thời thuộc Ngô cho rằng đây là khu vực huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
    7. Ninh Hải (寧海): "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" chú là thuộc tỉnh Quảng Yên.
    8. Dương Tuyền (陽泉): "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" chú là nay thuộc tỉnh Hải Dương (海陽), Đào Duy Anh căn cứ vào tên huyện Thang Tuyền (湯泉) của Thang châu (湯州) thì cho rằng là đất Thang châu thời thuộc Đường, tức vùng tây nam Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay.
    8. Lục Hải (陸海): "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" chú là nay thuộc tỉnh Lạng Sơn (諒山), Đào Duy Anh xác định là ven biển Hải Phòng hiện nay.
    9. Vũ Định (武定): "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" chú là nay thuộc hai tỉnh Thái Nguyên (太原) và Cao Bằng (高平).
    10. Hoài Hoan (懷驩): "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" chú là nay thuộc tỉnh Nghệ An (乂安).
    11. Cửu Chân (九真): "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" chú là nay thuộc tỉnh Thanh Hóa (清化).
    12. Bình Văn (平文): "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" nghi ngờ không khẳng định ở đâu.
    13. Tân Hưng (新興): "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" chú là nay thuộc hai tỉnh Hưng Hóa (興化) và Tuyên Quang (宣光).
    14. Cửu Đức (九德): "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" chú là nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh (河靜).
    15. Văn Lang (文郎)
    ----
    Tại bộ 6. có địa danh Diienj Bàn, Quảng Nam. Đúng ko bác? Tại sao lại có ĐB, QN từ thời Hồng Bàng.

    Trả lờiXóa
  10. Đại biểu Trần Du Lịch nói hay, và chính xác. Đặc biệt ở chốn nhà quê, một người đi bầu cho cả nhà, là chuyện bình thường xưa nay

    Trả lờiXóa
  11. Thực tế đã cho cử tri thấy có đại biểu QH bị tâm thần hoang tưởng, từ biểu hiện gương mặt đến phát ngôn ... điên điên khùng khùng-như ông Hữu Phước. Và thực tế cũng cho cử tri thấy có một số đại biểu QH học thức, kiến thức kinh tế văn hóa xã hội rất kém. Đã qua lâu rồi cái thời muốn nói với dân thế nào thì nói và vẫn được vỗ tay.

    Trả lờiXóa
  12. ĐB nào đó nói đúng quá : Gần hết giờ bầu cử mới đi hò hét gõ cửa từng nhà đi bỏ phiếu . Nhiều người sợ phiền phức quấy rầy đua thẻ cử tri cho Tổ DP bầu giùm cho xong chuyện . Nói thực ra chẳng mấy ai khoái cái trò đảng cử dân bàu lắm, có lẽ chỉ có các đảng viên .
    Còn SK ĐBQH . Thật không ngờ ! Theo tôi được biết , ở các nước, nhất là các nước TB , luật Bầu Cử rất chặt chẽ và kĩ lưỡng trong đó có hồ sơ SK . Không những thế hàng năm các ĐBQH còn được khám SK TQ định kì rất kĩ lưỡng để bảo đảm SK làm việc xứng đáng một ĐBQH . Ở VN ta dường như chỉ LL chính trị là quan trọng ! Cho đến QH thứ 13 rồi mà Luật BCQH còn lỏng lẻo đến thế ? Đ có xem QH ra cái gì đâu cho nên ĐBQH kiêm nhiệm đủ chức vụ. QH như cái MTTQ. Nhìn vào Hội Trường QH mỗi kì họ thật vui mắt, đủ các màu áo : Các ĐB DT thiểu số, các tu sĩ tôn giáo, các tướng lãnh, các nhà LĐ kiêm đủ thứ chức vụ từ tối cao đến cấp Huyện ! Rồi Bầu Cử QH quan trọng như thế mà không có HĐBC . CPC còn có HĐBC mà VN dân chủ vạn lần hơn thế giới mà không có HĐBC . Kể cũng văn minh , tiến bô thật ! Thế cho nên QH gọi là cơ quan nắm quyền tối cao QG mà việc gì cũng phải trình BCT rồi mới bàn , mới quyết . Có thiếu UVBCT, UVTWĐ nào trong QH đâu mà còn phải trình ?

    Trả lờiXóa
  13. "THANH QUYẾT" nghe mà sởn cả tóc gáy : THANH TOÁN + HÀNH QUYẾT tên này chắc rất thích thấy máu lắm. Ma quỷ đội lốt tu hành!

    Trả lờiXóa
  14. Tôi đã từng gạch bỏ tên người mà Đoảng giới thiệu mà ông này vẫn trúng 100% mới ghê! Vậy nên, nhờ ông hàng xóm bầu hộ cho nó xong , còn phải đi kiếm cơm chứ , đâu nhiều thơi gian cho việc vô bổ , viển vông , lừa dối trắng trợn thế chứ!??

    Trả lờiXóa
  15. Cần kiểm tra Tâm thần các đại biểuứng cử QH - thời gian vừa rồi thấy lắm ông tâm thần quá

    Trả lờiXóa
  16. Màu đỏ tràn ngập! Cái trần phòng họp thiết kế kiểu thôi miên "Úm ba la!"
    Ngồi trong này không bị tâm thần dạng kích động mới lạ!

    Trả lờiXóa
  17. Tôi mà bị bầu ngồi vào đây, trước sau gì cũng phát bệnh tâm thần! Quá đủ các đều kiện để bệnh tâm thần phát sinh và phát triển trong môi trường này!

    Trả lờiXóa