Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Vụ Chùa Bồ Đề: MỨC ÁN NÀO CHO KẺ CHỦ MƯU VÀ ĐỒNG LÕA MUA BÁN TRẺ EM?

Bảo mẫu bán trẻ ở chùa Bồ Đề 
có thể lĩnh án tù chung thân
VTC News -  

(VTCNews) – Hai đối tượng mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề bị đề nghị khởi tố về tội "Muabán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em" với khung hình phạt tù từ 3 năm tơíchung thân. 

Ngày 11/8, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) - Công an TP Hà Nội cho biết, cơ quan này đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1978, trú ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, trú tại xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) về tội "Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em" theo Điều 120, Bộ luật Hình sự.

Cùng ngày, Phòng PC45 đã gửi quyết định khởi tố nói trên cùng các tài liệu liên quan cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp để xem xét phê chuẩn.

Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định, trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát sẽ quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi cho Cơ quan điều tra.

Phạm Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Thanh Trang.

Như vậy, nếu Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt bị khởi tố, truy tố về tội "Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em" thì các đối tượng này có thể đối mặt với mức án cao nhất là tù chung thân.

Trước đó, Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt là các đối tượng liên quan đến việc mua bán bé Cù Nguyên Công tại chùa Bồ Đề.

Theo cơ quan điều tra, cháu Công là con của chị Trần Thị Thu Hà (ở Cẩm Khê, Phú Thọ). Chị Hà có quan hệ yêu đương với thanh niên tên Trường ở Tuyên Quang, sau đó mang thai và sinh cháu Công vào tháng 10/2013.

Do không muốn gia đình biết sự việc, ngày 29/10/2013, Hà và Trường đã đem cháu Công tới chùa Bồ Đề nhờ nuôi giúp. Tại đây, sư trụ trì Thích Đàm Lan đã giới thiệu chị Hà gặp Trang (quản lý khu nhà trẻ của chùa Bồ Đề) để làm thủ tục nhận đứa trẻ.

Tới tháng 11/2013, anh Nguyễn Thành Long tới chùa làm từ thiện thì gặp cháu Công. Anh Long đã nhận làm bố đỡ đầu và đặt tên cho cháu bé là Cù Nguyên Công.

Trước đó, Nguyệt có nhờ Trang tìm giúp một đứa trẻ để làm con nuôi. Thay vào đó, Nguyệt sẽ “bồi dưỡng” cho Trang một khoản tiền nhất định. Trang đã nhận lời và cùng với Nguyệt lên kế hoạch đưa cháu Công ra khỏi chùa. Khi giao nhận trẻ, Trang đã yêu cầu Nguyệt trả 40 triệu đồng.

Sau một thời gian chăm sóc, bé Công bị bệnh và được các đối tượng đưa tới chữa trị tại Bệnh viện Nhi Hà Nội. Sau đó, cháu bé xấu số này được cho là đã tử vong vào ngày 24/6 vừa qua. 

Tối 3/8/2014, cơ quan công an đã khởi tố vụ án, ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Phạm Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Thanh Trang để phục vụ cho công tác điều tra. 

Liên quan đến vụ việc này, đại diện Công an TP Hà Nội khẳng định rằng, sư trụ trì Thích Đàm Lan là người có trách nhiệm trong việc để cháu Cù Nguyên Công mất tích. Trụ trì chùa Bồ Đề chắc chắn là đối tượng điều tra trong vụ án này. 

Tuy nhiên, hiện cơ quan điều tra chưa phát hiện chứng cứ cho thấy sư trụ trì có liên quan trực tiếp tới việc mua bán cháu Công. Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục xác minh làm rõ, trách nhiệm của sư trụ trì tới đâu sẽ xử lý tới đó.

Hiện Phòng PC45 - Công an TP Hà Nội cũng đang điều tra làm rõ thông tin về việc ngoài cháu Cù Nguyên Công, còn có nhiều đứa trẻ khác tại chùa Bồ Đề đã mất tích bí ẩn.
 
Minh Quyết 
Nguồn: VTC  
___________________

Tin liên quan diễn biến vụ án Chùa Bồ Đề: 

- Hoàng Xuân: Không đứa trẻ nào có sẵn ‘Số phận Bồ Đề’ (BBC). “Rồi những cơ quan bảo vệ phụ nữ và trẻ em khắp các cấp, họ ở đâu? Không đứa trẻ nào có sẵn ‘số phận Bồ Đề’ cả. Chúng phải được mẹ chúng mang trong bụng trước đó ít nhất 9 tháng“.

- Câu chuyện Bồ Đề: Vì sao Phật giáo Việt Nam suy vi lẫn mạt pháp? (VNTB). “Chùa to, tượng lớn nhưng mất tính Phật trong đó, biến chùa thì nơi thâu nộp tiền của dân, tượng trở thì nơi nhét tiền cầu danh lộc, dân chúng chấp mê, sư sãi chấp mê nốt thì trùng hưng Tam Bảo có nghĩa gì?

- Chưa có kết luận sư Thích Đàm Lan liên quan mua bán trẻ (VNN). – Ni sư Đàm Lan không liên quan tới vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề (NLĐ).  – Lời của ban tuyên huấn có giá trị gì? (NBG). “Có thể việc phát ngôn như là nắm tất các bộ máy tư pháp ở Hà Nội của phó ban tuyên huấn thành uỷ Phan Đăng Long là thí nghiệm dạo đầu cho một cuộc kiểm soát lớn trong tương lai“. Lời của tuyên giáo với mục đích định hướng dư luận theo hướng “đảng” muốn xử những người mà “chính quyền” bắt như thế nào…

- TS Nguyễn Sĩ Dũng: Chùa Bồ Đề và khủng hoảng truyền thông (LĐ). “Cuộc khủng hoảng truyền thông của chùa Bồ Đề là sâu sắc và toàn diện. Thái độ lúng túng và cách lý giải bất nhất của những người trong cuộc càng làm cho cuộc khủng hoảng ngày một trở nên trầm trọng hơn“.

Tin do BASAM tổng hợp.

4 nhận xét :

  1. Nhật tân hựu nhật tânlúc 23:52 12 tháng 8, 2014

    Cũng may vụ việc chưa đi quá xa, không thì sẽ là tội ác tầy trời . Lòng tham đồng tiền đã biến thiện thành ác. Cần phải tẩy sạch cửa Thiền để cho con người còn chút lòng tin. Vì lòng tin đã bị đánh cắp quá nhiều , và cửa Thiền cũng từng bị ô uế . Con người vốn là tham, sân , si . Phật Tổ vốn Từ Bi. Không thể lấy tham , sân , si là cái tà đạo xóa đi cái Từ Bi của Phật Tổ là chính đạo !

    Trả lờiXóa
  2. Sư Lan sẽ không bị kết luận là có tội đâu! Vì nếu kết luận như vậy sẽ làm rối loạn lòng người trong một xã hội vốn đang biến động. Người ta sẽ càng mất niềm tin hơn nữa vào những gì vốn được xem là chân giá trị!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế là vì "Đại cục" đấy! Mô Phật...

      Xóa
  3. bán 10 đứa trẻ ( không biết có bị thịt không) vì không có xuất xứ- thì bị tù chung thân. trong khi chỉ cần 1kg heroin là tử hình. vậy 1kg heroin có giá trị cao gấp 100 lần thịt người

    Trả lờiXóa