Cụ bà Ngô Thị Đức gần 80 tuổi, vợ Liệt sĩ, 49 năm tuổi đảng và đã bị đảng khai trừ vừa ra giữa chợ chặt đứt lìa một ngón tay để phản đối công an ép tội. |
Ngày 4/9, Toà án huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đưa 12 dân oan Trịnh Nguyên ra xử và ghép tội gây rối trật tự công cộng.
Phiên toà kết thúc, tuyên án: Ông Hào, bà Thiêm (người bị côn đồ tạt axit), anh Quý mỗi người bị 28 tháng tù giam; bác Toàn, bác Mỳ, bác Như mỗi người 26 tháng tù giam; Bà Ngô Thị Đức và ông Đặng Văn Nhu mỗi người 36 tháng tù treo, những ngừoi còn lại đều tù treo.
Phiên tòa không có luật sư.
Lời dẫn của Tễu: Bà con Trịnh Nguyễn, Từ Sơn, Bắc Ninh cho biết, ngày 4.9.2014 tới đây, tòa án Từ Sơn đưa 12 dân oan Trịnh Nguyễn ra xét xử về tội gây rối và chống đối.
Hôm qua, 30.9.2014 công an Từ Sơn đến ép buộc Cụ bà Ngô Thị Đức (gần 80 tuổi, vợ Liệt sĩ, 49 năm tuổi đảng và đã bị đảng khai trừ) ký vào văn bản gì đó, cụ đã phản ứng gay gắt và không ký tên. Chúng cứ ép buộc, cụ phẫn uất ra giữa chợ chặt đứt lìa một ngón tay.
Con cháu đưa cụ ra Hà Nội để nối lại ngón tay nhưng cụ kiên quyết từ chối và yêu cầu con cháu đưa về quê vào chiều tối.
Được biết, toàn bộ khu đồng màu mỡ, gần đường đi và hệ thống thủy lợi rành riêng cho 62 gia đình liệt sĩ đã bị chính quyền lấy xong cho dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải mặc cho sự phản đối của hàng ngàn hộ dân trong xã.
____________
Cựu đảng viên tự chặt ngón tay phản đối công an ép tội
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-08-31
Cựu đảng viên cao niên, bà Ngô Thị Đức tại khu phố Trịnh- Nguyễn, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hôm qua đã công khai chặt đứt ngón tay trỏ để phản đối việc công an ép buộc bà ký tên nhận tội tham gia gây rối trật tự công cộng.
Đây là vụ việc xảy ra gần một năm qua khi người dân tập trung giữ khu đất thuộc các gia đình thương binh liệt sỹ mà địa phương lấy để làm dự án xử lý nước thải. Người dân phản đối yêu cầu phải dời dự án ra nơi khác vì địa điểm thu hồi đất là quá sát nhà dân.
Bà Ngô thị Đức là một đảng viên trong chi bộ đảng địa phương dám công khai lên tiếng phản đối dự án. Bà bị chi bộ khai trừ ra khỏi đảng vì lý do đó.
Nay tiếp tục bị ép buộc nhận tội cùng người khác gây rối trật tự, bà Ngô thị Đức phải chặt ngón tay để bày tỏ thái độ quyết liệt lên án những việc làm sai trái của chính quyền địa phương. Vào sáng ngày 31 tháng 8, bà Ngô thị Đức cho Đài Á châu Tự do biết như sau:
‘Họ đã khai trừ hết đảng rồi, kinh tế chính trị mất hết rồi, bây giờ họ còn bắt lên hầu tòa để nhận tội. Tôi bảo tôi không có tội gì hết, tôi chỉ đề nghị xa dân cư thôi. Trong khi công an đánh dân, đánh người già, trẻ con thì không có tội, trong khi chúng tôi chỉ đề nghị xa dân cư thì lại qui chúng tôi thành tội. Chúng tôi không ăn cắp, không ăn trộm, chỉ giữ ruộng để cấy thôi; thế mà cứ ép buộc chúng tôi lên ký nhận tội’.
Người dân địa phương cho biết, chính quyền địa phương vừa trao giấy triệu tập cho 12 người đến ngày 4 tháng 9 này phải ra tòa để xét xử về tội gây rối trật tự công cộng. Trong số này ngoài bà Ngô thị Đức, còn có một người từng tích cực lên tiếng về dự án xử lý nước thải quá sát khu dân cư tại Từ Sơn là ông Đặng Văn Nhu. Ông cho biết thông tin về việc bị đưa ra tòa và chuyện bà Đức chặt ngón tay để phản đối:
‘Ngày 4 này họ đưa ra xét xử 12 người, qui vào gây rối trật tự. Hôm qua, họ ép bà Đức quá nên bà Đức chặt ngón tay.’
Ảnh tư liệu, tháng 4 năm 2013 |
Trong vụ việc phản đối dự án xử lý nước thải tại Từ Sơn, Bắc Ninh, còn có một người tích cực đấu tranh là bà Đỗ thị Thiêm. Bà này trở thành nạn nhân bị đối tượng bất hảo tạt acid đến nay vẫn còn phải chữa trị; trong khi đó các hung thủ vẫn chưa được xét xử.
Xin được nhắc lại, chính quyền địa phương tại Từ Sơn, Bắc Ninh đưa ra dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại cánh đồng Lỗ Vó- Dạ Cá, khu đất ruộng của hơn 60 hộ dân thuộc diện gia đình thương binh khu phố Trịnh- Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Thủ tướng chính phủ phê duyệt dự án vào ngày 16 tháng 7 năm 2009. Tuy nhiên dân chúng phản đối vì dự án quá gần khu nhà dân sinh sống, mà theo họ sẽ gây hại cho sức khỏe người dân vì môi trường không bảo đảm.
Từ ngày 12 tháng 6 năm ngoái, người dân địa phương ra lập lán ngay tại đồng để giữ đất. Chừng một tuần sau lực lượng chức năng gồm công an và dân quân tràn vào đánh đập người dân trong đó có cả trẻ em, người già, phụ nữ. Tuy vậy người dân vẫn kiên quyết phản đối. Đến tháng 10, cơ quan chức năng đến bắt đi một số người và sau đó tháo giở tất cả lều bạt của người dân để triển khai san lấp và xây dựng dự án bất chấp phản đối của dân chúng địa phương.
Nguồn: RFA
___________
Đặc biệt có 5 video đàn áp, đánh đập tàn nhẫn vợ liệt sĩ:
TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG MÀ CHƠI THẾ NÀY THÌ ĐỂU QUÁ!
Ơ, tin tức, sự kiện nóng như vậy mà sao báo của nhà nước không thông tin chi hết nhể? Lạ nhể! Các đồng chí lãnh đạo luôn nói: báo chí phải thông yin kịp thời, trung thực, thêos sao sự việc một cựu đảng viên, vợ liệt sĩ chặt cụt tay để phản đối CQ mà truyền thông nhà nước vẫn im re, để cho báo mạng của bọn "thù địch","phản động", của "nước ngoài" nó đưa tin? Đoofng chí nộ trưởng bộ TTTT cần phải làm bản kiểm điểm đi nhá. Vì đồng chí không làm tròn nhiệm vụ, đúng không?
Trả lờiXóaChỉ được đưa tin kiểu "hai xe máy đụng nhau, một người bị thương" thôi, để đánh lạc hướng dư luận!
XóaMỘT TÒA ÁN MÀ KHÔNG CÓ LUẬT SƯ LÀ KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC KHI NÓI LÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN ? -KHÔNG CÓ LUẬT SƯ THÌ AI LÀ NGƯỜI GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA BỊ CAN ? -KHÔNG CÓ LUẬT SƯ THÌ AI LÀ NGƯỜI TRANH TỤNG LUẬT PHÁP VỚI VIỆN KIỂM SÁT?-KHÔNG CÓ LUẬT SƯ THÌ VAI TRÒ TÒA ÁN SẼ LÀ GÌ KHI ĐẠI DIỆN CÔNG LÝ CẦM CÂN PHÁP LÝ?- KHÔNG CÓ LUẬT SƯ SAO GỌI LÀ MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT ?
XóaVỤ ÁN NÀY CÒN LIÊN QUAN ĐẾN VỤ ÁN TẠT A-XÍT MÀ NGƯỜI BỊ HẠI LẠI CHÍNH LÀ BỊ CÁO?
NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN "GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG" ? KHI KHÔNG ĐƯỢC ĐỐI THOẠI NGƯỜI DÂN VÀ CHÍNH QUYỀN THÌ MỌI THẮC MẮC CÒN ĐÓ ! THẮC MẮC KHÔNG ĐƯỢC GIẢI QUYẾT THÌ PHẢI ĐẤU TRANH ! ĐẤU TRANH KHÔNG VŨ KHÍ THÌ GỌI LÀ ĐẤU TRANH ÔN HÒA ĐỂ ĐÒI QUYỀN ĐƯỢC GIẢI ĐÁP SAO GỌI LÀ GÂY RỐI?
TÒA ÁN LÀ MỘT CÔNG CỤ CỦA NHÀ NƯỚC, SONG LẠM DỤNG CÔNG CỤ NÀY LÀ VÔ TÌNH HAY HỮU Ý LÀM HẠI ĐẾN UY TÍN CỦA NHÀ NƯỚC VÌ MẤT ĐI LÒNG TIN CỦA DÂN. THỜI ĐẠI NÀO CŨNG THẾ, THỂ CHẾ NÀO CŨNG VẬY LÒNG TIN CỦA DÂN VÀO CHÍNH QUYỀN LÀ MỘT TÀI SẢN VÔ GIÁ.
BÁC TỄU XEM LẠI NGUỒN DẪN XEM THẾ NÀO, CHẲNG NHẼ PHIÊN TÒA LẠI KHÔNG CÓ LUẬT SƯ? LẠ !
Có luật sư cũng vô ích thôi , bạn ạ ; Thì cứ xem các vụ xử dân oan , người yêu nước chống bọn Tầu cộng xâm lược thì đủ biết ; Luật sư mà lên tiếng bảo vệ lẽ phải , đòi thực thi công lý ...trái ý quan toà thì lập tức bị bịt miệng và bị quan tòa mời ( đúng ra là tống ) rời khỏi toà ngay !
XóaThôi thì không bị chết oan trong đồn công an cũng là may lắm rồi ...!
Đến một Cụ bà gần 80 tuổi, vợ liệt sỹ, 49 tuổi đảng mà còn phải phản đối việc làm chưa đúng của chính quyền bằng hình thức đau xót như thế này (chặt đứt ngón tay) thì thật đáng báo động cho một chính quyền "của dân, do dân và vì dân".
Trả lờiXóaCả đời dâng cho đảng,
Trả lờiXóacả thân mình dân cho đảng,
Chỉ còn lại đôi bàn tay,
bàn tay của tuổi già., trả vay !
Bàn tay tuổi già làm lẽ sống ,
Sống chẳng được vì Đảng chẳng tiếc ,
Một ngón tay còn lại ,
Hiến cho Đảng để xin lấy một ngày.
Một ngón tay còn lại của cuộc sống,
80 năm cuộc đời,
49 năm tuổi Đảng ,
Xin dâng luôn hết cả đôi tay !
Một ngón tay với giòng máu tươi !
Với cái thân già còn lại .
Khi tôi chết
Hãy để ngón tay chặt ra ngoài .
Tôi đã hiến cho đời,
Cho Đảng không lấy lại.
Chôn đi cả thân mình,
Chừa lại ngón tay đứt !
Mấy đời bánh đúc có xương
Trả lờiXóaMấy đời cộng sản lại thương dân mình
dân đen là kẻ thù bự nhất, mối nguy hại lớn nhất của chế độ
Trả lờiXóa