Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

HÀ NỘI: DÂN LÀNG LẬP BÀN THỜ, QUỲ LẠY TRƯỚC CỔNG ỦY BAN XÃ

Hà Nội: Hàng trăm người dân quỳ lạy trước cổng ủy ban xã 


Sự việc trên diễn ra từ đêm ngày 24/3 cho đến tận tối muộn ngày 25/3. Hàng trăm người dân ở hai thôn Mễ Trì Hạ và Mễ Trì Thượng (xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội) đã tập trung trước cổng ủy ban xã Mễ Trì và lập bàn thờ, treo cờ để “đòi đất”.

Hàng trăm người dân xã Mễ Trì lập bàn thờ, ăn bánh mỳ, căng bạt, giữ đường. Hàng trăm người dân xã Mễ Trì lập bàn thờ, ăn bánh mỳ, căng bạt, giữ đường.

Theo người dân phản ánh, do chính quyền xã đã bán đất công của làng cho C.ty Điện lực Từ Liêm. Mảnh đất này là con đường mà hàng trăm năm nay người dân Mễ Trì vẫn sử dụng để đi vào ngôi miếu cổ Bàn Thổ.

Trong khi đó, theo thông báo của UBND xã Mễ Trì, đoạn đường dân sinh từ Miếu Bàn Thổ, xóm 1, thôn Mễ Trì Hạ tới trụ sở UBND xã Mễ Trì đã bị thành phố thu hồi từ năm 2007 để xây dựng Trung tâm vui chơi thể thao xã Mễ Trì – giai đoạn 1 và dự án xây dựng Nhà điều hành sản xuất điện lực Từ Liêm.

Để “qua mắt” xã, đêm ngày 24/3/2014, gần 700 người dân hai thôn trên đã tập trung lại, tổ chức thuê máy xúc san gạt, đổ bê tông con đường từ Miếu Bàn Thổ đến trước cổng ủy ban xã. Sự việc trên đã bị chính quyền địa phương phát hiện.

Đêm 24/3, huyện Từ Liêm đã huy động đông đảo công an, cơ động, CS 113, dân phòng….đến để ngăn cản người dân thi công con đường.

“Họ đến ngăn cản chúng tôi làm đường. Có mang theo cả súng và bắn hai phát lên trời để người dân giải tán”  - bà T, một người dân kể.

Đến khoảng 3h sáng, khi lực lượng chức năng ra về, người dân tiếp tục hoàn thành nốt việc đổ bê tông con đường vào miếu.

6h sáng ngày 25/3, để phản đối việc con đường làng “bỗng nhiên” thuộc về Công Ty Điện lực, hàng trăm người dân tập trung trước cổng ủy ban xã, lập bàn thờ, tổ chức cúng lễ nhằm yêu cầu UBND xã phải trả lại con đường dân sinh trên.

Trước diễn biến phức tạp từ phía người dân, chính quyền xã Mễ Trì đã xuống giải thích, vận động bà con không nên kích động, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại khu vực. Tuy nhiên, việc vận động trên không có kết quả.

Chiều 25/3, UBND xã Mễ Trì đã chỉ định bà Nguyễn Thị Hường – PCT phụ trách mảng văn hóa xã hội của xã đứng ra làm việc với báo chí.

Bà Nguyễn Thị Hường – PCT xã Mễ Trì làm việc với báo chí trong chiều 25/3.

Bà Hường cho biết, từ năm 2007, UBND TP Hà Nội đã có quyết định thu hồi mảnh đất này để xây dựng Trung tâm vui chơi thể thao xã Mễ Trì và cho Công ty điện lực Thành phố Hà Nội thuê để xây dựng nhà điều hành.

Theo bà Hường, lúc thu hồi đất để giải phóng mặt bằng, chính quyền đã thông báo cho người dân. Nhưng khi PV hỏi người dân ở đây thì không ai biết đến thông báo này của UBND xã Mễ Trì (?)

“Mới đây chúng tôi mới biết là con đường làng này đã thuộc về Công ty Điện Lực. Chính quyền không nói gì với chúng tôi cả” – người dân bức xúc.

Về thông tin công an đã bắn súng dọa người dân trong đêm 24/3, bà Hường cho hay: “Tôi có nghe phản ánh đó còn thực hư ra sao thì không nắm rõ. Đêm qua tôi không có ở đây nên không biết vụ thể như thế nào”.

Bà Hường khẳng định, không có chuyện xô xát giữa nhân dân và chính quyền trong đêm 24/3.
Đến tối ngày 25/3, người dân Mễ Trì vẫn tập trung ở đây với “trống giong cờ mở”. Chính quyền xã thì đang loay hoay tìm cách thuyết phục người dân giải tán, trở về nhà.

Nguồn: GD VN.

Các bài liên quan:
Hà Nội: Hàng trăm người dân tiếp tục tập trung để đòi lại đường đi (PLTP).
Hàng trăm người đội nắng, ăn bánh mỳ ngồi giữ đường (PNT). 
Hoàn toàn không có tiếng súng nào trấn áp dân (MTG).

Một số hình ảnh do chúng tôi chụp được tại Mễ Trì:






 

15 nhận xét :

  1. Trải qua bao nhiêu đau thương mất mát người dân Việt vẫn chưa được yên thân chứ đừng nói đến được sung suớng. Lỗi đó do đâu? " Tôi thương dân tôi lắm..." Lời của Chủ tịch hội Dân oan Vn Lê Hiền Đức luôn nhức nhối trong tôi...

    Trả lờiXóa
  2. Đất nước của thời độc lập - tự do - hạnh phúc!

    Trả lờiXóa
  3. Cường quyền hay cách làm vô lối khiến lòng dân không thể đồng thuận?!
    Với chính sách đất đai theo Hiếp pháp 2013 (Xin lỗi cứ quen gọi Hiếp pháp thay cho Hiến pháp), thì bản thân đất đai, nơi an cư lạc nghiệp của 90 triệu người dân VN hiện nay, biết đâu nay mai 10, hay 20, hay 30 hay 50 năm nữa chính quyền thấy thích là có thể Qui họach, hay định đọan.
    Bác Lâm Khanh ạ, tôi sống trong đất của ông cha tôi ngót nghét 5 đời (từ 1880 đến nay) và được chính quyền chỉnh trang qui họach theo kiểu đô thị, nhưng tôi vẫn nói với các con, cháu tôi rằng “Mai kia các con có thể ra ngòai đường mà ở, vì đất chúng ta đang ở không thuộc về chúng ta các con, các cháu ạ”, bọn trẻ hỏi lại “vì sao không phải chúng ta? vì sao phải ra đường? ai bắt chúng ta ra đường?”, tôi văn hoa một chút “vì không thuộc về chúng ta mặc dù 5 hay nhiều đời chúng ta sinh ra và đất nuôi bao thế hệ chúng ta”.
    Nghĩ mà đau cho dân, bất hạnh cho một dân tộc.

    Trả lờiXóa
  4. Lại thu hồi đất-sao cứ làm mãi những việc sai trái như thế hở quí ông ???

    Trả lờiXóa
  5. chúng ta đã có quy chế dân chủ ở phường xã sao chính quyền địa phương lại cứ hành xử theo kiểu tùy tiện để nhân dân phản ứng.đáng lẽ những chủ trương thu hồi đát phải được họp dân bàn bạc với dân thấu đáo .nếu chủ trương của tp không phù hợp phải biết phản hồi lại nhằm tránh sự phản ứng của dân.

    Trả lờiXóa
  6. Không một người dân nào đồng ý VỚI việc làm của các quí ông đâu- không biết các ông có hiểu điều này không ?-Bực lòng,họ phản đối,thì các ông cho lực lượng vũ trang đến đàn áp,bắt họ bỏ tù- Tại sao? dân chúng tôi không sao hiểu được !!!

    Trả lờiXóa
  7. Bà con chăng khẩu hiệu được rồi. Tránh dùng màu đỏ - không hiệu quả.

    Trả lờiXóa
  8. Lãnh đạo ngày nay vẫn chưa tỉnh ngủ. Vẫn cứ nghĩ chế độ ta là tốt đẹp nhất rồi nên không cần thay đổi cách cai trị. Về lí thuyết được viết ra thì đúng là tốt đẹp. Nhưng thực tế lại tiễn ra hoàn toàn khác.
    Mâu thuẫn là tất yếu khi một thiểu số cầm quyền đang chiếm đoạt tài sản của người dân, đặc biệt là đất đai.
    Dân làng đã ý hức được quyền của mình. Đó là đất công, Công không có nghĩa là chính quyền muốn bán, muốn cho ai cũng được. dân làng sẽ dùng chính lí thuyế về CNCS, quy định của HP để đấu tranh giành lại "sở hữu toàn dân".
    Nếu tiếp tục dùng những biện pháp cực đoan, sử dụng công an, dân quân, đùng vũ lực đối xử với người dân thì chính quyền sẽ đổ đấy. Các cấp lãnh đạo cần phải nghiêm túc xử lý tình huống này. Sai thì phải sửa. Thay mặt dân nắm quyền dân mà đàn áp dân thì có còn là chính quyền nhân dân nữa hay không?
    DÂN LÀ NƯỚC. Thuyền không có nước thì không bơi được. Không được coi khinh dân các đ/c chính quyền ạ.

    Trả lờiXóa
  9. Rõ ràng là những ông bà làm quan ở cấp cơ sở ngày hnay giống với chức hội ở vùng Tề ngày trước. Dân gian cớ câu, ấm ớ hội tề.
    Vậy ai đang là thực dân Pháp và ai đang là Việt Minh vùng giải phóng trước kia.

    Trả lờiXóa
  10. Tự ngàn xưa,các nhà trị nước đã có câu"DÂN VI QUÍ"nôm na có nghĩa là: dân là quí,dân là gốc,vì dân,phục vụ cho dân.Do vậy,"dân là gốc" cũng đồng nghĩa, cho phép được hỏi,các quí thấy đúng hay sai ?-Hay "dân là guốc " ? (guốc để mang,chà đạp dưới bàn chân đó mà ! )

    Trả lờiXóa
  11. Dân là gốc, lấy dân làm gốc. Gốc ở đây là gốc cây (phần thân cây tiếp giáp mặt đất) mà gốc cây thì người ta hay làm vật (thớt) để bỏ vật khác (như thịt cá) lên đó để chặt. Có nghĩa dân là Thớt cho nên chính quyền lấy dân làm gốc tức coi dân là cái thớt để tha hồ kê, bỏ đồ lên đó mà chặt, chém...mà không cần biết thớt (dân) có chịu đựng nỗi hay không!

    Trả lờiXóa
  12. Các bác nặc danh bên trên nói hài hước mà hay quá ! cám ơn nhiều !!!-buồn tê tái cho VN ta hôm nay !

    Trả lờiXóa
  13. Đảng và Nhà nước chủ trương "tự do tín ngưỡng" thì không vì lý do gì mà chặn con đường đi vào ngôi miếu cổ Bàn Thổ. Chính quyền xã, huyện, thành phố nên xem lại việc mình làm; đừng để nhân dân bức xúc dẫn đến "tức nước vỡ bờ" thì chẳng hay ho gì.

    Trả lờiXóa
  14. Dân là nấc thang cho quan thăng chức!

    Trả lờiXóa