Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

PHIM KỶ NIỆM ĐẠI LỄ THĂNG LONG CHƯA CHIẾU, GIỜ ĐEM CHO MÀ KHÔNG ĐẮT


Cho cũng không đắt
12/08/2013 08:48 (GMT + 7)

TT - Bộ phim lịch sử Thái sư Trần Thủ Độ cuối cùng đã được Hà Nội tặng VTV để chiếu miễn phí cho khán giả trong và ngoài nước, không kèm theo bất kỳ điều kiện gì. Bộ phim dài 33 tập, kinh phí 56 tỉ đồng đã được bàn giao và giờ đây đang đợi ngày lên sóng, nhưng chưa ai biết là ngày nào.

Có lẽ năm năm trước, khi nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn gửi tập kịch bản ra Hà Nội “ứng thí” cho kế hoạch làm phim kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, ông không ngờ số phận vị thái sư “của mình” lại long đong thế.

Và đạo diễn trẻ Đào Duy Phúc lại cũng không ngờ khi mình đã hết được gọi là “trẻ” rồi mà phim vẫn chưa được chiếu.

Cũng chưa thấy cơ quan chuyên môn hay cá nhân nào trong ngành điện ảnh lên tiếng phê phán chê bai gì bộ phim. Các giải thưởng chuyên môn dành cho bộ phim không tạo nên bất cứ phản ứng nào. Khác hẳn với cách mà công luận ồn ào khi bộ phim mới bắt đầu quay, từ việc chọn bối cảnh, may phục trang đến việc diễn viên chính bỏ cuộc giữa chừng với lý do ngại cảnh nóng... Tất cả cứ im lìm một cách lạ lùng như hòn đá ném xuống ao bèo.

Hỏi “người cho” thì đại diện ngành văn hóa thủ đô nói chỉ trông chờ thiện chí của nhà đài. Hỏi “người nhận” thì nói tôn trọng thiện chí người tặng và tặng phẩm, nhưng tôn trọng mấy thì cũng phải... xếp hàng chờ sóng!

Có mấy câu hỏi mà bất kỳ ai quan tâm cũng phải đặt ra: năm năm trước, lúc quyết định duyệt kinh phí sản xuất phim truyền hình nhiều tập, Hà Nội đã nghĩ đến “đầu ra” chưa? Hà Nội định cho ra mắt bộ phim “chào mừng 1.000 năm Thăng Long” của mình trên sóng của đài truyền hình nào? HTV hay phủ sóng toàn quốc? Hay thậm chí trong hệ thống video gia đình? Có cam kết nào bằng văn bản hay thậm chí thỏa thuận miệng chưa? Ai cũng biết phim truyền hình có nghĩa là phải chấp nhận những ràng buộc nhất định của truyền hình về kỹ thuật, thời lượng, đặc biệt là về thời điểm phát sóng và khung giờ. Với Thái sư Trần Thủ Độ, hình như Hà Nội chỉ tập trung vào việc làm thế nào để cho ra một bộ phim, còn tất cả những gì sau đó hầu như chưa tính đến.

Về phía nhà đài, lâu nay VTV luôn kêu gọi nâng cao chất lượng phim truyền hình VN và mở rộng đầu vào của các phim bằng cách cho các đơn vị xã hội hóa tham gia sản xuất phim phát sóng, với mục tiêu hướng tới năm 2020 có 50% phim trên VTV là phim Việt. Nhưng cũng có một thực tế khác mà lâu nay ai cũng biết nhưng ngại nói ra: xếp hàng lên sóng “giờ vàng phim Việt” loanh quanh chỉ 2-3 “đại gia” trong làng sản xuất phim, các hãng phim nhỏ khó hòng chen chân. Ngay gần đây, một bộ phim của VFC - Trung tâm sản xuất phim truyền hình VN trực thuộc đài - đã họp báo công bố ngày lên sóng, giờ chót còn bị bật ra bởi một phim dài tập khác có trùng... diễn viên chính của một “đại gia” làng sản xuất phim.

Phim xã hội hóa bao giờ cũng được đổi bằng quảng cáo - nhiều khi do chính đơn vị sản xuất phim tự khai thác. Phim “nhà nước” thì xưa nay vẫn là một sản phẩm độc lập, đạo diễn làm phim xong nộp Nhà nước, ai mua, ai bán, giá bao nhiêu, bao giờ chiếu là chuyện của cơ quan chủ quản. Chính vì thế, khi phải lựa chọn chiếu phim nào trước, phim xã hội hóa hay phim “nhà nước” ở góc độ kinh tế, ai cũng nhìn thấy sự thua kém nhãn tiền của dòng phim “quốc doanh”.

Và cũng chính vì thế mà số phận của Thái sư Trần Thủ Độ lại rơi vào cảnh dở khóc dở cười: 56 tỉ cộng với ba Cánh diều vàng mà giờ này, nói như các cụ ta xưa “cho cũng không đắt”.

VIỆT HOÀ
Nguồn: Tuổi trẻ

Ngoài “Thái sư Trần Thủ Độ” còn có “Huyền sử Thiên Đô” và “Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long” cũng là những bộ phim lịch sử tiêu tốn toàn số tiền hàng chục tỉ nhưng chung tình trạng là bế tắt đầu ra! Nhà sản xuất là công ty Sao Thế giới đã bỏ ra 60 tỉ cho 40 tập phim “Huyền sử Thiên Đô” nhưng bị lỗ nặng, tình hình mấy chục tập phim còn lại vẫn bị treo đến bây giờ, hãng phim chỉ hy vọng có người đầu tư thì làm tiếp…

Còn bộ phim lịch sử “Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long” với kinh phí đầu tư khủng nhất trong 3 phim: 100 tỉ đồng đã bị dập tắt ước mong thu hồi lại vốn sản xuất sau khi Đài Truyền hình Việt Nam quyết định không cho phép trình chiếu. Bởi một lẽ, các khâu quan trọng như biên kịch, đạo diễn, quay phim, phục trang, bối cảnh... đều do người Trung Quốc đảm nhiệm, nên sản phẩm phim lịch sử Việt Nam nhưng chẳng khác gì một phim lịch sử Trung Quốc! (Xem nguồn tại đây).

____________________

Ôi, một nghìn năm Thăng Long Hà Nội
Hãy xem con cháu tưởng nhớ đến cha ông như thế nào?

Thiên đô chiếu và tầm nhìn viễn kiến nghìn năm ư?
- Nay, sẽ phải làm một cuộc thiên đô mới
Bồng bế nhau lên Ba Vì 

Tôn vinh triều Lý rực rỡ võ công văn trị ư?
- Ta sẽ làm phim về triều Trần và Trần Thủ Độ

Lý Công Uẩn ư?
thì đây, Đường tới Thành Thăng Long.
 ....



10 nhận xét :

  1. Theo em, phim này không nên gọi là "PHIM KỶ NIỆM ĐẠI LỄ THĂNG LONG" nữa vì dịp đó qua lâu rồi. Phim được chiếu vào dịp này thì gọi là "PHIM KỶ NIỆM 68 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH 2/9" thì mới "chuẩn"!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Oh, phim này dùng kinh phí của Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Và định chiếu trong dịp ấy.

      Không chiếu nổi lúc ấy thì bây giờ mới đem cho VTV chiếu. Và như vậy thì phải gọi nó là phim Kỷ niệm Đại lễ Thăng Long chứ, phải không bác?

      Xóa
    2. Em thì em nghĩ đơn giản hơn: cứ tiêu hết tiền ngân sách cấp, làm ra sản phẩm (ở đây là phim) là . . . "xong phim"!!!

      Xóa
  2. "...năm năm trước, lúc quyết định duyệt kinh phí sản xuất phim truyền hình nhiều tập, Hà Nội đã nghĩ đến “đầu ra” chưa?" - GIỜI Ạ! HỎI GÌ MÀ "NGU NGƠ" VẬY? NẾU NẾU NGHĨ ĐẾN "ĐẦU RA" MÀ KHÔNG "RA" ĐƯỢC THÌ KẾ HOẠCH LÀM PHIM PHẢI DỪNG À? MÀ DỪNG LÀM PHIM THÌ LÀM SAO GIẢI NGÂN 56 TỈ ĐỒNG. NẾU KHÔNG GIẢI NGÂN ĐƯỢC 56 TỈ ĐỒNG LẤY GÌ CHẤM MÚT?
    CẦN VẠCH MẶT, CHỈ TÊN NHỮNG KẺ LÀM NGHÈO ĐẤT NƯỚC, LÀM HẠI NHÂN DÂN... CHỨ KHÔNG THỂ ĐỂ CHÚNG PHÁ HOẠI ĐẤT NƯỚC, LÀM GIÀU CÁ NAH6N MÃI THẾ NÀY ĐƯỢC.

    Trả lờiXóa
  3. "PHIM KỶ NIỆM ĐẠI LỄ THĂNG LONG" lúc đó không được chiếu , bây giờ chiếu ai coi có ý nghĩa gì ? lấy 56 tỉ chia chát nhau còn hay hơn khỏi mang tay mang tiếng phải không ?

    Trả lờiXóa
  4. Ầy à!
    Mua đất, xây nhà cho thằng con trai xong lâu rồi, giờ mới đem ra chiếu! Các cậu làm ăn thế này thì dân kêu chết!

    Trả lờiXóa
  5. Các ông sài tiền thuế của dân như tiền chùa ấy có biết " xót xa " là thế nào đâu. Số tiền ấy làm được bao nhiêu việc khác.

    Trả lờiXóa
  6. Thì số tiền đấy toàn làm việc khác là chính- chứ bộ phim đểu đấy làm chỉ hết khoảng 10 tỉ thôi. Nếu toàn bộ 56 tỉ đầu tư thực sự vào phim thì phim sẽ cực kỳ hay. Nhưng người duyệt kinh phí không thích xem phim- chỉ thích chia chác thôi.

    Trả lờiXóa
  7. Phim thì cũng như báo. Tiền "chùa" mà. Tội gì! Cứ việc bỏ túi, cứ việc quay, cứ việc in. Còn "ra" được thì "ra," không "ra" được thì thôi. Tiền đưa cho mẹ nó mua vàng chôn rồi, còn những chuyện khác là chuyện nhỏ.

    Trả lờiXóa
  8. Lắm cái đầu voi đuôi chuột hay bàn tay của các nhóm lợi ích thao túng mọi lúc mọi nơi . Đã gọi là nhóm lợi ích thì chỉ cái gì có lợi ích cho nhóm thì làm , còn những thứ khác hãy đợi đấy . À , mà không sao . Của để dành 1000 năm sau đem ra xài cũng còn giá trị !

    Trả lờiXóa