Long An trước ngày phiên tòa xét xử "Kha - Uyên"
Luật sư Hà Huy Sơn
Tôi tiếp tục là luật sư bào chữa cho Phương Uyên tại phiên tòa phúc
thẩm. Theo kế hoạch sáng ngày 15/08, tôi đi xe buýt từ Sài Gòn xuống
thành phố Tân An, tỉnh Long An. Xe chạy đến đầu thành phố nơi có đường
rẽ đi Trại tạm giam của công an tỉnh tôi xuống xe để “bắt” xe ôm. Tôi cẩn thận mặc cả giá trước, vì Long An giải phóng lâu rồi, giờ Nam – Bắc cũng chẳng khác nhau.
Trại tạm giam mới ở huyện Thủ Thừa cách thành phố Tân An khoảng 7 – 8
km, tôi đến trình giấy tờ lúc hơn 9 giờ và ngồi đợi. Công an của Trại
từ sĩ quan đến chiến sĩ khi tôi liên hệ công việc biết tôi là luật sư
trong vụ “Kha – Uyên” từ Hà Nội vào cũng cởi mở, dễ gần không như ở Trại tạm giam “Hỏa Lò”.
Nhưng hôm nay, không biết vì lý do gì phải đến hơn 11 giờ tôi mới được
gặp Phương Uyên. Thời gian gặp chóng vánh khoảng 15 phút, nhưng tôi cũng
đủ để trao đổi với Phương Uyên những điều cần lưu ý trong phiên tòa
ngày mai. Về sức khỏe của Phương Uyên thì kém hơn lúc phiên tòa sơ thẩm,
về tinh thần thì không thay đổi nhiều. Qua trao đổi thì Phương Uyên vẫn
muốn được trình bày quan điểm và nhận thức pháp luật của mình tại phiên
tòa. Vì thời gian hạn chế, tôi phải nói thẳng quan điểm của mình: Kinh
nghiệm của tôi bảo vệ cho thân chủ theo căn cứ của pháp luật nhiều lần
mà không thay đổi được gì; vai trò của luật sư không đáng kể trong phiên
tòa. Mục tiêu của Phương Uyên là phải làm sao sớm được tự do, bây giờ
nên thay đổi khác với phương pháp của tôi trước đây. Bản chất của vụ án
thì xã hội đã biết rõ rồi. Xét xử như thế nào thì do hội đồng xét xử
quyết định và chịu trách nhiệm.
Tôi ra khỏi cổng Trại khoảng 200 mét, anh xe ôm phải chờ tôi hơn 2 tiếng rưỡi mà cũng không phàn nàn gì. Hôm nay, tôi gặp Phương Uyên cũng là ngày gia đình của Phương Uyên, gia đình của Kha, Uy đi thăm nuôi nhưng tôi cũng không có liên lạc trước để gặp họ. Anh xe ôm ở ngoài chờ, tuy trước đó tôi chưa kịp nói chuyện gì thấy tôi ra đã nói ngay gia đình con bé cũng vừa đi khỏi đây. Anh ta chở tôi chạy xe lên quán nước phía trước khoảng 50 mét để tìm thì không gặp gia đình Phương Uyên mà gặp bà Liên cùng con gái (chị gái Uy, Kha), đứa cháu ngoại bé gái khoảng 10 tuổi còn đang ở đó. Trong quán cùng có 02 gia đình phải chờ đến chiều để thăm nuôi người nhà ở trong Trại. Chúng tôi cùng nói chuyện với nhau và đến bữa chúng tôi ăn trưa luôn tại đó. Ăn trưa xong, bà Liên nói: mời luật sư về nhà chơi, nhà ở ngoài ruộng sát bờ sông Vàm Cỏ Tây cách đây hơn 1 cây số. Tôi nghĩ nếu không có việc chẳng bao giờ có cơ hội đến thăm nhà một người nông dân miền Tây Nam Bộ thứ thiệt. Hơn nữa, tôi cũng đã nghe hát và hát bài hát “Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây” mà chưa tận mắt trông thấy nó như thế nào. Tôi quay ra hỏi ý kiến anh xe ôm, vì buổi chiều tôi phải quay về thành phố Tân An mà đã đi ra tận ruộng xa đường quốc lộ thì không có phương tiện nào nữa. Anh xe ôm người miền Tây chất phác chấp nhận lời đề nghị của tôi về cùng thăm nhà bà Liên.
Đường từ Trại về nhà bà Liên, ngoằn nghèo theo đường bờ ruộng qua các
nhà dân ở lác đác bám theo ruộng làm nghề nông. Quãng đường thực tế
khoảng 3 – 4 cây số và để lại xe máy ở một nhà bán quán café ở vùng nông
thôn Nam Bộ để đi bộ theo bờ ruộng tiếp khoảng 1cây số mới đến nhà.
Xung quanh nhà bà Liên toàn là ao, hồ người dân trong rau rút ở đó, thửa
đất nhà bà Liên ở sát mép sông Vàm Cỏ Tây. Dòng sông này chảy về phía
biển có tách ra một nhánh gọi là sông Nhật Tảo nơi mà năm 1861 Nguyễn
Trung Trực đã tổ chức cuộc phục kích đốt cháy tàu chiến của thực dân
Pháp có tên là Espérance.
Thửa đất nhà bà Liên ở được ngăn ranh giới với xung quanh bằng những
bụi cây, hàng rào bằng cây hoặc mấy tấm lưới B40. Nhà bà Liên có 02 ngôi
nhà nhỏ trên thửa đất gần mép sông, một ngôi nhà nhỏ vách gỗ dựng trên
những cọc xi măng để phòng mùa nước lũ, một gian nhà xây nhỏ khác. Đồ
đạc trong nhà bà Liên không có vật gì đáng tiền, mặc dù bà Liên rất quý
chúng tôi nhưng do nhà chật chội chội nên đành phải tiếp tôi và anh xe
ôm ở chiếc bàn gỗ cũ ở ngay ngoài trái vừa là bếp cũng là nơi dùng làm
bàn ăn của gia đình bà. Bà Liên có 03 người con một con gái lớn và 02
con trai là Uy, Kha. Ở lại nhà chỉ còn có 02 vợ chồng bà Liên. Cả 02 vợ
chồng bà Liên đều yếu và mang bệnh trong người, khi tôi đến chơi ở nhà
bà Liên ở lại khoảng 3 tiếng đồng hồ cho đến khi về mà ông Chồng đi khám
bệnh trước đó ở trên thành phố Tân An vẫn chưa về. Kinh tế gia đình chỉ
trông vào các loại cây trái như bầu, mít, đu đủ, quả cóc…chăn nuôi mấy
con gà; cá thì bắt ở ao, hồ tự nhiên ở xung quanh nhà. Hôm nay, về cùng
là hai mẹ con con gái lớn của bà Liên cùng đi thăm nuôi Uy, Kha lúc sáng
cũng về chơi. Bà Liên mời tôi và anh xe ôm ở lại để bà làm chút mồi
nhậu theo tập quán của người miền Tây khi có khách đến nhà.
Nhà bà Liên cách nhà hàng xóm gần nhất cũng phải 300 mét. Bà Liên đãi
chúng tôi bằng những gì có tại vườn nhà. Cô con gái lớn thì ra vườn vặt
đu đủ chín trên cây, có nhiều quả chín mà không có người thu hoạch, bổ
đu đủ mời chúng tôi, quả ăn rất ngọt. Bà Liên lại đưa ra đĩa khô cá lóc,
cá lóc tự nhiên bắt từ ao, hồ quanh nhà. Sau đó bà Liên đi quanh nhà
một lúc mang về một con cá lóc to khoảng 2 cân và mấy con lươn to. Bà
Liên nói: giá có thằng Uy, thằng Kha ở nhà thì mới nhậu hết con cá lóc
to này, thôi có mấy người tôi làm món lươn xào hành, sả là đủ nhậu; hôm
nay, trong ấp vừa có một đám giỗ lên mấy thằng cháu nó nhậu xỉn hết rồi
chứ không thì tôi gọi nó đến nhậu cho vui. Chất đốt của gia đình bà Liên
là cành, cây trong vườn nhà đun bằng bếp đất nung. Trong khi đó, một bà
ở trong ấp thấy nhà bà Liên có khách đến chơi mang sang một góc to quả
mít chín cây ở vườn nhà và làm cá giúp bà Liên, bà làm xong phải về để
trông thằng cháu nội sắp ngủ dậy. Trong lúc bà Liên làm bếp thì cô con
gái giúp thu dọn đống quần áo, đồ đạc trong nhà bị lục tung chưa có sắp
xếp lại. Vừa làm, cô con gái vừa kể với chúng tôi đây là do hôm công an
đến khám nhà bắt thằng Uy, họ đã lục tung lên để tìm kiếm như tìm kiếm ở
nhà của một kẻ cắp; bố mẹ cô ốm bệnh chưa có tâm trí để mà dọn dẹp. Cô
cháu gái thì vừa chơi với con chó vừa luôn miệng hỏi mẹ nó là tại sao:
cậu Hai, cậu Ba lại bị người ta bắt, không được về nhà, nó nhớ cậu Hai,
cậu Ba nó không ăn cơm. Mẹ nó dớm nước mắt mà không trả lời được nó.
Nhận tiện gặp luật sư, cô con gái lớn của bà Liên hỏi thủ tục thuận
tình ly hôn ở tòa ra làm sao. Và cô con gái bà Liên kể rằng vì thằng
Kha, thằng Uy vướng vào chuyện như vậy lên ảnh hưởng anh dể nó không
được vào Đảng, có vào Đảng thì mới được đề bạt. Nếu vợ nó không chịu
cách ly với gia đình đằng nhà vợ thì nó ly dị và hai bên thuận tình vì
con gái bà không thể cách ly với gia đình bố mẹ và 02 em ruột. Món lươn
xào hành, xả đã xong bà Liên rót một ly rượu đầy theo thủ tục người miền
Tây chủ nhà uống 50% khách uống 50%, “tiền chủ hậu khách” bà Liên uống
trước, rồi đến tôi. Vừa uống xong ly rượu, bà Liên nói: rượu này ngon
lắm, tôi ngâm cây thuốc mua ở Tây Nguyên, chuẩn bị từ lâu rồi bà chỉ 02
bình rượu to ở trong nhà. Rượu này để cho đám cưới của thằng Uy đó thế
nhưng người ta bắt nó lên nhà gái họ cũng thôi rồi.
Chiều muộn, tôi và anh xe ôm cũng phải ra về thành phố Tân An. Bà
Liên đưa chúng tôi ra chỗ lấy xe máy, khi ra cổng tôi thấy có 02 người
đàn ông to con cầm cần câu loại tiền triệu giống như của dân đi câu cuối
tuần ở trên thành phố ngồi câu quay về hướng nhà bà Liên. Tôi ngạc
nhiên hỏi bà Liên: cá ở đây muốn bắt thì dùng lưới hoặc tát cạn mà bắt
sao lại có người thành phố về nơi heo hút này câu cá làm gì? Bà Liên thì
đã quen rồi, trả lời: “Ăng ten” đó nhà tôi ai đến là họ đến câu mà, bà
quen mặt mấy người này rồi. Chúng tôi ra đến chỗ quán café chỗ gửi xe
thì gặp 3 – 4 người mặc thường phục bà Liên quen và giới thiệu họ với
tôi: đây là mấy anh công an tỉnh ở phòng nọ, phòng kia và đây là luật sư
Sơn tôi mời đến thăm nhà còn đây là anh xe ôm không quen biết. Chúng
tôi chào nhau và tôi về trước.
Trên đây, là gia cảnh của 02 thanh niên “chống Đảng” và “chống Nhà nước” sáng ngày mai phải ra trước tòa mà tôi đến thăm chiều nay.
Thành phố Tân An, ngày 15/08/2013
Nguồn: FB LS Hà Huy Sơn
Luật sư nói rất chuẩn : Đối với chính quyền hiện nay để bào chữa cho Phương Uyên là bất khả thi vì chính quyền hiện tại với Tòa án do Cộng sản lãnh đạo làm gì có công lý !! Chúc Phương Uyên có lòng dũng cảm kiên định với con đường mình đã lựa chọn, Rồi một ngày không xa các Em sẽ được Tự do !!! Chúng Tôi luôn ủng hộ Bạn Xin cảm ơn LS với lòng nhiệt huyết của mình đã cố gắng hết sức không phụ lòng mong mỏi của Nhân dân !!!
Trả lờiXóaThật cảm động!
Trả lờiXóaCách viết của LS.Hà Huy Sơn đúng như con người LS (chỉ được nhìn qua ảnh) đã toát lên tính trung trực, đôn hậu, thân thiện, dễ mến, rấtt đáng kính trọng!
Xin gửi đến LS. Hà Huy Sơn lời cảm ơn chân thành và những tình cảm yêu mến của chúng tôi vì những gì ông đã làm cho Những Người Yêu Nước Dũng Cảm...
Kính chúc ông sức khoẻ, thành công!
Hai thanh niên Kha và Uy là những nông dân nghèo như vậy mà dám chống Đảng, chống NN sao ? Nếu đúng như thế thì hai thanh niên này đúng là những anh hùng . Còn chàng anh rể của Uy, Kha đối tượng Đảng kia như thế mà xứng đáng sắp được kết nạp đảng sao ? Một người bất trung bất nghĩa như thế mà được kết nạp đảng ! Thôi thế thì hết nói rồi !
Trả lờiXóaLuật sư Hà Huy Sơn đã tham gia bảo vệ cho rất nhiều tù nhân lương tâm. Tuy anh không bảo vệ được thân chủ của mình trước những bản án sai trái nhưng anh đã làm sáng tỏ chính nghĩa của họ. Như thế cũng là thành công rồi. Chúng tôi biết ơn anh rất nhiều.
Trả lờiXóaTôi nhận thấy anh ngày thông tuệ, ngày càng xót xa cho nỗi thống khổ của nhân dân. Bài viết kể chuyện một cách giản dị mà cảm động.
Cuộc sống của người nông dân ở đâu cũng thật bình dị
Trả lờiXóa"Nhận tiện gặp luật sư, cô con gái lớn của bà Liên hỏi thủ tục thuận tình ly hôn ở tòa ra làm sao. Và cô con gái bà Liên kể rằng vì thằng Kha, thằng Uy vướng vào chuyện như vậy lên ảnh hưởng anh dể nó không được vào Đảng, có vào Đảng thì mới được đề bạt. Nếu vợ nó không chịu cách ly với gia đình đằng nhà vợ thì nó ly dị và hai bên thuận tình vì con gái bà không thể cách ly với gia đình bố mẹ và 02 em ruột". Bỏ vợ để vào đảng ư??? Chẳng lẽ tổ chức đảng là nơi chứa chấp những kẻ bất nhân, bất nghĩa thế sao?
Trả lờiXóaĐọc đoạn này tôi lại nhớ đến một tình tiết mà tôi đã đọc được: một người dân Triều Tiên đang cứu đưa con nhỏ bé của mình trong cơn lũ thì thấy tấm hình Kim Nhật Thành trôi liền buông đưa con để lũ cuốn phăng để "cứu" bức hình Kim Nhật Thành. Thật đau xót...