Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

Lật chồng báo cũ: PHẢI GIỮ VỆ SINH CHUNG (1946)

Phải giữ vệ sinh chung
Phan Thị Nga
Nguyễn Bình Phương giới thiệu: Đây là bài báo của bà Phan Thị Nga (vợ của nhà văn Hoài Thanh) được in trong cuốn "Mười một tháng trong lao Thừa phủ" Nxb. Hội Nhà văn, 1999. Bài báo viết năm 1946 mà vẫn còn nguyên tính thời sự. Tuy nhiên cách để thứ tự: "bò, trâu, người, ngựa" thì có vẻ hơi bất công với mấy con trâu bò! 
Dân tộc ta không phải dân tộc không biết trọng sạch sẽ. Thế mà nhìn lại thành phố thì thật bê tha, nhớp nhúa. Đi trên toa xe lửa, ở các bến đò, bến xe, qua các cầu, các vườn hoa, trước sân ga, trong chợ, tất cả những chỗ công cộng chúng ta hít thở những mùi khai thối; chỗ này một đống rác nhặng bu, chỗ kia ít đám phân bò, trâu, người, ngựa.
Nguyên nhân vì đâu? Đồng bào thành phố là dân ngụ cư, thường sống biệt lập, rời rạc. một số đồng bào ta vô tình không nhận thức được chỗ trách nhiệm của cá nhân đối với đoàn thể. Sự nhớp nhúa bê tha trong mấy tháng nay như đã kể trên là một chứng cớ rõ rệt. Tự do cá nhân của một số người đã có…Họ lầm tưởng rằng hễ độc lập thì mình có quyền muốn làm gì thì làm miễn là đừng hại tới ai thì thôi. Xả rác, phóng uế ở ngoài đường đã có người quét dọn. Có sao đâu!
Cái nạn dịch tả đang bành trướng trong thành phố là một chứng cớ rất vững vàng chỉ bảo đồng bào biết cái kết quả của sự không vệ sinh là thế đó.
Hãy biết sống trong vòng kỷ luật, hãy biết tôn trọng đoàn thể, hãy có công tâm.
Giữ gìn vệ sinh chung cho đoàn thể là một bổn phận phải làm. Làm tròn bổn phận ấy chúng ta còn thực hiện được cả chỗ chúng ta biết tôn trọng quốc thể nữa. Đồng bào đừng để cho bọn Pháp bĩu môi bảo là khi không có chúng nó là chúng ta ăn ở bẩn thỉu.
Mong các đồng bào và các nhà chuyên trách để ý đến vệ sinh chung.
Báo Quyết thắng (Huế)- 1946.

16 nhận xét :

  1. Bài viết đã 66 năm rồi mà đọc vẫn nguyên giá trị thời sự .Thế mới thấy chúng ta chậm tiến bộ quá .Tôi có nhận xét hầu hết các bài báo thời kỳ sau CMT8 đều viết rất ngắn gọn ,mach lạc .Đó là nói những bài tôi được đọc .Ngắn gọn mà nhiều khám phá cũng là phong cách bình thơ của Hoài Thanh .

    Trả lờiXóa
  2. tại ở ta DÂN TRÍ THẤP - lời ông thống đóc Bình không phải của em nha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thống đốc Bình nói không phải à? Lời của em chắc phải là " dân trí chúng ta cao", đúng không? Suốt ngày chỉ thích " tự sướng", ai chê một chút là lồng lộn lên. Đó là tâm lý của lũ " dân trí thấp" đấy, Trường lưu ạ.

      Xóa
  3. Đồng bào đừng để cho bọn Pháp bĩa môi bảo là khi không có chúng nó là chúng ta ăn ở bẩn thỉu.

    Không có Pháp thì chúng ta đã có anh Ba tàu,
    Có điều sống với anh này thì Ô nhiễm môi trường gấp bội

    Trả lờiXóa
  4. Nhà báo nhảy lầu tự sát do: ?lúc 15:02 28 tháng 8, 2012

    Tại sao nhà báo Trung Quốc tự sát?

    http://tuoitre.vn/The-gioi/508524/Tai-sao-nha-bao-Trung-Quoc-tu-sat.html

    nhà bình luận lĩnh vực bất động sản nổi tiếng Lạt Khương khẳng định:
    “Tổng biên tập phụ trương Trái Đất của Nhân Dân Nhật Báo Từ Hoài Khiêm nhảy lầu tự sát do:

    dám nghĩ không dám nói,
    dám nói không dám viết,
    dám viết không dám công bố”.

    Trả lờiXóa
  5. Thêm tài liệu cổ TQ không có Hoàng Sa - Trường Salúc 15:19 28 tháng 8, 2012

    Người dân thủ đô Hà Nội xem tấm bản đồ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" của Trung Quốc (năm 1904) chứng minh điểm cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam - Ảnh: VIỆT DŨNG

    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/508877/Them-tai-lieu-co-TQ-khong-co-Hoang-Sa---Truong-Sa.html

    Như vậy, sau bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” xuất bản năm 1904 dưới thời Khang Hy (Trung Quốc) được tiến sĩ Mai Hồng công bố tại Hà Nội và tháng 7 vừa qua, Địa dư đồ khảo một lần nữa khẳng định cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không hề bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi đã sống 6 năm ở Mỹ và làm cái nghề dọn dẹp vệ sinh. Các bác biết không, tôi khám phá ra một điều làm tôi sửng sốt: Các thành phố, thị trấn ở đây sạch đẹp không phải vì nước Mỹ giàu, các bác ạ.

    Phải nói ngược lại mới đúng: một trong những điều quan trọng giúp họ giàu, đó là họ biết rằng bằng mọi giá phải ráng tổ chức làm sao cho cuộc sống chung được vệ sinh, ngăn nắp và trật tự. Họ chấp nhận những phí tổn lớn để thực hiện bằng được điều đó. Không phải vì "phú quí sinh lễ nghĩa" (tức là dư tiền nên bày đặt màu mè sang trọng), mà vì họ ý thức đó là một trong những điều kiện căn bản để xã hội thăng tiến, kinh tế phát triển, dân giàu nước mạnh.

    Thế nên họ phạt rất nặng những hành vi làm mất vệ sinh chung, như đi xe chỉ cần vứt mẩu tàn thuốc xuống đường, ở bang tôi police bắt được sẽ phạt ngay tắp lự 250 USD, tức bằng nửa tháng tiền ăn của gia đình tôi 4 người.

    Theo tôi thì người phương Tây sở dĩ ý thức được điều đó, chính là nhờ những kinh nghiệm hãi hùng về các trận dịch người chết như rạ mà họ trải qua suốt thời Trung cổ.

    Tôi nhớ lại hồi còn sống ở trong nước, bao nhiêu lần tôi chép miệng nhủ rằng: "Thôi, đất nước mình con nghèo nên mới sinh hoạt kém vệ sinh như vậy". Giờ tôi mới biết là mình đã hiểu sai hoàn toàn.

    Trả lờiXóa
  7. Tôi cũng đồng ý là 1 số người Việt còn rất kém ý thức cho nên không biết giữ vệ sinh .

    Tuy nhiên như bác Ha Le nói thi hơi mâu thuẫn đấy . Bác nói rằng không phải họ giàu họ mới vệ sinh . Tôi đồng ý 1 phần thôi . Nghèo cũng giữ vs tương đối được (nhưng rất khó trong những thành phố văn minh, lớn, đông đúc, rác thải hàng trăm ngàn tấn mỗi ngày, cống rãnh chằng chịt) Nhưng rồi bác lại nói "Họ chấp nhận những phí tổn lớn để thực hiện bằng được" . Thế nghĩa là phải rất tốn tiền mới giữ vs được . Cái này thì đúng đấy bác ạ . Trong các thành phố lớn các xứ Mỹ, Canada, Âu châu, Úc, .... thì các xe đổ rác, xe quét đường, xe hút bụi đường, xe xả nước, những người quét dọn lau chùi, lượm rác, hút bụi, các nơi công cộng làm việc liên tục, thường là những lúc sau giờ làm việc, tối khuya và sáng sớm . Tôi để ý thấy có biết bao nhiêu loại việc họ phải làm hàng ngày, hằng tuần . Tốn tiền không thể tả được . Sau 1 lễ hội, thường thì rác ngập cả đường chớ cũng không sạch sẽ gì. Nhưng vài tiếng đồng hồ sau đó với 1 đội ngũ quét dọn chuyên nghiệp (và tính tiền rất "kỹ") thì đường xá lại sạch bóng . Nếu bác Ha Le làm nghề vs thì bác chắc cũng thừa biết chuyện này (tốn kém) .

    Không phải tôi nói ra để bênh vực cho việc người Việt ta còn ăn ở mất vs . Nhưng cái gì cũng lệ thuộc vào cái túi tiền . Dân còn nghèo quá, xã hội đầy dẫy bất công, người dân đa số bị căng thẳng trong công ăn việc làm, miếng cơm manh áo, họ không đặt nặng vấn đề vs cũng phải thôi . Tôi nghĩ cũng bình thường thôi . Việt Nam ta mà khá lên được, bất công xã hội bớt đi, chính phủ có ngân sách cao hơn, có lương tâm và biết tổ chức thì chuyện vs sẽ được cải thiện .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hi hi, chào bác Hoàng Mai. Tôi sắp đến giờ đi làm rồi nhưng cái vụ này đụng đến... "nghề ruột" nên hứng quá phải gõ liền vài câu tiếp lời bác. Đúng thế, tiền mà dân Mỹ chi ra cho vệ sinh phải nói là rất lớn. Nhưng ở đây lâu tôi mới ngộ ra rằng dân Mỹ họ... "keo" lắm bác ạ, bỏ ra đồng nào là họ tính rất kỹ lợi hại chứ không vung tay tùy hứng bao giờ. Chính quyền địa phương một khi chi tiêu tiền thuế của dân cũng vậy, xài ẩu một đồng thôi là dân nó phản ứng liền. Xét như vậy tôi mới nói là không phải họ giàu có thừa mứa quá mới sinh ra sạch sẽ màu mè đâu. Họ chấp nhận tốn kém - đau xót ruột đấy chứ không chơi đâu - chỉ vì họ rất coi trọng vụ vệ sinh này. (Hi hi, khuya về tôi "tám" tiếp vụ này bác Hoàng Mai nhé, còn nhiều cái muốn nói lắm).

      Xóa
    2. Đừng biện hộ là tại dân ta còn nghèo, còn phải mưu sinh, tai... tóm lại là tại ông trời chứ không phải tại dân ta như bác Hoàng Mai này nữa. Tôi đã chứng kiến những người không phải là đã mất hết trí khôn, không biết suy nghĩ, nhưng cứ thản nhiên tống hết rác rưởi,kể cả những thứ không thể tiêu được như bịch nilon, ống hút, ly chén bằng nhựa mà họ đã sử dụng xuống đầy các miệng cống. Hành động này thì liên quan gì đến nghèo? đến căng thẳng? Hay bác Hoàng Mai cũng thường làm thế?

      Xóa
  8. quanh làng toàn ống tiêm !!!lúc 00:23 30 tháng 8, 2012

    Làng tôi khi xưa không nghiện ngập ...
    bây giờ quanh làng toàn ống tiêm !!!

    http://www.youtube.com/watch?v=um0AZp0xNY4&feature=related

    Cơn lốc ma tuý nó lan nhanh như một đại dịch, xã này có hàng trăm người nghiện.
    Có bản, như Xốp Mạt, đàn ông nghiện và đi tù gần hết, nhà chỉ còn đàn bà và trẻ con”.

    http://us.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/con-loc-ma-tuy-xoa-so-ban-lang-c46a466952.html?utm_source=feedburner&utm_medium=email&utm_campaign=Feed%3A+com%2FEYuS+%2824h%29

    Trả lờiXóa
  9. Cảnh u uất ở "lãnh địa ma túy"lúc 00:38 30 tháng 8, 2012

    Thảm cảnh “bản không chồng”

    Về xã Lượng Minh, nhiều người ở đây chua chát nói đùa đây là xã của những “bản không chồng”.
    Ma túy đã khiến nhiều gia đình ly tán, tan nát. Ông Vỹ cho biết:
    “Nhiều bản trong xã như Xốp Mạt, Minh Phương, Côi, Lả, Cà Moong, Đữa... từng được biết đến với cái tên “bản làng vắng bóng đàn ông”.
    Nguyên nhân là do phần lớn đàn ông hoặc phải đi tù vì ma túy hoặc sốc thuốc chết, nhiễm HIV... Có những gia đình khi bố vừa đi tù thì con lại bị bắt. Cũng có gia đình cả bố, mẹ và con cùng vào tù vì rủ nhau buôn bán ma tuý”.

    http://us.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/canh-u-uat-o-lanh-dia-ma-tuy-c46a405934.html

    Anh Lô Văn May - Trưởng bản Xốp Mạt cho biết, bản Xốp Mạt có 37 hộ thì 18 hộ có người bị nghiện. Tính từ năm 1994 tới nay đã có 23 người mắc nghiện, 27 người bị bắt đi tù, 6 người đã chết. Ngoài ra còn một số bản như: Bản Côi (11 đối tượng), Minh Phương (6 đối tượng)... Riêng bản Đửa có 43 người mắc nghiện trong đó có 6 cặp vợ chồng...

    Trả lờiXóa
  10. Mỹ là cái xứ đa chủng tộc, tôi lại có 2 điều may mắn: thứ nhất là được làm trong một hãng lớn chuyên về vệ sinh, riêng chi nhánh chỗ tôi có đến trên 300 công nhân vốn là người nhập cư đến từ nhiều nước; thứ hai là hãng tôi lại trúng hợp đồng phục vụ ngay tại bản doanh công ty Microsoft khổng lồ, có cả trên trăm cái building với đội ngũ nhân viên hàng trăm nghìn người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau - địa bàn rộng như một thành phố! Ba năm đầu tôi lại được phân vào đội lưu động, tuy cực hơn người khác nhưng được cái ngóc ngách xó xỉnh nào trong cái tổ hợp vĩ đại ấy tôi đều đã có dịp... đặt chân đặt tay vào. Thế là tôi tha hồ quan sát.

    Nhìn chung thì người Việt mình, và người Hoa nữa, có hiểu biết và có ý thức về vệ sinh khá hơn nhiều dân tộc khác, các bác ạ. (Tất nhiên về từng cá nhân thì dân nào cũng có những người ngăn nắp và những kẻ bê bối). Phải nói dân mình thuộc loại "trung bình khá" trở lên chứ không vừa. Đó là điều đáng mừng, mà tôi nghĩ là nhờ truyền thống từ xa xưa lận chứ không phải nhờ người phương Tây "khai sáng" cho mình thời thực dân đâu. Thế kỷ 15 trở về trước, các thành thị ở vùng Đông Á chúng ta sầm uất và chật cứng người nhưng lại có một nếp vệ sinh lành mạnh tiến bộ, rất ít xảy ra dịch bệnh; trong khi cũng thời đó thì tình hình phương Tây ngược hẳn, đến độ không ít lần họ phải báo động về sự suy giảm nghiêm trọng về tuổi thọ và dân số. Vụ này tôi biết khi được học những sách khảo cứu về lịch sử văn minh.

    Vậy nên bài học đầu tiên cho tôi là mình đừng mặc cảm về dân mình; đừng nghĩ một cách bi quan rằng nước mình nghèo nên không tài nào tổ chức cuộc sống chung cách khôn ngoan và khoa học hơn; rằng đành chịu vì cái khó nó bó cái khôn v.v... Tôi nghĩ dân mình đã có sẵn cái vốn quí báu ngay từ trong hiểu biết và ý thức, trong khi nhiều dân tộc đã chẳng những không giàu có gì hơn mình mà cái "vốn tự có" ấy cũng chẳng may chưa có nốt, cớ sao mình sớm nhụt chí?

    Bài học thứ hai, tôi nghĩ người Việt mình cần bỏ ngay quan niệm coi việc dọn dẹp vệ sinh là chuyện thấp kém tầm thường, cái việc dành cho... đàn bà con nít hoặc cho những người ít học bất tài. Tôi chưa bị người Mỹ nào kỳ thị tôi chỉ vì cái nghề tôi làm cả. Trái lại, khi thấy tôi làm việc quá tốt, kỹ lưỡng và tận tâm, không ít người còn kính trọng chào tôi là... "sir" nữa đó, (làm mình lại phải rụng rời, vì chưa thoát được cái mặc cảm đến từ một xứ nhược tiểu khỉ ho cò gáy!). Họ thực lòng hay không thì tôi biết chứ. Đàn ông Mỹ, ngay cả những người trí thức, họ có thể sắn tay áo làm bất cứ việc gì trong công tác vệ sinh hàng ngày, không những ở nhà họ hay nơi họ làm việc mà cả ở những ngày làm công tác thiện nguyện cho cộng đồng nữa. Và, cho dù là một ông kỹ sư bệ vệ lương cao gấp 10 lần tôi mà không biết giữ vệ sinh chung, thì người Mỹ họ tỏ sự bực mình, coi thường ra mặt. Nhiều lần tôi thấy họ in tờ giấy to tướng dán ngay bên cạnh cái chỗ vừa bị bày bừa mà rằng: "Này, mẹ của bạn không có ở đây để dọn dẹp cho bạn nhé!", tức là họ xem người đó như đứa con nít chưa trưởng thành.

    Điều thứ ba, tôi nghĩ nước mình nên khuyến khích và ưu đãi để tư nhân được đầu tư làm ăn vào lãnh vực vệ sinh này. Rất nên có những công ty tư nhân chuyên nghiệp cạnh tranh nhau chứ Nhà nước không nên ôm đồm. Một người công nhân trong hãng tôi, làm việc 8 tiếng một đêm, phục vụ ngon lành cho từ 700 đến 1000 nhân viên Microsoft (làm việc suốt ngày, ăn trưa ăn tối, vệ sinh và cả tắm rửa trong cái building to đùng), đó là chưa kể khách vãng lai ra vào. Năng suất cao đến không ngờ như vậy là nhờ sự đầu tư hợp lý vào máy móc, dụng cụ, tổ chức v.v... Đôi khi bọn tôi mệt quá thì cũng buột miệng than là mình bị bọn tư bản thối lát nó bóc nột, hi hi, nhưng họ trả lương đủ sống và một mình tôi đi làm thì cả nhà đều được hưởng bảo hiểm sức khỏe. Nghĩ đến sự cơ cực vất vả (và cả sự bị kỳ thị nữa) của các bạn công nhân vệ sinh ở Việt Nam, thì tôi thấy tôi sướng hơn họ gấp trăm lần!

    Trả lờiXóa
  11. Bánh kẹo độc hại Trung Quốc "bủa vây" các trường học Thủ đôlúc 14:34 30 tháng 8, 2012

    Các chuyên gia dinh dưỡng tại Viện nhận định:

    Hầu hết các loại bánh kẹo này sử dụng các loại phẩm màu độc hại,
    không đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Chỉ số dinh dưỡng bổ trợ cho sức khỏe con người là không hề có, thậm chí ăn vào có thể gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng con người.

    http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Banh-keo-Trung-Quoc-bua-vay-cac-truong-hoc-Thu-do/217660.gd

    Trả lờiXóa
  12. "Họ lầm tưởng rằng hễ độc lập thì mình có quyền muốn làm gì thì làm miễn là đừng hại tới ai thì thôi. Xả rác, phóng uế ở ngoài đường đã có người quét dọn. Có sao đâu" và " Giữ gìn vệ sinh chung cho đoàn thể là một bổn phận phải làm. Làm tròn bổn phận ấy chúng ta còn thực hiện được cả chỗ chúng ta biết tôn trọng quốc thể nữa. Đồng bào đừng để cho bọn Pháp bĩu môi bảo là khi không có chúng nó là chúng ta ăn ở bẩn thỉu"
    Bài báo cách đây 70 năm mà như viết về ngày hôm qua. Qua 70 năm "Việt Nam dân chủ cộng hòa" rồi đến "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", ý thức của người dân khi mới được "độc lập" ra sao thì bây giờ vẫn vậy, thậm chí còn được nâng lên "một tầm cao mới".
    Nhưng ý thức người dân phải chịu sự quản lý của chính quyền. Phải đặt câu hỏi, tại sao các quyền phổ quát của con người như quyền phát biểu ý kiến của mình, quyền biểu tình, quyền lập hội .... lại bị chính quyền cấm đoán và theo dõi đàn áp một cách "chuyên nghiệp" như vậy mà "quyền xả rác và đái bậy" thì chính quyền thả lỏng, thậm chí làm ngơ?

    Trả lờiXóa
  13. Về cái khu vực liêm chính, tư pháp thì các quan mình mất vệ sinh quá. Ăn rồi ỉa ngay tại đó. Chính vì thế mà thằng Fomosa nó xả chất độc hại đến phải bó tay.

    Trả lờiXóa