Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

CHỦ TỊCH HÀ NỘI TIẾP ĐẠI SỨ THÌ DÙNG LỄ NGHI RA SAO?

TIẾP ĐẠI SỨ THÌ DÙNG LỄ NGHI RA SAO?

(BÍ THƯ, CHỦ TỊCH HÀ NỘI CHỈ LÀ CỬA DƯỚI)

Đại sứ, hay còn gọi đầy đủ là Đặc mệnh Toàn quyền (có người lại bảo Đại sứ và Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền là hai phẩm bậc khác nhau) là nhân viên ngoại giao có chức vụ cao nhất, được chỉ định đại diện cho một quốc gia tại một đất nước khác hoặc một tổ chức quốc tế.

Theo đó, Đại sứ là người đại diện cấp cao nhất của một chính phủ tại thủ đô nước khác. Các nước sở tại thường cho phép đại sứ quản lý một khu vực nhất định, gọi là Đại sứ quán. Tại đây, các nhân viên ngoại giao và thậm chí cả các phương tiện giao thông thường được nước sở tại miễn trừ ngoại giao.

Riêng với Vương quốc Anh thì viên chức ngoại giao cấp cao của các quốc gia thành viên khối Thịnh vượng chung Anh thường được gọi là cao ủy; còn của Tòa Thánh (Vatican) gọi là Sứ thần. 

Đại sứ chính là đại diện thay mặt Tổng thống, Quốc vương, Chủ tịch nước có mặt trên đất nước mà ông ta đến thực thi trọng trách Đại sứ. Xe Đại sứ ra đường đi công vụ được phép cắm quốc kỳ và có cảnh sát dẫn đường. 

Tóm lại, sự hiện diện của Đại sứ tại các sự kiện mang tính ngoại giao thì NHƯ CÓ NGUYÊN THỦ, QUỐC VƯƠNG, TỔNG THỐNG hiện diện.

Vì vậy các nước Châu Âu và phần lớn các nước văn minh đều coi trọng Đại sứ, dành cho họ những sự trọng thị khi đón tiếp, trong đó có lễ Trình Quốc Thư (tức là mang bức QUỐC THƯ đến trình). 

Ngày 3/5/2018, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland Trần Ngọc An đã tới tiếp kiến và trình Quốc thư lên Nữ hoàng Elizabeth II. Đại sứ Trần Ngọc An vận quốc phục áo dài, khăn đóng cùng phu nhân và đoàn tùy tùng đợi sẵn ở cửa nhà riêng để đi xe vào hoàng cung.

Đại sứ và phu nhân được Nữ hoàng cho xe song mã đến tận nhà riêng để rước. Đây là một vinh dự dành cho tất cả các Đại sứ mới nhậm chức và trình Quốc thư. Vì Đại sứ chính là đại diện thay mặt Tổng thống, Quốc vương, Chủ tịch nước có mặt trên đất nước mà ông ta đến thực thi trọng trách Đại sứ. 

Hoàng gia Anh cho xe song mã đến đón Đại sứ và phu nhân tới Hoàng cung để trình Quốc thư là phù hợp với thông lệ ngoại giao và thể hiện sự trọng thị của Nữ hoàng, Hoàng gia đối với đất nước cử Đại sứ tới Nước Anh.



Phu nhân của Đại sứ VN tại Anh Trần Ngọc An mà chúng ta thấy trong ảnh trên khi tháp tùng chồng đi trình Quốc thư, cũng là một Đại sứ. Bà là Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển. Khi bà vào Hoàng cung trình Quốc thư cũng được Quốc vương cho xe song mã đến đón.

Trước kia, khi nhậm chức và trình Quốc thư, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng - Đại sứ VN tại Vương quốc Hà Lan cũng được rước bằng xe ngựa đưa vào Hoàng cung để trình Quốc thư.
 
Thường trong các hoạt động của mình, Đại sứ thỉnh thoảng có cuộc làm việc với lãnh đạo địa phương, nhưng chỉ ở các thành phố Thủ đô hoặc thành phố lớn. Ở Việt Nam là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Huế. 

Vì vậy, so vào phép ngoại giao thì lãnh đạo tỉnh (kể như Bí thư, Chủ tịch Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) còn dưới Đại sứ một bực. Vì Đại sứ là Đại diện của Nguyên thủ, Quốc vương, Tổng thống. 

Theo đó, Thủ đô Hà Nội, TP HCM hay bất cứ tỉnh thành nào mà có chuyến ghé thăm hay làm việc của bất kỳ Đại sứ nước nào thì các Bí thư, Chủ tịch của địa phương sở tại phải dành cho họ nghi thức trọng thị ở cửa trên của mình, cho dù theo phép ngoại giao họ rất khiêm tốn và nhã nhặn. 
 
Cách đây mấy ngày, “Đại sứ Pháp Nicolas Warnery đã có cuộc gặp với Phó bí thư thành ủy - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, ông Trần Sỹ Thanh vào ngày 27 tháng 9. Cuộc gặp gỡ này là dịp để trao đổi về rất nhiều chủ đề quan trọng của quan hệ hợp tác của chúng ta như dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 và sự hỗ trợ kỹ thuật của Pháp cho thành phố Hà Nội trong lĩnh vực giao thông bền vững”.(trích bản tin của ĐSQ Pháp tại VN). 

Ông Trần Sỹ Thanh chỉ là quan chức cấp tỉnh. Chưa kinh qua các cuộc đón tiếp ngoại giao với quốc tế, nên đã có phong thái và dung mạo khiến người ta nghĩ ông là cửa trên của Đại sứ. Ông cần rút kinh nghiệm.





Khoảnh khắc khi bắt tay chụp ảnh ông đã để lộ ra 2 chi tiết thiếu tinh tế và vi phạm nguyên tắc ngoại giao. Đó là khi Ngài Đại sứ nhìn vào ông thì ông Thanh lại nhìn đi chỗ khác. Và có khoảnh khắc ông đút tay vào túi quần khi đang bắt tay Ngài Đại sứ. (Theo Ký giả Hồng Lam, để khắc phục thói quen này, Phu nhân Chủ tịch cần gọi thợ khâu bịt các túi quần các bộ vét của ông nhà để ông Thanh sẽ không còn thói quen đút tay vào túi quần trong các nghi lễ trọng nữa).

Lâm Khang tổng hợp.
Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Anh quốc.
Ảnh: Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.

6 nhận xét :

  1. Lùn toàn diện

    Trả lờiXóa
  2. Chạy lung tung hàng chục vị trí rồi về HN, lỗi là chưa luân chuyển về Bộ NG để học phép tắc.

    Trả lờiXóa
  3. Phong độ trịch thượng,xiêm y thì kệch cỡm

    Trả lờiXóa
  4. Quan của ta phần lớn đều như vậy. Học hành đào tạo không đến nơi đến chốn. Nên khi đối ngoại, thường rất phản cảm. Nhưng xét cho cùng, họ là những nhân vật QUAN TRỌNG chứ có bao giờ được DÂN TRỌNG đâu.

    Trả lờiXóa
  5. Có 16 năm trời chuyển ổ đến 11 nơi thì đào đâu ra năng lực và kinh nghiệm hở giời ???

    Trả lờiXóa