NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN KHÁNH ĐÃ VỀ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC
Hoàng Quốc Hải
Nguyễn Xuân Khánh - Nhà văn lớn, đúng nghĩa nhất của từ này, đã rời cõi tạm, đã chính thức chia tay gia đình - người thân - bạn bè và bạn đọc để về nơi của ông, nơi ông an nghỉ vĩnh hằng, không còn vương vấn chuyện thế gian nữa. Vậy chớ nhà văn của chúng ta về đâu?
Tôi tin là Bụt Adida đã phái Thị giả là Sư cụ Chùa Sọ xuống trần, tiếp dẫn ông về Thế giới Cực Lạc trước khi Mẫu Thượng Ngàn kịp nghênh đón ông. Đó là phần thưởng mà Bụt Adida dành cho ông. Bởi ông đã viết tác phẩm “Đội Gạo Lên Chùa”. Tác phẩm này được xem như một bản tường trình trung thực nhất, về tình trạng Phật pháp tiêu điều trong thời mạt pháp, tại một nơi chốn cụ thể trong cõi Ta Bà. Điều quan trọng là ông viết với cái tâm trong sáng, yêu thương, không thù hận. Mặc dù bao nhiêu người thiện xuất gia cũng như tại gia, bị hành hạ đến tận cùng của sự đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần, nhưng không một ai nảy sinh thù hận, mà chỉ một lòng lấy ân báo oán.
Tác phẩm này đã gây ấn tượng không chỉ trong cộng đồng xã hội, mà điều hết sức ngạc nhiên, nó còn ảnh hưởng tới các tầng lớp tăng ni, Phật tử. Bằng chứng là khi tôi đang viết bài này, phải dừng lại bởi nhiều cuộc gọi của quý sư thầy, sư cô, nhờ tôi chuyển lời phân ưu tới gia đình nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, hoặc nhờ tôi thắp giùm một nén nhang cùng lời cám ơn vì đã được đọc tác phẩm “ Đội Gạo Lên Chùa” của cố nhà văn, nhưng không có cơ hội diện kiến. Các cuộc gọi đây là của các quý sư thầy, quý sư cô trong một số chùa từ miền Trung đến tận miền Tây Nam Bộ.
Bụt nhìn suốt sáu cõi, công bằng và bác ái, nên Bụt cho đón nhà văn Nguyên Xuân Khánh về Tây phương Cực Lạc, cũng là điều dễ hiểu.
Phần người ra đi, thế là xong một nhẽ. Nhưng còn phần chúng ta, phần những người ở lại, ta nói chuyện thế gian, nói về ông. Nói về thời ông bị đầy xuống Cõi Ta Bà. Theo thông lệ, ta vẫn phải điểm một chút lý lịch trích ngang của nhà văn.
Thông tin trong “Cáo phó” nói nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933, tuổi Qúy Dậu. Theo tôi, chỗ này nên xem lại. Bởi tôi quen thân với cả nhóm các anh. Trong đó người nhiều tuổi nhất là Mạc Lân sinh năm 1928 (Mậu Thìn); Lê Bầu sinh năm 1930 (Canh Ngọ); Vũ Bão sinh 1931 (Tân mùi); Nguyễn Xuân Khánh – Châu Diên (Phạm Toàn) – Dương Tường đều sinh năm 1932 (Nhâm Thân); Hoàng Tiến; Hứa Văn Định; Vũ Thư Hiên sinh năm 1933 (Qúy Dậu); Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934 (Giáp Tuất) v. v…
Như vậy, nếu tính theo tuối âm lịch như ta thường tính, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh của chúng ta hưởng dương thọ đúng 90 năm. Nguyễn Xuân Khánh sinh trưởng trong một gia đình khá giả tại thôn Cổ Nhuế, xưa là ngoại thành Hà Nội. Làng này có cấu trúc điển hình một làng quê Việt. Có cảnh quan đẹp. Đình, chùa, quán, miếu, điện, đền đủ hết. Cây đa bến nước, đầm hồ giăng mắc với lớp lớp lũy tre ken kín xóm thôn. Những cảnh mô tả trong tiểu thuyết “Mẫu Thượng Ngàn”, “Đội Gạo Lên Chùa” thường ông lấy nguyên mẫu làng mình hoặc quanh quanh mấy làng gần đó.
Nguyễn Xuân Khánh đậu Tú tài toán toàn phần (Baccalaureat complet) năm 1951 tại Hà Nội, ở tuổi 19. Ông thi vào trường Đại học Y, và đang học năm thứ nhất; ông bỏ trốn ra hậu phương theo kháng chiến chống xâm lược Pháp. Đó là điều khả ái nhất đối với một thanh niên trí thức. Và nó cũng báo hiệu nhân cách của một nhà văn lớn từ đây.
Vào thời điểm đó nếu muốn, Nguyễn Xuân Khánh có thể xin học bổng qua Pháp du học, không phải là điều quá khó. Hoặc qua Pháp vừa học vừa làm, cũng là một xu hướng nhiều người từng lựa. Nhưng Nguyễn Xuân Khánh chọn con đường tham gia chiến đấu, giải phóng dân tộc.
Tưởng cũng nên biết, tình hình cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp của chúng ta vào các năm từ 1950 – 1952, là thời kỳ gian nan nhất. Cả Bắc Bộ địch chiếm hầu hết từ thành thị tới nông thôn, dồn ta lên Việt Bắc hoặc vào Khu Bốn. Đây là thời kì đỉnh điểm của khó khăn gian khổ gần mười năm, trong cuộc kháng chiến trường kỳ.
Ấy vậy mà chàng trai 20 tuổi Nguyễn Xuân Khánh đã từ bỏ cuộc sống yên bình. Và sung sướng, cao sang, nhà lầu, xe hơi, vợ đẹp, con khôn đều trong tầm tay anh, chứ chẳng phải là mơ ước nữa. Nhưng… Nhưng Nguyễn Xuân Khánh đã: Bỏ! Bỏ! Bỏ tất cả để lên đường phụng sự Tổ quốc. Tổ quốc trên hết ! Đó là mệnh lệnh từ trái tim. Đã có hàng triệu, hàng triệu, người con đất Việt biết hy sinh hạnh phúc cá nhân như Nguyễn Xuân Khánh. Và trong số đó, cũng hàng triệu những người con ưu tú ấy đã hy tính mạng mình, để có hình hài Tổ quốc hôm nay, để cho ta xem ngắm, tự hào và thụ hưởng.
Kháng chiến thắng lợi trở về, Nguyễn Xuân Khánh là anh giáo dạy chữ cho đồng đội. Rồi anh về Tạp chí Văn Nghệ Quân đội, viết văn. Rồi tai nạn nghề nghiệp, anh ra khỏi quân đội, chuyển sang làm việc tại báo Thiếu niên Tiền phong. Rồi lại tai nạn, anh về hưu ở tuổi 40.
Vào khoảng thập niên 70 của thế kỷ 20, nhóm các nhà văn như tôi vừa nói thường gặp gỡ nhau tại Hội Văn nghệ Hà Nội, nơi tôi và các anh Mạc Lân, Lê Bầu, Vũ Bão, Thọ Sơn, Hoài Anh làm việc. Hoài Anh với tôi cùng tuổi, lớp đàn em. Thời gian này thì Vũ Thư Hiên đang ở trong tù. Bùi Ngọc Tấn từ báo Tiền Phong xin hạ phóng về báo Hải Phòng Kiến Thiết để viết văn từ giữa thập niên 60. (Các nhà văn Mạc Lân, Vũ Bão cũng từ báo Tiền Phong thoát ra). Nhà văn Lê Bầu thời gian đó (1969 – 1971) đang cải tạo lao động tại nhà máy Cao su Sao Vàng. Nhà văn Vũ Bão trong Cải cách ruộng đất viết tác phẩm “Sắp cưới” được hoan nghênh hết cỡ. Nhưng sau Cải cách ruộng đất, tác phẩm ấy khiến tác giả khốn khổ. Anh bị đi cải tạo lao động ở tỉnh Hà Nam. Lúc này đã được Hội Văn nghệ Hà Nội xin về. Nhưng độ tin cậy không cao. Nhà văn Dương Tường đã qua Công an thẩm vấn, công tác đang bị treo dò. Nhà văn Châu Diên (Phạm Toàn) chạy qua Bộ Giáo dục. Nhà văn Mạc Lân thấp thỏm chờ thẩm vấn. Một trong những lí do gây nên tội, là vào dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga, Vũ Thư Hiên và Mạc Lân rủ nhau mua hoa vào Đại sứ quán Liên Xô chúc mừng. Cùng với việc nghi Vũ Thư Hiên có tham gia nhóm Xét lại, nên anh bị lưu đầy trong nhiều trại giam tới 9 năm mà không qua bất cứ một vụ xét xử nào, không có án tích gì hết.
Bụt nhìn suốt sáu cõi, công bằng và bác ái, nên Bụt cho đón nhà văn Nguyên Xuân Khánh về Tây phương Cực Lạc, cũng là điều dễ hiểu.
Phần người ra đi, thế là xong một nhẽ. Nhưng còn phần chúng ta, phần những người ở lại, ta nói chuyện thế gian, nói về ông. Nói về thời ông bị đầy xuống Cõi Ta Bà. Theo thông lệ, ta vẫn phải điểm một chút lý lịch trích ngang của nhà văn.
Thông tin trong “Cáo phó” nói nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933, tuổi Qúy Dậu. Theo tôi, chỗ này nên xem lại. Bởi tôi quen thân với cả nhóm các anh. Trong đó người nhiều tuổi nhất là Mạc Lân sinh năm 1928 (Mậu Thìn); Lê Bầu sinh năm 1930 (Canh Ngọ); Vũ Bão sinh 1931 (Tân mùi); Nguyễn Xuân Khánh – Châu Diên (Phạm Toàn) – Dương Tường đều sinh năm 1932 (Nhâm Thân); Hoàng Tiến; Hứa Văn Định; Vũ Thư Hiên sinh năm 1933 (Qúy Dậu); Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934 (Giáp Tuất) v. v…
Như vậy, nếu tính theo tuối âm lịch như ta thường tính, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh của chúng ta hưởng dương thọ đúng 90 năm. Nguyễn Xuân Khánh sinh trưởng trong một gia đình khá giả tại thôn Cổ Nhuế, xưa là ngoại thành Hà Nội. Làng này có cấu trúc điển hình một làng quê Việt. Có cảnh quan đẹp. Đình, chùa, quán, miếu, điện, đền đủ hết. Cây đa bến nước, đầm hồ giăng mắc với lớp lớp lũy tre ken kín xóm thôn. Những cảnh mô tả trong tiểu thuyết “Mẫu Thượng Ngàn”, “Đội Gạo Lên Chùa” thường ông lấy nguyên mẫu làng mình hoặc quanh quanh mấy làng gần đó.
Nguyễn Xuân Khánh đậu Tú tài toán toàn phần (Baccalaureat complet) năm 1951 tại Hà Nội, ở tuổi 19. Ông thi vào trường Đại học Y, và đang học năm thứ nhất; ông bỏ trốn ra hậu phương theo kháng chiến chống xâm lược Pháp. Đó là điều khả ái nhất đối với một thanh niên trí thức. Và nó cũng báo hiệu nhân cách của một nhà văn lớn từ đây.
Vào thời điểm đó nếu muốn, Nguyễn Xuân Khánh có thể xin học bổng qua Pháp du học, không phải là điều quá khó. Hoặc qua Pháp vừa học vừa làm, cũng là một xu hướng nhiều người từng lựa. Nhưng Nguyễn Xuân Khánh chọn con đường tham gia chiến đấu, giải phóng dân tộc.
Tưởng cũng nên biết, tình hình cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp của chúng ta vào các năm từ 1950 – 1952, là thời kỳ gian nan nhất. Cả Bắc Bộ địch chiếm hầu hết từ thành thị tới nông thôn, dồn ta lên Việt Bắc hoặc vào Khu Bốn. Đây là thời kì đỉnh điểm của khó khăn gian khổ gần mười năm, trong cuộc kháng chiến trường kỳ.
Ấy vậy mà chàng trai 20 tuổi Nguyễn Xuân Khánh đã từ bỏ cuộc sống yên bình. Và sung sướng, cao sang, nhà lầu, xe hơi, vợ đẹp, con khôn đều trong tầm tay anh, chứ chẳng phải là mơ ước nữa. Nhưng… Nhưng Nguyễn Xuân Khánh đã: Bỏ! Bỏ! Bỏ tất cả để lên đường phụng sự Tổ quốc. Tổ quốc trên hết ! Đó là mệnh lệnh từ trái tim. Đã có hàng triệu, hàng triệu, người con đất Việt biết hy sinh hạnh phúc cá nhân như Nguyễn Xuân Khánh. Và trong số đó, cũng hàng triệu những người con ưu tú ấy đã hy tính mạng mình, để có hình hài Tổ quốc hôm nay, để cho ta xem ngắm, tự hào và thụ hưởng.
Kháng chiến thắng lợi trở về, Nguyễn Xuân Khánh là anh giáo dạy chữ cho đồng đội. Rồi anh về Tạp chí Văn Nghệ Quân đội, viết văn. Rồi tai nạn nghề nghiệp, anh ra khỏi quân đội, chuyển sang làm việc tại báo Thiếu niên Tiền phong. Rồi lại tai nạn, anh về hưu ở tuổi 40.
Vào khoảng thập niên 70 của thế kỷ 20, nhóm các nhà văn như tôi vừa nói thường gặp gỡ nhau tại Hội Văn nghệ Hà Nội, nơi tôi và các anh Mạc Lân, Lê Bầu, Vũ Bão, Thọ Sơn, Hoài Anh làm việc. Hoài Anh với tôi cùng tuổi, lớp đàn em. Thời gian này thì Vũ Thư Hiên đang ở trong tù. Bùi Ngọc Tấn từ báo Tiền Phong xin hạ phóng về báo Hải Phòng Kiến Thiết để viết văn từ giữa thập niên 60. (Các nhà văn Mạc Lân, Vũ Bão cũng từ báo Tiền Phong thoát ra). Nhà văn Lê Bầu thời gian đó (1969 – 1971) đang cải tạo lao động tại nhà máy Cao su Sao Vàng. Nhà văn Vũ Bão trong Cải cách ruộng đất viết tác phẩm “Sắp cưới” được hoan nghênh hết cỡ. Nhưng sau Cải cách ruộng đất, tác phẩm ấy khiến tác giả khốn khổ. Anh bị đi cải tạo lao động ở tỉnh Hà Nam. Lúc này đã được Hội Văn nghệ Hà Nội xin về. Nhưng độ tin cậy không cao. Nhà văn Dương Tường đã qua Công an thẩm vấn, công tác đang bị treo dò. Nhà văn Châu Diên (Phạm Toàn) chạy qua Bộ Giáo dục. Nhà văn Mạc Lân thấp thỏm chờ thẩm vấn. Một trong những lí do gây nên tội, là vào dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga, Vũ Thư Hiên và Mạc Lân rủ nhau mua hoa vào Đại sứ quán Liên Xô chúc mừng. Cùng với việc nghi Vũ Thư Hiên có tham gia nhóm Xét lại, nên anh bị lưu đầy trong nhiều trại giam tới 9 năm mà không qua bất cứ một vụ xét xử nào, không có án tích gì hết.
Việc này cần nói thêm một chút, để bạn đọc rõ hơn về hoàn cảnh của các nhà văn vào thời điểm lịch sử oái oăm đó. Họ là nạn nhân của những khuynh hướng tư tưởng chính trị mỗi khi có thay đổi. Lúc này đang là khuynh hướng "chống Xét lại". Nhưng trước đó, là "chống Nhân văn – Giai phẩm". Và nữa là khuynh hướng "chống Giáo điều"… Thật ra, nó chỉ là sự lệch pha trong quan niệm ứng xử với hai kẻ tranh "ngôi bá" trong phe xã hội chủ nghĩa, mà theo cách giải mã rất thông minh của dân gian qua lời trẻ hát đồng dao: "Ông Liên Xô, bà Trung Quốc. Ông đi guốc, bà đi giầy. Ông nhảy dây, bà đá bóng…". Vấn đề chỉ đơn giản vậy thôi, mà khiến bao thân phận con người, bao tài năng bị văng vật…
Không khí thời gian đó ảm đạm vô cùng, nên các anh thường qui tụ để động viên nhau. Tuy khắc nghiệt, nhưng vẫn phải sống, Mạc Lân vừa bán máu vừa viết thuê. Hứa Văn Định cũng viết thuê. Nghĩa là các anh viết cho người khác đứng tên in. Trong đó có vài người đã trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Chẳng biết sau này các vị viết văn học sử thế nào đây?
Nguyễn Xuân Khánh thì nuôi lợn, nom hình ảnh anh loẻo khoẻo đạp chiếc xe đạp cà tàng, đèo hai thùng nước gạo đi xin góp từ các nhà mà anh đặt thùng, để về nuôi lợn. Chiếc xe đạp của Nguyễn Xuân Khánh, theo cách nói hài hước của Vũ Bão thì các bộ phận đều phát ra tiếng kêu dữ dội, trừ chiếc chuông. Mỗi khi vào nhà tôi, anh thường ý tứ dựa chiếc xe vào sát hàng rào phía ngoài. Bước vài bước lại quay lại nhìn. Yên tâm rồi anh mới vào sân sỏi, đi rất nhẹ như người đi nhón về phía vòi nước, rửa tay chân rồi ghé cửa phòng tôi, ló nhìn qua cửa kính xem có người bên trong, anh mới khẽ gõ. Mô tả nơi tôi ở sang trọng như vậy, là bởi ngày ấy tôi sống độc thân tại cơ quan Hội Văn nghệ Hà Nội, đặt tại nhà số 90 phố Hàng Bông Thợ Nhuộm. Tôi được phân ở tạm căn phòng cỡ 10 m2 nơi tầng hầm, nguyên là ga ra ô tô của chủ Ngân hàng người Pháp. Nói là các anh thường gặp gỡ nhau tại Hội Văn Nghệ Hà Nội, là nói cho sang thôi, chứ thực ra là tại căn phòng chật chội của tôi, đôi khi nhét tới gần hai chục người. Căn phòng tôi không khóa, chỉ khép hờ để các anh muốn ra vào lúc nào cũng được. Tôi với anh Mạc Lân, Vũ Bão làm việc trên tầng 3, nhưng thường chạy lên chạy xuống. Tiếp các anh chỉ có nước trắng, nhưng có ngày tôi phải đun tới 10 phích loại 2lit rưỡi vẫn không đủ uống. Trong số các anh thì Xuân Khánh là mảnh khảnh, thư sinh nhất. Nhưng khi đã vào chuyện anh lại sôi nổi nhất. Anh say sưa kể về cái thú nuôi lợn. Anh mô tả tính cách của từng con lợn, từ nết ăn, đến sự lấy thịt đè người, bắt nạt, tranh ăn của con đầu đàn. Tôi thấy anh quan sát và mô tả đầy hứng thú, tựa như anh là một nhà tâm lý học động vật, chuyên trách về loài heo vậy. Tôi có cảm giác nhà văn Nguyễn Xuân Khánh có nét tương đồng với nhà văn Anh George Orwell viết “Trại súc vật”.
Thấy nhà văn Xuân Khánh say sưa nói về thế giới lợn của anh. Nhà văn Mạc Lân bật dậy nói luôn: “Thế thì mày viết đi Khánh. Tao tin là Nobel đấy”. Và các anh đều ùa vào thúc giục anh Xuân Khánh phải viết. Xuân Khánh chỉ ậm ừ: “Để xem thế nào đã. Những thứ thằng Tường dịch của George Amado hay như vậy mà có ma nào in. Tao đang dịch dở George Sand rồi cũng bỏ đó”.
Qủa là những người trí thức sáng tạo thì không gì có thể cản trở được công việc sáng tạo của họ, trừ khi bản thân họ thoái chí, đầu hàng trước hoàn cảnh. Chừng gần một năm sau, tôi thấy anh Xuân Khánh khoe: “Tao viết xong rồi nhé”. Các bạn nhao nhao đòi đọc. Anh Khánh bảo: “Tao chỉ có một bản viết tay, đưa chúng mày lỡ mất hoặc rơi vào tay công an thì tao đi ở chung với thằng Vũ Thư Hiên à?”. Anh Dương Tường lên tiếng: “Thằng Khánh đưa tao đánh máy. Nhưng nói trước, tao chỉ cho mày một bản để cho mấy thằng chuyền tay nhau đọc thôi, chứ lọt ra ngoài là tù cả lũ”. Đó là bản thảo cuốn tiểu thuyết “Trư Cuồng”. Khi đến lượt tôi được đọc thì bản đánh máy đã xơ tướp, nhiều trang mất góc. Gần đây Nhà sách Nhã Nam in lại, đổi tên thành “Chuyện Ngõ Nghèo”.
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh dường như có duyên với Nhà xuất bản Phụ Nữ, vì hầu hết tác phẩm của ông đều được công bố từ nhà xuất bản này.
Trong bộ ba tác phẩm lớn của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh thì “Mẫu Thượng Ngàn”, “Đội Gạo Lên Chùa” là những tác phẩm có thiên hướng “Tiểu thuyết đồng quê”, “tiểu thuyết phong tục”. Đây là những loại tiểu thuyết dễ đọc, nhưng khó viết. Vốn sống nghèo, hàm lượng văn hóa mỏng, bút pháp non, sẽ nắm chắc sự thất bại.
Với tác phẩm “Hồ Qúy Ly” thuộc loại tiểu thuyết luận đề. Ở tác phẩm này tác giả đề cập một vấn đề lớn, khi xã hội rơi vào trì bế, buộc phải cải cách. Cải cách hay là chết. Cải cách đúng hướng, sẽ thúc đẩy xã hội tiến lên. Cải cách chệch hướng sẽ phá nát xã hội với sức tàn phá kép. Tôi không tham gia bình luận gì hết. Nhưng thử hỏi tại sao tác phẩm này được nhiều người hâm mộ. Chắc chắn nó phải đạt tính nghệ thuật và tính tư tưởng cao. Nếu đạt được bút pháp nghệ thuật mà không có giá trị tư tưởng thì tác phẩm chỉ đạt mức độ giải khuây cho người đọc, nhiều nhất là một lần, và không có khả năng tái bản. Tiểu thuyết “Hồ Qúy Ly” đạt tiêu chuẩn kép. Cuộc cải cách máu thịt của Hồ Qúy Ly cầm chắc thất bại. Vì mục tiêu cuộc cải cách không hướng về khối người lớn nhất là cộng đồng dân tộc, mà nó hướng về giới quí tộc và bộ máy cầm quyền của nhà Hồ. Nó vô hiệu hóa, thậm chí thủ tiêu vai trò của giới trí thức bằng thủ đoạn lừa gạt với chiêu bài “Cầu lời nói thẳng”. Kết quả vì nói thẳng, nên Trạng nguyên Đào Sư Tích phải biếm chức và lưu đầy. Tiến sĩ Trần Đình Thâm chọc thủng màng tai để khỏi nghe điều dối trá nơi triều hội. Nho sĩ nổi tiếng Bùi Mộng Hoa mài lưỡi dao sắc nhọn bằng chiếc lá lúa, ngậm trong họng để tuyệt đối không nói năng gì. Bởi nếu nói, lưỡi dao trôi xuống họng, chết liền. Còn nhà chép sử Sử Văn Hoa (nhân vật hư cấu sống động) thì kiên quyết không cộng tác với chính quyền đương thời. Ông bị bắt, bị án chém. Nhưng cho trảm giam hậu. Tức tạm giam, chưa chém. Ông có nguyện vọng duy nhất phải chép cho được bộ “Trần sử” rồi xin thụ án. Tức là phải chép cho bằng được giai đoạn lịch sử thuộc Nhà Trần, thời đại bị nhà Hồ vừa xô đổ. Trong khi đó, một chữ cũng không thí cho chế độ đương thời. Cuối cùng, cha con Hồ Qúy Ly phải nhượng bộ, phải đưa giấy bút vào nhà tù cho Sử Văn Hoa chép sử Nhà Trần.
Tuy nhiên, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã gửi tới độc giả một thông điệp rất rõ ràng, cái thời mà ông đang viết đó là THỜI THIÊN TÚY. Tức là bậc cao minh nắm quyền tối thượng đã là một kẻ nát say, mê lú; thử hỏi y còn làm sao đủ tỉnh táo, sáng suốt mà định được đường hướng đúng đắn cho sự phát triển của cả một dân tộc. Kết cục là Hồ Qúy Ly thân bại danh liệt, nước mất nhà tan, cha con, ông cháu đều bị giặc bắt, giặc giết, hận tới muôn sau.
Truyện lớn tầy đình thế mà bút pháp tác giả cứ lạnh tanh, ngôn ngữ cứ tưng tửng, cứ nhẩn nha như người kể chuyện đời. Tầm vóc của một nhà văn lớn là ở chỗ đó!
Anh Nguyễn Xuân Khánh quý mến, nhân chuyến anh đi xa, đi về miền Tây Phương Cực Lạc, tôi có đôi lời thô phác tiễn anh. Anh cho gởi lời thăm tới các anh Mạc Lân, Hoàng Tiến, Vũ Bão, Châu Diên, Bùi Ngọc Tấn, Hứa Văn Định… và cả Hoàng Ngọc Phú (Phú là người cưu mang bảo vệ Bùi Ngọc Tấn trong lúc khó khăn hiểm nghèo)
Tuy nhiên, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã gửi tới độc giả một thông điệp rất rõ ràng, cái thời mà ông đang viết đó là THỜI THIÊN TÚY. Tức là bậc cao minh nắm quyền tối thượng đã là một kẻ nát say, mê lú; thử hỏi y còn làm sao đủ tỉnh táo, sáng suốt mà định được đường hướng đúng đắn cho sự phát triển của cả một dân tộc. Kết cục là Hồ Qúy Ly thân bại danh liệt, nước mất nhà tan, cha con, ông cháu đều bị giặc bắt, giặc giết, hận tới muôn sau.
Truyện lớn tầy đình thế mà bút pháp tác giả cứ lạnh tanh, ngôn ngữ cứ tưng tửng, cứ nhẩn nha như người kể chuyện đời. Tầm vóc của một nhà văn lớn là ở chỗ đó!
Anh Nguyễn Xuân Khánh quý mến, nhân chuyến anh đi xa, đi về miền Tây Phương Cực Lạc, tôi có đôi lời thô phác tiễn anh. Anh cho gởi lời thăm tới các anh Mạc Lân, Hoàng Tiến, Vũ Bão, Châu Diên, Bùi Ngọc Tấn, Hứa Văn Định… và cả Hoàng Ngọc Phú (Phú là người cưu mang bảo vệ Bùi Ngọc Tấn trong lúc khó khăn hiểm nghèo)
Xóm vắng Pháo Đài Láng ngày 14/ 6/2021.
H.Q.H
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét