Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

THỰC NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG: CẦN THIẾT HAY KHÔNG?



THỰC NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG:
CẦN THIẾT HAY KHÔNG?


Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ
Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA

Trong những trường hợp vụ án có nhiều điều hoài nghi, không logic thì đó là điều “RẤT CẦN THIẾT” để đưa sự thật ra ánh sáng.

Trong tài liệu về “khoa học hình sự” có nhắc đến một vụ án xảy ra vào triều đại nhà Ngô (khoảng năm 220-280 sau Công Nguyên). Một người phụ nữ đã sát hại chồng và sau đó phóng hỏa đốt ngôi nhà khiến căn nhà bị thiêu rụi, khai man rằng chồng cô đã chết do cháy nhà. Tuy nhiên, gia đình chồng nghi ngờ cô và tố cáo cô trước chính quyền. Người phụ nữ phủ nhận tội ác của mình. Chang Chu sau đó đã cho bắt hai con heo. Anh ta đã giết một con và để con còn lại sống. Sau đó, anh ta đốt cháy cả hai con trong một nhà kho với một đống củi. Khi điều tra sự khác biệt giữa hai con heo bị đốt, anh ta phát hiện ra rằng con heo bị giết trước đó không có tro trong miệng, trong khi miệng của con heo bị thiêu sống có đầy tro. Sau đó, người ta xác minh rằng không có tro trong miệng của người chết. Khi đối diện với bằng chứng này, người phụ nữ đã phải thực sự thú nhận tội lỗi của mình.


Câu chuyện trên đã cho ta thấy rằng việc “Tái lập và thực nghiệm hiện trường” là vô cùng quan trọng trong nhiều trường hợp để chứng minh một cách trực tiếp các cáo buộc trong một vụ án mà các tình tiết không rõ ràng, các lời buộc tội không logic, các bằng chứng không thuyết phục, có biểu hiện lời khai không trung thực v.v…

Trở lại vụ án Đồng Tâm, đối với tôi đây có lẽ là một vụ án thương tâm nhất liên quan đến đất đai trong thời hiện đại. Tôi đã xem tất cả các tường thuật về các phiên xử 29 người dân Đồng Tâm trong các ngày gần đây từ nhiều nguồn báo chí và cả từ các luật sư trực tiếp tham dự phiên tòa. Tôi hoàn toàn không đồng tình với ý kiến của luật sư Nguyễn Hồng Bách phát biểu để phản bác việc thực nghiệm hiện trường là “Ai là người dám chui vào cái hố đó, cho người khác đổ xăng lên?... chúng ta không nên thực nghiệm, như thế sẽ gợi lại nỗi đau của gia đình thân nhân”. Theo tôi đây là một lời phát biểu thể hiện sự thiếu kiến thức và thiếu trách nhiệm của một luật sư.

- Thiếu kiến thức: vì tiêu chuẩn đầu tiên để việc “thực nghiệm hiện trường” được làm đó là “tính an toàn”. Như ví dụ trên đã ghi trong Y văn của thế giới mình nhắc ở đầu bài thì từ xưa người ta đã biết thực nghiệm hiện trường bằng cách sử dụng heo, một động vật có khối lượng và cấu trúc giải phẩu học khá giống con người. Tuy nhiên LS Bách lại nghĩ đến việc sử dụng người thật, nếu không phải ngu dốt thì quả là quá “tàn độc”!

- Thiếu trách nhiệm: Trong vụ án này xoay quanh cái chết của 3 công an trong quá trình tấn công nhà dân ban đêm bị rơi xuống hố. Những bằng chứng buộc tội bị cáo Chức và Doanh đổ xăng xuống hố đốt vẫn còn đang có rất nhiều mâu thuẫn (có người nói xác cháy thành than, có người nói xác cháy trơ xương, v.v… tuy nhiên cho đến nay phần lớn mọi người chưa ai thấy rõ các xác chết này như thế nào như đã từng thấy xác của cụ Kình thê thảm ra sao). Những mâu thuẫn đó có thể kể ra như:

1. Với thể tích giếng trời như thế thì lượng oxy cần để xăng cháy là không đủ để dẫn đến “cái chết cháy” của 3 cảnh sát. 

 
 2.Có luật sư cho rằng, có 2 bình khí CO2 đã cháy ở dưới hố, nghi ngờ nguyên nhân cái chết của 3 người này (có thể là do ngộp khí từ đây ra).
 3.Có hợp lý hay không khi 3 cảnh sát này rớt xuống giếng trời mà các đồng đội đi chung không hề biết và không có hành động giải cứu khi để bị cáo Chức và Doanh đổ hết chậu xăng này đến chậu xăng khác?
4.5.6. và còn rất nhiều tình tiết nghi ngờ khác như thời gian cháy, cách đốt xăng và đẩy xuống hố, dây điện còn nguyên trong hố, v.v...

Tất cả những giả thuyết, suy luận trên sẽ được giải đáp một cách rõ ràng nếu việc “thực nghiệm hiện trường” được thực hiện một cách hợp lý và khoa học. Chúng ta nên biết là “nỗi đau của gia đình thân nhân” không những vì người thân đã chết mà còn là “không biết rõ lý do cái chết”.

Ngoài ra, tôi cũng hoàn toàn đồng tình với các luật sư biện hộ cho các bị cáo là cần xem xét lại tính “hợp pháp” của tính “công vụ” trong vụ việc này như LS Luân Lê có nói “trong vụ án này, buộc phải xem xét tính hợp pháp của công vụ vào rạng sáng ngày 9/1/2020, để từ đó có thể chứng minh được hành vi của các bị cáo là phạm tội theo Điều 330 hay không. Đây là một cơ sở bắt buộc để truy tố tội Chống người thi hành công vụ theo Điều 330 BLHS. Và điều luật này quy định, công vụ phải là hợp pháp”. Việc chứng minh tính hợp pháp này theo tôi trở nên rất quan trọng khi mà “công vụ” này được thực hiện vào ban đêm với sự tham gia của hàng ngàn cảnh sát được trang bị tận răng trong hoàn cảnh cả thôn, vào giữa đêm lại bị cắt điện (gồm điện chiếu sáng và mạng internet),!

Luật sư Bách có nhận xét rằng đây là “vụ giết người tàn bạo” khi phản đối việc thực nghiệm hiện trường đối với cái chết của 3 cảnh sát tấn công nhà dân ban đêm thì tôi nghĩ chúng ta cũng nên thấy được một “vụ giết người tàn bạo” khác đó là cụ Kình với cái chết không toàn thây, người đầy vết đạn, đầu gối vỡ tan và còn bị vu oan việc giữ khư khư quả lựu đạn cho đến khi mổ tử thi! Tôi nghĩ, việc lạm dụng vũ lực quá mức của cảnh sát dẫn đến cái chết của cụ Kình cũng cần được khởi tố.

Nói chung, vụ việc Đồng Tâm có lẽ đang làm những trái tim của người Việt Nam nhói đau vì những cái chết không đáng có trong thời bình. Hơn nữa, nó còn sẽ tạo ra một ảnh hưởng tâm lý rất tiêu cực cho những người Việt Nam đang sống trên đất nước của mình khi vụ việc này được xét xử không công bằng, thể hiện việc bao che “sự vô pháp” bởi các đơn vị được cho là đang thực thi pháp luật.

Trong cơ thể của chúng ta, ung thư xảy ra khi một nhóm các tế bào bắt đầu hành xử một cách “vô pháp” và được bao che/làm ngơ bởi các tế bào có chức năng “hành pháp” (tế bào miễn dịch). Sư vô pháp này nếu được làm ngơ (không điều trị kịp thời) sẽ dẫn đến sự đập phá, tiêu diệt các tế bào, cơ quan khỏe mạnh chung quanh chúng. Điều này sẽ làm cho các tế bào khác, cơ quan khác trong cơ thể lo lắng vì một ngày không xa sẽ đến lượt mình là nạn nhân của sự vô pháp này khi chúng di căn đi khắp cơ thể!

Mình muốn gửi lời cảm ơn các Luật Sư đã dũng cảm đứng ra bào chữa miễn phí cho 29 người dân Đồng Tâm dù rằng gặp khá nhiều khó khăn, quấy nhiễu và thậm chí ảnh hưởng đến sự an toàn của chính họ!

Những bài viết của mình liên quan trước đó:

Bài viết ngày 17 tháng 1 năm 2020 (PHÂN TÍCH VẾT ĐẠN TRÊN NGƯỜI CỤ KÌNH)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3171684582845891

Bài viết ngày 11 tháng 1 năm 2020 (ĐỪNG ĐỔ OAN CHO NGƯỜI CHẾT)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3157251047622578

TS. Nguyễn Hồng Vũ,
Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA
_______________

Tài liệu tham khảo:

https://thanhnien.vn/thoi-su/luat-su-dung-lai-hien-truong-vu-an-dong-tam-thi-qua-da-man-1277282.html

http://www.forecularmed.co.uk/pathology/fire-deaths/was-deceased-alive-or-dead-at-the-time-of-the-fire-/

https://pdfs.semanticscholar.org/0827/3fe2a141a57d0661335afff9926e49abe4c8.pdf 
(A history of forensic medicine in China, Medical History, 1988, 32: 357-400)

https://www.facebook.com/HienTheVoHinh/posts/2762857367291364 
(LỜI BIỆN HỘ CHO CÁC BỊ CÁO – LS Luân Lê)

7 nhận xét :

  1. Vì CSVN sẽ không bao giờ làm thực nghiệm hiện trường để lộ mặt lừa dối của họ, tôi đề nghị Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA hãy làm thực nghiệm hiện trường với 2 con heo như đã nói, quay video và các việc cần thiết khác để gửi về cho tòa án, các luật sư Việt Nam trước khi xử phiên phúc thẩm vụ án này. Chắc chắn là sẽ vạch mặt được sự thật của 3 cái chết của côn an không phải do ông Chức đốt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1 thí nghiệm ở Mỹ gửi về Việt Nam thì bị bác bỏ ngay từ đầu. Chỉ có thể làm ở Việt nam và mời tất cả cá nhân hay tổ chức nào (đại biểu quốc hội ...) thì may ra họ chịu, hay nếu tin sau đây được công nhận thì cũng chả cần thực nghiệm hiện trường làm gì: https://thoibao.de/blog/2020/09/13/3-cong-an-chet-vi-tu-ban-vao-nhau-trong-cuoc-tan-cong-dong-tam-tin-noi-chinh/

      Xóa
  2. Khoảng cách từ mái tầng 2 nhà ông Hợi (còn gọi là sân trần nhà Hợi) đến miệng hố là hơn 3,50m. Hố này sâu 4m, như vậy muốn đâm một người cao 1,70m bị rơi xuống hố, thì cần phải có một tuýp gắn dao phóng lợn có độ dài tối thiểu là (3,50 + 4 – 1,70)m = 5,8m, tức là dài gấp 4 lần tang vật gây án dài 1,40m.
    Sự việc này nếu được đem ra thực nghiệm hiện trường thì rất là thú vị! Bị cáo Lê Đình Chức sẽ đâm 3 công an dưới hố bằng một tuýp gắn dao phóng lợn dài 1,40 mét, với khoảng cách gấp 4 lần độ dài của vũ khí.
    Điểm đáng chú ý thứ hai là tuýp gắn dao phóng lợn chỉ dài hơn khoảng cách từ sân trần đến mép trên cửa sổ là (1,40 – 1,12)m = 0,28m; trừ ít nhất 10cm chỗ để cầm thì chỉ còn 18cm. Hơn nữa, với vị trí như thế, Lê Đình Chức không thể nào nhìn vào phía bên trong cửa sổ được, đó là chưa nói đến trời tối, thì khó lòng mà đâm trúng được công an nhảy qua cửa sổ. Giả sử, may mắn đâm trúng thì cảnh sát cơ động với mũ bảo hiểm và áo giáp chống đạn, dao đâm, thì cũng chả hề hấn gì.
    Đâm trúng 1 công an đã là hy hữu, thế mà bị cáo Lê Đình Chức đã đâm trúng cả ba rơi xuống hố, mà 3 công an này đội mũ sắt, mặc áo giáp thì nếu có bị đâm trúng cũng chẳng hề hấn gì, chỉ cần đâm người đầu thì theo tiếng la của người này, ông Chức sẽ bị người thứ 2 và thứ 3 hoặc đồng đội đang hỗ trợ xung quanh bắn chết ngay.
    Hơn nữa, cái hố này rất hẹp, tại sao 3 côn an với võ nghệ cao cường (được học từ trường CSCĐ) lại không biết công kênh nhau để ít nhất cũng có 1 người nhảy lên được miệng hố, bảo vệ cho 2 người còn lại và sẵn sàng bắn chết những ai muốn đến gần???
    Lần này bộ côn an lại bị lật tẩy nữa rồi, hu hu!!!

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là một luật sư vừa ngu vừa lì: Nguyễn Hồng Bách phản bác việc thực nghiệm hiện trường là “Ai là người dám chui vào cái hố đó, cho người khác đổ xăng lên?...
    "Chúng ta không nên thực nghiệm, như thế sẽ gợi lại nỗi đau của gia đình thân nhân”.
    Còn ngu và lạc hậu hơn cả những người trong triều đại nhà Ngô (khoảng năm 220-280 sau Công Nguyên).
    Đây là một cách chối bỏ nhưng qua đó lại cho thấy sự ngu dốt của tên luật sư Bách này nói riêng, tòa án và những ai đứng sau nói chung.

    Trả lờiXóa
  4. Thực nghiệm hiện trường thì dùng mô hình gắn các cảm biến nhiệt độ,oxy...chứ cần gì phải xác người, xác lợn...

    Trả lờiXóa
  5. Người bình thường ít học cũng nhận thấy việc đổ tội giết 3 cảnh sát cho mấy người nông dân là oan ức, là bịa đặt . Nhưng kêu gọi lương tâm của 1 kẻ vừa ra lệnh thảm sát , vừa xử án liệu có khả thì ? Nếu bạn ở Mỹ thì việc làm giúp người dân ĐT được minh oan là bạn kêu gọi Quốc tế gây sức ép đòi nhà cầm quyền CS HN để 1 số tổ chức đến ĐT điều tra độc lập . Tất nhiên hiện trường và hồ sơ đã bị sai lệch nhưng nhân chứng vẫn còn . Nếu giúp được thế là tốt nhất . Cám ơn bạn trước .

    Trả lờiXóa
  6. Vụ án Đồng Tâm nổi tiếng thế giới!

    Trả lờiXóa